Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Mục 2: Quang minh song vận của Quang minh Đại thủ ấn
Những thứ như Chuyên nhất, Ly hý, Một mùi, Vô tu mà Mật tông nói trong “Đạo thượng Tứ du già” đều là lấy cảnh giới của Ý thức và Minh thể để tu. Ví dụ như Thượng sư Trần Kiện Dân nêu ra trong bảng so sánh lượng trong tam phẩm của Đạo thượng Tứ du già - chứng lượng tam phẩm trong “Đại thủ ấn hiển minh bản thể tứ du già” của Cương Ba Ba như sau:
“Về du già Chuyên nhất: Hạ phẩm: có thể trụ ở giác thụ Minh Không tam ma địa, ban đầu thì khó, sau thì dễ. Sau này đắc chấp trước hữu cứu và sở hiển làm tâm, giấc mộng và bình thường không có khác biệt gì lớn. Trung phẩm: tự nhiên nhập định, vọng niệm khá ít, chỉ có chấp trước ở lãng nhiên vô tế; mộng ít, giác thụ định cảnh trong mộng lúc hiện lúc mất. Thượng phẩm: ngày đêm nhập định, sau đắc hối quy ở định; chỉ có chấp trước ở định này, thường hay nhập định trong mơ, công đức hữu lậu hơi sinh ra.
Về du già Ly hý: Hạ phẩm: tuy biết về sinh trụ diệt ly hý, nhưng có Không chấp, sau đắc hữu thân sơ; trong mơ thường điên đảo. Trung phẩm: tuy lìa chấp Không, đoạn phân biệt căn, cũng đoạn tăng giảm nơi vô phân biệt, nhưng vẫn còn có chút sợ hãi ở hiển cảnh. Sau đắc vào mộng, lúc mê lúc không, cho rằng không có nhân thành đọa. Thượng phẩm: đoạn trừ gốc rễ của Luân Niết, Minh Không hiển không tinh tấn thì nối liền nhau, bất động không liền, trong mộng có lúc cũng mê. Sau đắc đoạn bát phong, có lúc khởi mạn tâm.
Về du già Nhất vị: Hạ phẩm: thông đạt nội ngoại pháp pháp nhĩ Minh thể nhất vị, ngoại cảnh hậu đắc mạnh, hơi có chút bị động, ba thứ tâm thân cảnh, vô phân giác thụ có lúc được sinh ra. Trong mơ hơi có chấp. Trung phẩm: Giải thoát năng sở chứng, năng sở thụ nhất vị chấp, sau đắc mê chấp khá ít, trong mơ mê cũng ít. Tâm cảnh bất nhị, chính trí hiện tiền. Thượng phẩm: từ tất thảy lìa chấp do sức mạnh bản thể bất diệt hiển hiện, ngày đêm một vị (nhất vị), có thể chứng lẫn nhau một nhiều. Cửa do vô niệm hiển hiện ra hơi có chưa minh. Mơ không mê, có lúc rất lâu không mơ.
Về du già Vô tu: Hạ phẩm: Nhị hiển thanh tịnh, vô dung trước lực, tự nhập vô tu. Sau hiển trụ ở vô phục vô ký, trong Bát Nhã còn có chốn ác thú, và cái chấp như huyễn như hóa, trong mơ cũng hơi hiện thực chấp. Trung phẩm: cái chấp như huyễn như hóa đã tận, cái thức vi tế tương tục cho rằng vô niệm, cũng là cái cấu bẩn nơi ác thủ. Thượng phẩm: Nơi ác thủ vi tế, thanh tịnh về trí tuệ, tử mẫu minh quang tương hội hợp, thành tựu hai thân Pháp, Sắc, lợi tha bất tận” (34-831~832).
“Đại thủ ấn hiển minh bản thể tứ du già” của Cương Ba Ba nói mỗi thứ (du già-yoga) có ba phẩm như vậy, nhưng đó đều là nói dựa vào việc lấy Tâm ý thức giác tri và Minh thể do quán tưởng làm trung tâm, hoàn toàn chưa hề có một cái chứng đắc nào chạm tới Như Lai Tạng thức gốc rễ của pháp giới. Họ lại còn lấy cảnh giới mà Tâm ý thức giác tri đang trụ ở phối hợp với quán tu Minh thể và chứng cảnh trong Song thân pháp, rồi lồng ghép với các danh tướng chứng lượng về các địa và Phật địa của Phật giáo, coi đó là pháp tu chứng Phật quả như sau:
“Lượng trong quả vị - phối với Ngũ đạo Thập địa: ‘Chúc bạt tông Đại thủ ấn’ trang 61 nói: ‘Ba phẩm thượng trung hạ trong du già Chuyên nhất thuộc về hai đạo tư lương và gia hành. Ba phẩm thượng trung hạ trong du già Ly hý phối với Sơ địa cho đến Thất địa trong Kiến đạo. Ba phẩm thượng trung hạ trong du già Nhất vị phối với Bát địa và Cửu địa trong Tu đạo. Ba phẩm thượng trung hạ trong du già Vô tu phối với Thập địa và Thập tam địa viên mãn cứu cánh đạo’. Thiển kiến của tôi (kiến giải của Trần Kiện Dân): Chuyên nhất nên phối với Sơ địa của Kiến đạo (Mật tông cho rằng người nào quán tưởng Minh thể thành công, và có thể đắc trên dưới vô ngại ở Ngũ luân trong Trung mạch, tức là quả vị Sơ địa của Thông đạt vị). Ly hý là từ Nhị địa đến Thất địa, phần dưới thì giống nhau. Ý nói đã thấy Minh thể thì tương đẳng với Kiến đạo. Gia hành xa, gia hành khá gần phối với đạo Tư lương. Gia hành gần sát thì phối với đạo Gia hành. Làm gì có chuyện hoàn toàn không tu gia hành mà đã bắt đầu tu Chuyên nhất đây? Đã có các loại gia hành rồi, thì vì sao lại không liệt vào hai đạo đầu trong Ngũ đạo vậy? Hơn nữa thấy Minh thể rồi mới xứng được gọi là Đại ấn chính hành, làm gì có chuyện chưa Kiến đạo (làm gì có chuyện chưa tu chứng thông đạt Minh thể) mà đã có thể bắt đầu tu Đại ấn (mà đã có thể bắt đầu tu Đại ấn Song thân pháp) vậy? Hơn nữa, Chuyên nhất của Đại ấn (Chuyên nhất trong Song thân pháp), Vô phân biệt (và thụ lạc mà không thực hiện phân biệt) thuộc về Thắng nghĩa đế, chỉ có bậc thánh mới kham nổi, Tông Khách Ba chấp nhận vậy, kinh luận cũng đều nói vậy, sao lại có bậc thánh nào còn chưa Kiến đạo đây? Có lẽ là trong cổ đức có sai lầm cho rằng cái Chỉ thông thường là Chuyên nhất, mà coi thắng quan thuộc về Ly hý, cho nên mới đem Ly hý phối với Kiến đạo. Tôi cho rằng Chuyên nhất không thuộc về Chỉ thông thường, từng nêu ra các lý do như trên, nay không nhắc lại nữa” (34-833).
Ông ta (Trần Kiện Dân) còn đem việc quán tưởng Minh thể và cảnh giới tu chứng Song thân pháp phối với Ngũ trí Tam thân như sau: “Cuốn ‘Liễu nghĩa hải’ trang 77 nói: ‘Thể tính Không là Pháp thân, Tự tính Minh chiếu là Báo thân, bất diệt mà hiển vạn tượng là Hóa thân’. Không là Pháp giới Thể tính trí, Minh chiếu là Đại viên kính trí, không phân biệt hai cái đó là Bình đẳng tính trí, không lẫn lộn hai cái đó mà cái nào rõ ràng cái đấy là Diệu quan sát trí. Bốn trí trên không ngay ngắn mà tùy ý thành biện, gọi là Thành ở tác trí” (34-833).
Những thứ mà Mật tông nói trên đây như việc phối trí quả vị Ngũ đạo Thập địa, Ngũ đạo Tam thân đều là cảnh giới Tâm ý thức của ngoại đạo pháp, hoàn toàn không hề động chạm đến Thức thứ tám cội nguồn của Pháp giới. Chưa chứng được Thức thứ tám, hoàn toàn không biết gì về Thể tính của Pháp giới, thế mà lại nói dựa vào cảnh giới của Minh thể và Song thân pháp có thể chứng được Ngũ trí như Diệu quan sát trí vân vân, thật đúng là hư vọng quái đản.
Không chỉ như vậy, Thượng sư Trần Kiện Dân còn nói dựa vào “tu chứng” Minh thể và Song thân pháp có thể chứng được chứng lượng Bát địa – chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn: “Mà chứng thủ Vô sinh, Bồ Tát bát địa của Hiển giáo mới đắc Vô sinh pháp nhẫn, thời gian thật dài. Nếu có thể tu Đại thủ ấn, thì lập tức có thể tức thân chứng thủ Vô sinh ngay trên vô sinh của Minh thể (34-837)…Thế nhưng Bồ Đề tâm thắng nghĩa của Đại thừa trong này, tất chứng Đại ấn, thì dễ đạt được mục đích. Nếu chỉ dựa vào “Bồ Đề tâm pháp thắng nghĩa của Đại thừa” thì tất lên Bát địa chứng được Vô sinh pháp nhẫn, thời gian chứng được phải ở 2 đại a tăng kỳ kiếp sau, thật là quá lâu quá xa. Nếu dựa theo phương pháp Mật thừa, sau khi trải qua pháp tu Tam ma địa tâm nguyệt Bồ Đề tâm, chứng thẳng đạo Đại thủ ấn vô thượng yoga, thì tức thân (ngay thân này) có thể hoàn thành (34-841)”.
Nhưng nói theo đạo Phật Bồ Đề của Phật pháp, nếu người nào chưa chứng được Thực tướng tâm của Pháp giới – Thức thứ tám – pháp vốn dĩ vô sinh thì đều là những người chưa ngộ, hoàn toàn không biết không chứng Bát Nhã, không nhập được vào trong hiền vị Thất trụ, huống hồ là có thể chứng được Vô sinh pháp nhẫn ở Bát địa? Thế mà Mật tông lại nói về Kiến đạo mà không cần chứng đắc Như Lai Tạng thể tính của Pháp giới, lại đem cảnh giới hư vọng của Minh thể do quán tưởng mà thành của ngoại đạo phối với cảnh giới ngoại đạo Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của Song thân pháp, coi đó là căn cứ của việc chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn, thật hoang đường biết nhường nào? Lấy ngoại đạo pháp để thay thế Phật pháp như vậy, cuồng ngôn nói chứng thánh thành Phật, nói bọn họ là cuồng Mật, ai bảo là không được đây?
Mật tông lại nói về tu chứng “Diệu quan sát trí” của họ như sau: “Tiếp đến là nói về thông đạt đại ấn của Thập huyền môn quán: Các loại tu tập huyền môn, bắt đầu tu thành một cảnh giới trừu tượng trên phương diện Lý thú, bất luận thế nào cũng phải khéo quan sát, tóm lại không được lìa khỏi tác dụng của Ý thức thứ sáu, cho nên muốn duyên khởi thực đức diệu dụng của huyền môn tu thành thực sự, thì tất phải đắc Diệu quan sát trí tự sinh tự hiển, thì mới có thể thực hiện. Mà phương thức nhanh chóng đạt được Diệu quan sát trí này thì nằm ở tu tập Đại ấn: đắc Minh thể trước, sau chứng Nhất vị. Trong Nhất vị, phát ra diệu dụng, chứng được tất thảy công đức thần biến, sau đó Diệu quan sát trí mới bắt đầu có thể phát huy tác dụng. Mà tất thảy mọi lý tưởng của huyền môn, có thể thực hiện ở đây đấy… Đại ấn lấy Minh thể làm nhân, lấy Pháp thân làm quả” (34-839~840).
Mật tông không biết không chứng được Thực tướng cội nguồn của Pháp giới như thế, không biết rằng thắng nghĩa Đại thừa lấy cái vốn dĩ vô sinh của Thực tướng tâm Thức thứ tám làm nghĩa, mà lại đứng ngoài Thực tướng thắng nghĩa tâm cội nguồn của pháp giới mà Phật đã tuyên thuyết, lập riêng một pháp hư vọng quán tưởng Minh thể nhằm thay thế Thực tướng tâm mà Phật dạy, vọng nói Minh thể là pháp vốn dĩ vô sinh. Thế nhưng, tất thảy mọi người đều có thể hiện kiến thấy Minh thể chỉ là do quán tưởng sau mới hình thành, tuyệt đối không phải là pháp vốn dĩ đã tồn tại khi chưa làm quán tưởng. Trong khi đó, cái Pháp mà Phật khai thị là pháp vốn dĩ đã tồn tại, bất kể hành giả đã ngộ hay chưa ngộ, thì Thực tướng tâm Thức thứ tám của mỗi người đều hiện thành vận tác bất tuyệt, là thứ mà tất thảy những người chứng ngộ đều có thể hiện tiền quan sát thấy rõ.
Như vậy, Mật tông đã lấy Minh thể do Ý thức hư vọng quán tưởng thành làm pháp vô sinh, phối với cảnh giới dâm uế của Song thân pháp mà nói chứng được Diệu quan sát trí, nói chứng được Vô sinh pháp nhẫn ở Bát địa, trái với Thế tục đế, cũng trái ngược với Thánh giáo, căn bản thành dâm, cũng đọa vào tri kiến của ngoại đạo phàm phu, mà nói suông rằng thân đời này có thể chứng được Vô sinh pháp nhẫn ở Bát địa, thật đúng là kẻ đại vọng ngữ. Những kẻ không hiểu Phật pháp mà phạm đại vọng ngữ như vậy mới gọi là cuồng Mật.
Lượt xem trang: 0