Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
CẢM THẤY KINH HOÀNG [1] VÌ BÀI BÁO TÍN ĐỒ TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO [2] BỊ NHIỄM HIV DO LÃNH ĐẠO GIẤU GIẾM.
Phóng viên: John Dart
Thời báo Los Angeles, ngày 3/3/1989
Có bài báo chỉ ra rằng, lãnh tụ tinh thần của tông phái lớn nhất của Phật giáo Tạng truyền tại Mỹ đã bị mắc bệnh HIV vào năm 1985, nhưng ông ta lại luôn giấu giếm sự thực, cho đến khi một người tu hành cũng mắc bệnh HIV vào tháng 12 năm ngoái, ông ta mới thừa nhận chuyện này [3]. Bài báo này đã làm chấn động nhóm tín đồ của ông ta, bởi vì hành vi đồng tính luyến ái của ông ta chỉ có người trong nội bộ tông phái mới biết. Một vị chủ quản trong tổ chức này đã phát biểu rằng vụ xì-căng-đan này là một “đại kiếp nạn bi thảm” về mặt đạo đức. Đương sự là Ozel Tendzin 45 tuổi, sinh ra ở nước Mỹ, đảm nhiệm chức lãnh đạo của tổ chức Phật giáo Vajradhatu Quốc tế. Do gần đây ông ta phớt lờ mệnh mệnh của Hội đồng tổ chức, bỗng nhiên quyết định tiếp tục lên lớp giảng bài và chủ trì lễ lạt khiến cho vụ bê bối của ông nhanh chóng lan rộng.
Tiềm tu tại La Jolla
Đầu tháng này, Tendzin đến nhà riêng ở La Jolla, bang California để tiềm tu. Tuy ông ta có kể lại tình hình của ông ấy ở trong hội nghị đặc biệt tổ chức tại Berkeley và Los Angeles vào tháng 12 nhưng có một số hội viên chỉ ra rằng, khi đó ông ta nói rất hàm hồ về tình hình của mình khi đó và nguyên nhân không cho người khác biết [4].
Có một vài người nhận lời phỏng vấn rất thân cận với người chủ quản cao cấp của tông phái này đã chứng thực rằng một bạn tình trẻ tuổi của Tendzin cùng với một cô bạn của anh bạn tình kia đã được kiểm tra và bị phát hiện là người mang vi rút HIV [5].
“Điều mà chúng tôi biết là ai đã lên giường với ai và cả 3 người họ đều có phản ứng dương tính với vi rút thiếu chất miễn dịch của người”, một nguồn tin cho biết, cái gọi là “vi rút thiếu chất miễn dịch của người” chính là vi rút gây ra bệnh AIDS.
Một số hội viên có tri thức của tông phái biết được chuyện này đã vô cùng phẫn nộ. Lise Goldblatt, người chiêu mộ của Phân Hội đọc sách của tông phái này đóng tại Portland bang Oregon và giám đốc Liên minh bệnh AIDS bang Oregon ngày 31/12 đã viết thư cho người lãnh đạo Vajradhatu khác rằng: Không nói rõ tình hình của các nhà lãnh đạo cho tổ chức là phạm một “lỗi rất nghiêm trọng”.
Trong một bức thư của mình, Goldblatt chỉ rõ: “Kết quả do chuyện này – một đại tai họa bi thảm – gây ra chính là có người đã bị lây nhiễm, hơn nữa lại sắp chết. Chuyện này đã làm tổn hại nghiêm trọng đến đoàn thể của chúng ta, thậm chí tổn hại đến cả giới Phật giáo phương Tây” [6].
3500 hội viên
Trong thư, cô ấy có đề cập thế này: “Nếu như vào năm 1985, người lãnh đạo hoặc các đồng sự nói cho tăng đoàn chúng ta biết chuyện khi đó thì tình hình đã không diễn biến đến mức độ như hôm nay [7]. Thông báo cho tăng đoàn là hành vi có trách nhiệm duy nhất vào lúc đó. Lãnh đạo mắc bệnh AIDS là chuyện hết sức bi thảm”.
Hệ thống Vajradhatu có đến 35 Trung tâm tĩnh tọa linh tu ở khắp Bắc Mỹ và châu Âu, số lượng hội viên lên đến 3500 người. Chogyam Trungpa Nhân Ba Thiết đã thành lập tổ chức này tại Boulder, bang Colorado của Mỹ năm 1970 và trước khi tạ thế năm 1987 đã chỉ định Tendzin làm người kế nhiệm.
Nội dung giáo nghĩa mà hai vị lãnh đạo này truyền thụ đương nhiên cũng rất truyền thống, song có điều họ lại không tuân thủ giới luật cấm dục [8] giống như phần lớn các Tỳ khưu ở Tây Tạng hay ở các tông phái Phật giáo khác. Hai người họ đều đã từng kết hôn, nhưng cũng đều có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân – điều này lại không được coi là vô đạo đức ở trong tổ chức này.
Vajradhatu đã có cống hiến rất lớn trong việc truyền bá Phật pháp đến với thế giới người da trắng. Nó là một trong những nhà sáng lập chủ yếu của Hội nghị Phật giáo nước Mỹ mới thành lập gần đây. Ngoài ra, nó cũng phát hành một tờ báo được các tín đồ Phật giáo truyền đọc rộng rãi, do nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Mỹ rất được hâm mộ Rick Fields biên tập tại Boulder.
Tờ báo này có tên là Vajradhatu Sun. Trong tờ báo kỳ gần nhất của mình, phải lùi lại khá lâu mới xuất bản – đã vẽ đè lên trên tiêu chí (logo) của tông phái này một trái tim vỡ trong suốt – tượng trưng cho việc rối loạn và bế tắc rất rõ ràng trong nội bộ của tổ chức này. Bên cạnh bức tranh còn ghi thêm một đoạn văn được một vị độc giả nào đó nói là “đáng buồn”, tuyên bố lãnh đạo và giám đốc sẽ cấm tờ báo đăng những tin có liên quan đến tình thế tiến thoái lưỡng nan của tổ chức [9].
Đối diện với Vajradhatu, Hội đồng trị sự đã đình chỉ chức trách của ông ta vô thời hạn, nhưng Tendzin không có bất kỳ phản ứng nào mà trực tiếp đi tiềm tu.
Vajradhatu thuộc về truyền thống phái Cát Cử Ấn Độ một trong tứ đại giáo phái của Phật giáo Tạng truyền. Văn bản của Hội đồng trị sự Vajradhatu ngày 10/1 cho biết, người lãnh đạo của phái Cát Cử đã khuyên nhủ Tendzin suy xét đến sự hài hòa của đoàn thể và để tránh phát sinh những “đánh giá tiêu cực” của đại chúng đối với Phật giáo [10] mà từ nhiệm.
Chưa chấp nhận điều trị của bác sĩ
Nghe nói Tendzin có lúc “cảm thấy cơ thể không khỏe”, song vẫn hy vọng có thể cải thiện tình hình sức khỏe của mình thông qua tiềm tu. Tờ báo San Francisco Chronicle và báo mạng Boulder Camera đã chỉ rõ, ngày 17/1 Tendzin đã từng viết thư cho các tín đồ: “Phật pháp là thuốc tối thượng đẳng để điều trị bệnh tật”.
Có một vị từng là đệ tử của Trungpa Nhân Ba Thiết cũng là người nhận lời phỏng vấn có quan hệ thân cận với chủ quản cao cấp của Vajradhatu cho biết, nghe nói Tendzin hiện nay chỉ chấp nhận điều trị của chuyên gia “liệu pháp truyền thống”, chứ không chấp nhận điều trị của bác sĩ. Một vị là thành viên ban giám đốc xác nhận bên cạnh Tendzin không có bác sĩ, song cũng không chịu nói nhiều hơn, cũng không đồng ý tiết lộ chỗ ở của Tendzin tại La Jolla.
Trong bức thư ngày 17/1, Tendzin không thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình, chỉ nói đến “cái sai của cá nhân tôi và những người khác…”. Một vị từng tham gia Hội nghị Berkeley nói cho phóng viên tờ San Francisco Chronicle biết, trong hội nghị, Tendzin tỏ ý xin lỗi về những cái không biết của mình, đồng thời giải thích rằng ông ta “cho rằng bản thân mình và những đối tượng đã có quan hệ tình dục với mình đều đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ để phòng bệnh AIDS” [11].
Tuần trước, Tendzin đã gọi điện thoại đến cho các nhà lãnh đạo khác nói rằng đợi đến khi ông ta kết thúc đợt tiềm tu với thời gian 3 tháng, ông ấy sẽ tiếp tục lên lớp giảng bài và chủ trì nghi lễ quán đỉnh. Nghe nói thông qua nghi lễ “ủy quyền quán đỉnh” này, các học viên cao cấp có thể nhìn được cái Tâm “đã khai ngộ” trong giây lát. Buổi lễ sẽ được tổ chức tại Trung tâm linh tu của Tổ chức này gần khu vực Barnet, bang Vermont ngày 16/5.
“Không thể nhẫn nhục”
Một người có sức ảnh hưởng lớn trong Tổ chức cho biết (điều kiện để ông ta phát biểu là không tiết lộ danh tính), nếu như Tendzin kiên quyết chủ trì nghi lễ này, thì “sự việc sẽ bức bách đến mức không thể nhẫn nhục hơn. Một số thành viên của Hội đồng trị sự hy vọng ông ta có thể tiếp tục xin nghỉ phép dài hơn”.
Hội đồng trị sự của Vajradhatu nằm ở Halifax tỉnh Nova Scotia, Canada từ chối tiết lộ sẽ có những hành động gì trong bước tiếp theo. Thái độ xưa nay của Tổ chức là vừa không thừa nhận cũng không phủ nhận vấn đề sức khỏe của Tendzin. Vào thứ 6 còn phát ra một bản tuyên bố nói rõ nguyên nhân không tiết lộ là dựa vào việc tuân thủ “nguyên tắc bệnh tật riêng tư chí thượng”.
Bản tuyên bố này còn nói về tình hình tổng thể của Tổ chức rằng: “Tuy rằng trong số các hội viên trên toàn cầu của chúng ta có một số người được chứng thực rằng là người mang mầm bệnh AIDS, nhưng số lượng các trường hợp (nói theo mức độ lớn nhỏ của tổ chức) là ít hơn so với tưởng tượng”. Bản tuyên bố này còn nhắc nhở rằng những hội viên nào lo lắng mình có thể bị lây nhiễm thì nên đi kiểm tra xét nghiệm [12].
Trong nội bộ Tổ chức có tin đồn rằng, Hội đồng trị sự có lẽ sẽ phải cảm thấy lo lắng trước hành vi phải chịu trách nhiệm pháp luật của Tendzin. Về chuyện này, thành viên Hội đồng trị sự Martin Janowitz khi chấp nhận phỏng vấn qua điện thoại đã gạt bỏ những lời đồn đoán này. Cho dù ông ta nói Hội đồng trị sự không lo lắng, song một bồi thẩm đoàn của Los Angeles vào tháng này mới tuyên phán bạn trai thời sinh tiền của cố diễn viên nổi tiếng Rock Hudson là ông Marc Christian giành được 21 triệu 750 ngàn đô la Mỹ tiền bồi thường, lý do là vì khi Rock Hudson còn qua lại với ông ta đã giấu giếm sự thật rằng mình đang phải đối diện với cái chết do mắc bệnh AIDS.
Theo lời của chủ quản cao cấp trong Tổ chức, thì ông Tendzin tên tục là Thomas F Rich, sinh tại Passaic bang New Jersey, có vợ con hiện đang sống ở Halifax, Canada.
“Tôi biết ông ta có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với những người đàn ông và phụ nữ khác [13]”, một nguồn tin từ bờ đông nước Mỹ cho biết. Ngoài ra, một thành viên tổ chức giấu tên ở Los Angeles cũng nói: “Từ khi tôi biết Tendzin năm 1974 đến nay, khuynh hướng tình dục song tính của ông ta luôn là một bí mật được bật mí”. Trong một cuộc phỏng vấn khác, một hội viên ở Los Angeles cũng cung cấp một thông tin tương tự: “Có rất nhiều người biết ông ta có quan hệ tình dục đồng tính”.
Có điều, thành viên của Hội đồng trị sự Martin Janowitz cho biết, hành vi tình dục đồng tính không phải là vấn đề chính. “Tôn giáo mà chúng tôi tin theo không có sự phân biệt cái gọi là có đạo đức hay không có đạo đức đối với hành vi tình dục của cá nhân [14]. Khác với một số tôn giáo khác, chúng tôi không coi hành vi tình dục đồng tính là một loại tội lỗi. Với bất kỳ thành viên nào nếu như mắc phải bệnh AIDS, điều chúng tôi quan tâm là vấn đề sức khỏe của họ”.
Triển hiện từ bi
Rất nhiều vị chủ quản của Tổ chức không chịu đưa ra bất kỳ bình luận nào, chủ yếu nhất vẫn là nói muốn thể hiện lòng từ bi của Phật giáo đối với Tendzin và duy trì sự đoàn kết trong tổ chức.
“Hành vi của họ tạo ra rất nhiều đau khổ, rối loạn và nhùng nhằng, (nhưng) các hội viên đang xử lý tình hình này, hơn nữa còn tu hành tinh tấn hơn trước”, một đại diện của Los Angeles của Vajradhatu, bà Marcy Fink nói, “Tổ chức hiện nay đang rất rối loạn, chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới không chịu thừa nhận”. Bà còn tuyên bố, trong số 100 hội viên thuộc Trung tâm ở Los Angeles không có bất kỳ ai xin rút lui.
Tuy vậy, một số hội viên Vajradhatu lại tìm kiếm hỗ trợ tư vấn từ Dự án bệnh AIDS Phật giáo (Buddhist AIDS Project) của Los Angeles. Người kêu gọi (quyên góp) của Dự án này, Steve Peskind và nhà tư vấn tâm linh Ken McLeod cùng đưa ra một bản tuyên bố, chỉ rõ sự kiện gần đây “gây ra sự tổn thương và nghi hoặc cực lớn trong lòng rất nhiều người” [15].
Chú thích cho bức ảnh [16]: Từ sau khi tin tức về người lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Vajradhatu Quốc tế (Vajradhatu Internaltional Buddhist Church) ông Ozel Tendzin bị nhiễm bệnh AIDS loang ra, ông ấy vẫn luôn tiềm tu. Bức ảnh phía dưới: Một quả tim trong suốt in đè lên logo tờ báo của tông phái Vajradhatu Sun, để tượng trưng cho việc cảm thấy đau lòng, khủng hoảng trước chân tướng bị phơi bày. Chân tướng ở đây bao gồm việc Tendzin bị nhiễm bệnh AIDS và có khả năng đã lây nhiễm vi rút HIV sang cho người khác, đồng thời không thèm để ý đến những mong đợi của các nhà lãnh đạo khác mà vẫn cố chấp quay lại cương vị lãnh đạo. Tờ báo bị cấm đưa thêm bất kỳ tin bài nào về sự kiện này [17]. (hết trích)
-------------
Từ bài báo này, chúng ta có thể thấy, giáo nghĩa cơ bản của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) chính là tu song thân pháp Vô thượng Yoga, Lạc không song vận. Trước nội dung tiền đề đó, mỗi thành viên trong thế giới tình dục của Lạt Ma khi tu hành đến bước cuối cùng vẫn phải trở thành bạn tình của rất nhiều người [18] giống như Đạt Lai Lạt Ma và các Thượng Sư Phật sống nói. Bởi vì họ phải tiến hành luân tọa tạp giao mới có thể tu Vô thượng Yoga, hơn nữa còn phải thực hiện tiếp xúc cơ quan sinh dục thực thể (làm thật) để hấp thu dịch thể của nữ giới, đối tượng từ già đến trẻ đều OK [19], thậm chí cho đến súc vật giống cái cũng có thể dùng [20]. Do đó, việc xảy ra vô số những vụ xâm hại tình dục là không thể tránh khỏi [21]. Bởi vì, điều mà các Lạt Ma mong muốn là đại lạc của cực khoái tình dục [22], điều này phải dựa vào lúc thực hành tình dục Tantra mới sinh ra sức mạnh cực khoái, lấy cái đó để ứng dụng vào việc tu hành [23]. Do đó, sự hướng dẫn truyền thừa nhiều đời của các Thượng Sư, Phật sống, Nhân Ba Thiết của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) cho rằng phương thức quan hệ tình dục thực sự sẽ còn vượt qua (có giá trị hơn) cả ảo tưởng tình dục bằng quán tưởng, bởi vì hiệu quả của quán tưởng không đủ lớn [24]. Nhưng, kết quả như vậy đã khẳng định rằng không thể tránh khỏi việc cần một số lượng lớn các bạn tình. Khi không tìm được bạn tình thích hợp, mọi nữ tín đồ đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, thậm chí những con vật giống cái cũng có thể gặp nguy hiểm vì bị cưỡng hiếp. Nếu như cam tâm tình nguyện tu luyện song thân pháp, nỗ lực tu hành để thỏa mãn đại lạc Quang Minh “Cửu Minh đẳng chí” của Vô thượng Yoga hợp tu [25], thì chắc chắn sẽ phải chuyên cần tu luyện tạp giao (quan hệ tình dục tập thể) với rất nhiều người, như thế thì chuyện nhiễm bệnh tình dục, thậm chí bệnh AIDS nguy hiểm đến tính mạng là không thể tránh khỏi. Nếu như chuyện này xảy ra đối với bạn và người thân của bạn, bạn có vui lòng để họ bị xâm hại tình dục như vậy không? Có tự nguyện rơi vào nguy cơ bị mắc bệnh tình dục, bệnh AIDS hay không?
[1] Nguyên văn tư liệu tiếng Anh xin xem Phụ lục 8. Trang báo mạng của Los Angeles Times của bài báo này là:
http://articles.latimes.com/keyword/ozel-tendzin
http://articles.latimes.com/1989-03-03/news/mn-245_1_american-buddhist
Toàn văn tư liệu tiếng Anh từ: http://www.american-buddha.com/sect.alarmed.htm
[2] Chú thích: “Tông phái Phật giáo” ở đây kỳ thực là Lạt Ma giáo tự xưng là “Phật giáo Tạng truyền”, không phải là Phật giáo.
[3] Từ vụ án nêu ra trước đây, cộng với bài báo này, sự thực về Phật giáo Tạng truyền tu song thân pháp mắc bệnh tình dục nhưng giấu giếm là hiện tượng thường thấy.
[4] Cũng tức là vị Lạt Ma này sau khi đã biết mình mắc bệnh AIDS nhưng lại không cho bạn tình cùng tu song thân pháp của mình biết, vẫn tiếp tục tu tình dục Tantra.
[5] Vị Lạt Ma Tendzin này chủ yếu là muốn hợp tu tình dục Tantra Vô thượng Yoga, thế nhưng do giáo nghĩa căn bản của Phật giáo Tạng truyền lại muốn luân tọa tạp giao, cho nên các bạn tình đã tạp giao lây nhiễm vi rút sang nhau dẫn đến người mang bệnh có cả nam lẫn nữ, do đó đồng thời đều mắc bệnh AIDS.
[6] Trên thực tế, xã hội phương Tây đều coi Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) là Phật giáo, nhưng kỳ thực, Lạt Ma giáo lại bắt nguồn từ tông phái Tính lực phái của Ấn Độ, về thực chất không phải là Phật giáo. Cho nên, Phật giáo Tạng truyền không phải là Phật giáo. Lại vì Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) tu tình dục Tantra bằng cách luân tọa tạp giao, hơn nữa lại phải thường xuyên quan hệ tình dục song thân pháp trong thời gian dài. Điều này trong sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, người được phái Cách Lỗ (tục xưng là Hoàng giáo) của Tạng Mật Lạt Ma giáo gọi là “Chí Tôn” viết thế này: “8 giờ 1 ngày hoặc 1 tháng, năm, kiếp, ngàn kiếp thọ loại Trí này”. (Xem sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, Pháp sư Pháp Tôn dịch, Nhà xuất bản Diệu Cát Tường, bản thứ nhất, tháng 6/1986, trang 384). Cho nên, việc nhiều người hợp tu tình dục Tantra trong thời gian dài là quá trình tu hành bắt buộc các Lạt Ma phải trải qua, đặc biệt là cấp lãnh đạo thì càng phải thế. Do vậy, sau khi một người mắc bệnh AIDS thì việc nhiều người cùng bị lây nhiễm là chuyện bình thường, kết quả chắc chắn sẽ khiến nhiều người lây nhiễm mà chết, điều này đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đoàn thể.
[7] Bởi vì Phật giáo Tạng truyền coi tình dục Tantra trong Vô thượng Yoga là trọng tâm tu hành, cho nên việc nhiều người luân tọa tạp giao là quá trình tu hành đương nhiên. Tổ sư Chí Tôn Tông Khách Ba của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) còn nói muốn “Cửu Minh đẳng chí”, nghĩa là muốn tu Lạc không song vận đồng thời tiến vào cực khoái tình dục cùng lúc với 9 vị Minh Phi, do đó các Lạt Ma sợ rằng một Lạt Ma Tendzin mắc bệnh thì sẽ có nhiều người bị lây nhiễm, hơn nữa Tendzin Lạt Ma lại đóng vai trò là người lãnh đạo, cho nên tình hình lây nhiễm còn nghiêm trọng hơn, phạm vi mắc bệnh cũng lớn hơn.
[8] Các đại phái của Phật giáo Tạng truyền tất cả đều lấy Vô thượng Yoga làm phương pháp tu hành cuối cùng, do đó tất cả các Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền đều tu song thân pháp, đều không có cấm dục. Cấm dục chỉ là một khẩu hiệu mà thôi, bởi vì định nghĩa cấm dục mà họ nói chỉ là không xuất tinh – không tham cầu cảm giác khoái lạc khi xuất tinh. Từ các chứng cứ trong cuốn sách này nói về các Lạt Ma xưa nay, trong ngoài nước, chúng ta có thể biết được rằng “tuân thủ giới luật cấm dục” mà các Lạt Ma Phật giáo Tạng truyền nói đều là nói láo.
[9] Đây là cách làm vô trách nhiệm của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền), đã cổ súy cho tình dục Tantra song thân pháp, nhưng lại không có trách nhiệm thông báo về chuyện Lạt Ma đã mắc bệnh tình dục nan y, lại còn cấm tiết lộ sự thực, điều này đã khiến cho các tín đồ rơi vào vòng nguy hiểm bị lây nhiễm bệnh AIDS.
[10] Kỳ thực đây không phải là Phật giáo mà là Lạt Ma giáo lấy tên là Phật giáo Tạng truyền.
[11] Kỳ thực, các Lạt Ma đều phải tu song thân pháp, buộc phải tiếp xúc giao hợp bằng hai cơ quan sinh dục nam nữ. Trên thực tế cơ bản không hề có một biện pháp bảo vệ nào, bởi vì họ phải hòa trộn với dịch thể của người khác giới hoặc lấy chất dâm dịch từ âm hộ phụ nữ ra, cho nên không thể áp dụng các biện pháp bảo vệ nào. Như trong cuốn sách “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” mà Đạt Lai Lạt Ma ủy quyền giới thiệu nói: “Chư Tôn quán đỉnh vui sướng nhập vào Song vận, lưu giáng Minh điểm vào chỗ hòa hợp của nhị căn (2 cơ quan sinh dục), đi qua đỉnh môn Chủ tôn, men theo đường đó mà đi xuống Liên cung (tử cung) của Phật Mẫu”, truyền cho chúng ta quán đỉnh “Kim Cương ngữ””. (Theo cuốn “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” của Giáo sư Đan Tăng Cánh Lãng Nhân Ba La Tang Tưởng Bối, Đan Tăng Trác Tân dịch sang tiếng Hán, Công ty hữu hạn Bàn Dật xuất bản tháng 2/2008, trang 175). Các Lạt Ma này đều phải tu song thân pháp 8 tiếng mỗi ngày, lại buộc phải luân lưu tu song thân pháp với nhiều người. Trước khi thực tu tình dục Tantra, liệu có “cho rằng bản thân mình và những đối tượng đã có quan hệ tình dục với mình đều đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ để phòng bệnh AIDS” giống với vị Lạt Ma nhiễm bệnh AIDS kia hay không, thật đáng hoài nghi.
[12] Bởi vì nội dung tu hành cốt lõi của Phật giáo Tạng truyền là tình dục Tantra Vô thượng Yoga – tức song thân pháp quan hệ tình dục nam nữ, đúng như Đạt Lai Lạt Ma thẳng thắn nói trong sách của mình: “Đối với các tín đồ Phật giáo, nếu như người tu hành có một trí tuệ và từ bi kiên định, thì có thể vận dụng tình dục vào trong đạo tu hành. Bởi vì điều này có thể tạo ra sức chuyên chú mãnh liệt cho Ý thức, mục đích là để hiển hiện và kéo dài cái tầng thứ sâu hơn của Tâm (trước đó có miêu tả về quá trình chết), là nhằm vào việc dùng sức mạnh để tăng cường hóa sự lĩnh ngộ Không tính”. (Theo cuốn “Bài giảng thứ nhất về tu hành” của Đạt Lai Lạt Ma, Đinh Nãi Trúc dịch, Công ty cổ phần hữu hạn xuất bản Tiên Giác, in lần thứ 7 bản thứ nhất tháng 5/2003, trang 177-178). Cho nên, khi Thượng Sư Lạt Ma mắc bệnh AIDS hoặc các bệnh tình dục khác, tất cả các tín đồ đã hợp tu song thân pháp với ông ta đều không tránh khỏi bị lây nhiễm. Mà các Lạt Ma lại còn tuân thủ giáo nghĩa căn bản của Lạt Ma giáo thực hiện luân tọa tạp giao, cũng là một quá trình tu hành tất yếu của Lạt Ma giáo. Do đó, phạm vi lây nhiễm của bệnh AIDS hoặc bệnh tình dục khác sẽ mở rộng. Vì vụ này đã vỡ lở ra nên trong bản tuyên bố mới nhắc nhở các tín đồ: “những hội viên nào lo lắng mình có thể bị lây nhiễm thì nên đi kiểm tra xét nghiệm”. Bởi vì song thân pháp quan hệ tình dục nam nữ là bài tập bắt buộc mà các Lạt Ma Thượng Sư của Phật giáo Tạng truyền phải làm hàng ngày, cho nên tất nhiên có sự nhắc nhở và lo lắng này. Nếu như không phải tu hàng ngày, thường xuyên tu song thân pháp thì hà cớ gì phải lo lắng việc mình bị lây nhiễm chứ?
[13] Các Thượng Sư Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền để chuyên cần tu luyện tình dục Tantra song thân pháp đã buộc phải hợp tu luân phiên với nhiều người. Vị Lạt Ma Tendzin này thì chơi tất cả già trẻ gái trai, chính vì thế mà việc mắc bệnh AIDS chỉ là chuyện sớm muộn. Do họ thực tu bằng phương thức luân tọa tạp giao là một quá trình bắt buộc, mà luân tọa tạp giao đối với các Lạt Ma Phật giáo Tạng truyền mà nói, là hình thức tu hành cao cấp của Lạt Ma – Vô thượng Yoga. Tổ sư Chí Tôn của Phật giáo Tạng truyền là Tông Khách Ba còn nói là muốn “Cửu Minh đẳng chí” cơ mà (Làm tình tập thể cùng 9 cô gái trẻ một lúc).
[14] Bởi vì Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) coi tình dục là một phương pháp tu hành, như Đạt Lai Lạt Ma nói: “Loại thứ 3 là thông qua quan hệ tình dục. Có điều hoạt động tình dục của người bình thường không thể điều khiển được sự di chuyển năng lượng và sự thay đổi các tầng thứ thô – nhẹ ở Tâm thức. Duy chỉ có thông qua tu trì đặc định, kiểm soát sự lưu chuyển của dịch sinh dục khi quan hệ tình dục mới có thể sản sinh ra, nam nữ đều thế cả”. (Xem cuốn “Phân tích và giải thích Tâm và Mộng” của Đạt Lai Lạt Ma, Dương Thư Đình và Dao Di Bình dịch, Công ty hữu hạn văn hóa Đại Thị, in lần đầu ngày 2/9/2008, trang 50). Cho nên, mắc bệnh AIDS không phải là vấn đề nhân luân đạo đức, họ đương nhiên không có vấn đề đạo đức hay không đạo đức mà nhân luân cần phải có. Vấn đề thực sự ở đây là họ biết rõ: “Tình dục Tantra song thân pháp là bài tập tu hành của họ”, nhưng sự thực này lại không được nói thật công khai, mới là chỗ khó nói của họ.
[15] Hiển nhiên là các Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền này còn che dấu sự thực, do đó có rất nhiều người lo lắng rằng mình chuyên cần tu luyện tình dục Tantra nam nữ hòa hợp sẽ bị mắc bệnh AIDS.
[16] Chú thích: Đây chỉ là phiên dịch nguyên văn của bài báo này, nhưng cuốn sách này không trích đăng bức ảnh của họ.
[17] Đây là cách làm nhất quán của Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo). Khi có sự việc xảy ra (xâm hại tình dục, tiết lộ bản chất của tu song thân pháp, Thượng Sư Lạt Ma mắc bệnh AIDS…) thì cấm truyền thông đưa tin về chân tướng sự việc theo cách này.
[18] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Phương thức tu hành của căn bản Tâm là dựa vào: (1) “Mật tập Kim Cương mật tục” mà Tân Dịch phái tuyên thuyết; (2) Thời luân không tướng pháp…; (3) Đại viên mãn pháp của Ninh Mã phái. Theo Tân Dịch phái, tu chân ngôn bí mật đến một trình độ nào đó, người tu sẽ phải thực hiện phép tu đặc biệt, như sử dụng bạn tình, đi săn…Tuy là mục đích sử dụng bạn tình, nhưng không khó để giải thích là để đưa Dục vào Đạo và nhằm dẫn xuất (tu đắc) cái Ý thức chứng ngộ cái Không nhỏ bé,… Chỉ có trong cảnh giới sùng bái này mới có thể đưa Sân nộ vào tu đạo bằng lòng bi. Vì thế, nền tảng của pháp tu này của Tân Dịch phái giống với nền tảng của Đại viên mãn”. (Xem “Hướng tới hòa bình” của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà xuất bản Tuệ Đuốc xuất bản, Quỹ Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ấn tặng (miễn phí kết duyên), in lần 2 bản 1 tháng 7/2002, trang 93-94).
[19] “Nói tóm lại, phụ nữ chưa quá già thì đều có thể đảm nhận Sự nghiệp thủ ấn. Nhưng hành giả nếu có thể hợp tu với hóa thân của Không Hành Mẫu thì dù tuổi dẫu cao cũng không đáng ngại”. Theo cuốn “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” của Giáo sư Đan Tăng Cánh Lãng Nhân Ba La Tang Tưởng Bối, Đan Tăng Trác Tân dịch sang tiếng Hán, Công ty hữu hạn Bàn Dật xuất bản tháng 2/2008, trang 203.
[20] Thượng Sư của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) Trần Kiện Dân nói: “người mà dùng đến súc sinh, có thể sinh đại lạc thì đều nên ứng dụng”. (Theo cuốn “Khúc quăng trai toàn tập” (1), do Trần Kiện Dân viết, Từ Cần Đình biên soạn, Nhà xuất bản lục âm hữu thanh Phổ Hiền, xuất bản ngày 10/7/1991, trang 470).
[21] Như các tin bài về sự kiện xâm hại tình dục mà phần trước cuốn sách này đã nêu ra.
[22] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Cảm giác mãnh liệt nhất là lúc đang đạt được cực khoái tình dục, đây là một trong những nguyên nhân mà việc tu tập Đại lạc sở dĩ bao quát cả trong mật tục Yoga tối cao…Khi đạt cực khoái tình dục, vì kinh nghiệm xuất hiện Minh quang khá lâu, do đó, anh rất có cơ hội lợi dụng thêm”. Theo cuốn “Tiết lộ bí mật của tâm trí”, tên tiếng Anh là “Gentle bridges: Conversations with the Dalai Lama on the sciences of mind” tác giả Jeremy W. Haywood và Francisco J. Varela, Cận Văn Dĩnh dịch, Công ty hữu hạn xuất bản văn hóa Chúng sinh, bản in đợt đầu 30/6/1996, trang 147-148.
[23] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Minh điểm ở vùng lõm (âm hộ) và Minh điểm ở đầu cơ quan sinh dục có sức mạnh bắn ra, trải qua sự tịnh hóa, Lạc có thể chuyển hóa thành Đại lạc bất biến, không lậu rớt (Chú thích: Tinh dịch Minh điểm không rớt ra ngoài) đồng thời có thể dùng trên đạo tu hành”. (Xem cuốn “Đạt Lai sinh tử thư” do Đạt Lai Lạt Ma viết, Đinh Nãi Trúc dịch, Công ty cổ phần hữu hạn tạp chí Thiên Hạ phát hành, bản thứ nhất, ấn hành đợt thứ 12 ngày 20/12/2004, trang 149).
[24] Trong sách của mình, Đạt Lai Lạt Ma nói: “Trong Đàn Đa La tập hội bí mật, tại chương tiết liên quan đến việc hòa hợp với Minh Phi, nói rằng nếu như hành lạc Không song vận với Minh Phi thực thể (người thật) mới có thể đạt được tu hành thân Mạn trà la thực sự, nếu như chỉ hành lạc Không song vận với Minh Phi trong quán tưởng (tưởng tượng) thì thành tựu của nó không lớn”. (Xem sách “Hỷ lạc và Không vô” của Đạt Lai Lạt Ma, nhà xuất bản Úm A Hồng, in lần 1 bản thứ nhất năm 1998, trang 137 – 138).
[25] Trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Tông Khách Ba viết: “Để làm Mật quán đỉnh sau (quán đỉnh lần thứ tư) theo sự truyền giảng của kinh điển, Sư trưởng cùng 9 Minh (Phi) tuổi từ 12 đến 20 tiến hành song tu đạt đến cực khoái tình dục, lấy giống Kim Cương rót vào miệng đệ tử, để quán đỉnh cho họ. Đệ tử nhận quán đỉnh lần thứ ba trước đó thì phải cùng một Minh (tức Minh Phi) giao hợp thụ nhận diệu hoan hỉ. Sau đó lại cùng với 9 Minh thực hành song tu đạt đến cực khoái tình dục, cùng họ từng người sinh diệu hỉ…”. (Xem sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, Pháp sư Pháp Tôn dịch, Nhà xuất bản Diệu Cát Tường, bản thứ nhất, tháng 6/1986, trang 399-400).
Lượt xem trang: 0