Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 16: CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT

 

Tiết 1: Khái lược về cuồng Mật

 

Mục 1: Bí mật tam nghiệp của cuồng Mật

“Họ theo thuận nhân, người hoàn thành Pháp thân cực thâm, vì có Tứ trí cho nên là thân Trí tuệ. Cuốn ‘Thời luân’ nói là thân Thái dương, cũng gọi là Trí tuệ Thái dương luân, lấy từ ngụ ý của nó. Thân Trí tuệ như vậy thị hiện sự nghiệp, từ vô lượng thế giới mười phương trở thành sắc thân. Không ngừng thị hiện trong cái chưa Không của Tam hữu, là Thân bí mật đáng tán thán (Tiếp tục thụ sinh trong Tam giới bằng phương tiện bí mật của hợp tu Song thân pháp, mãi mãi thị hiện có sắc thân trong Tam giới gọi là Thân bí mật). Về Ngữ nghiệp, thì như tiếng trống tùy ý vận hành của nhân thiên, chỉ nhằm diệt trừ phiền não cho hữu tình, phát ra tiếng pháp loa tăng trưởng hoan hỉ ‘thế xuất thế gian’ (tiếng pháp loa là chỉ âm thanh rên sướng hưởng lạc trong lúc hành dâm và là lời nói chỉ đạo đối phương chứng được Đệ tứ hỷ, thể hội được Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận), không mượn công dụng mà có thể lan khắp hư không, tận sức khiến tất thảy chúng sinh đều được như vậy, là Ngữ bí mật đáng tán thán. Về Tâm nghiệp, thì như Ma ni bảo, lìa tất thảy cấu bẩn, vì có đủ Diệu quan sát trí và Thành sở tác trí, tuy không còn chút hý luận nào, nhưng (đứng) trước Bồ Tát, Nhị thừa, Dị sinh hý luận, có thể khiến tất thảy mọi mong cầu trong tâm họ đều được đáp ứng, đúng là Tâm bí mật đáng được tán thán (Với mật ý của Song thân pháp có thể khiến cho những người như ‘Bồ Tát, Nhị thừa, Dị sinh’ đều thỏa mãn mọi mong cầu, gọi là Tâm bí mật). Hoàn thành sự nghiệp Tam bí mật nghiệp như trên: Tất cả mọi phiền não của mọi chúng sinh đều được chuyển biến, còn Phật thì không có sai lầm nào về mặt trí tuệ Thân Ngữ Ý nghiệp, an trú và vô nhiễm” (34-511~512).

Mật tông dựa vào Thân bí mật (phương tiện bí mật trong hợp tu Song thân pháp), Ngữ bí mật (bí mật về tụng niệm và quán tưởng chữ Phạn để khiến cho tinh dịch không xuất lậu), Tâm bí mật (bí mật về an trú trong cảnh giới Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận mà không để người ta biết đến) được nhận biết bởi vọng tưởng mà nói rằng có thể hoàn thành rất nhiều sự nghiệp: chuyển biến phiền não của tất thảy chúng sinh. Đồng thời còn nói bản thân nhờ có đủ ba bí mật này, mà có thể an trú trong bí mật tam nghiệp ở Phật địa, an trú vô nhiễm, không có họa hoạn sai lầm. Thế nhưng, đó đều là vọng tưởng của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp, vì tu chứng đạo Giải Thoát trong Phật pháp là bắt buộc phải đoạn trừ Ngã kiến, tu chứng trong đạo Phật Bồ Đề thì bắt buộc phải đích thân chứng ngộ Thức thứ tám Như Lai Tạng rồi mới sinh khởi trí tuệ Bát Nhã.

Nay quán sát tất thảy mọi thượng sư của Mật tông đều không biết gì về hai đạo chủ yếu của Phật pháp, cũng đều không đoạn được Ngã kiến, càng không chứng biết trí tuệ Bát Nhã Như Lai Tạng, lại đem pháp tà kiến tà tu vọng tưởng của ngoại đạo lồng ghép với các danh tướng của Phật pháp, đồng thời sáng tác thêm tu chứng trong Phật đạo để đặt lên trên Phật pháp Tam thừa, gọi đó là Bí mật giáo chí cao vô thượng, gọi đó là Kim Cương thừa chí cao vô thượng. Kỳ thực, đó là những thể nghiệm hoàn toàn không đủ tư cách về mặt lý luận và giáo môn.

Mật tông Tây Tạng thường xuyên nói rằng pháp tu song thân tà dâm có thể sinh ra diệu pháp ở tịnh độ: “Sau dựa vào hồng đại uy đức, ly hý du già tu chuyết hỏa, cần trì Bình khí, đến ba bốn năm, cũng đã 23 tuổi rồi. Vào đêm ngày 15 tháng 5, nằm mơ thấy thân có uy quang, lòng cực vui sướng, nghe thấy diệu âm, có người con gái từ không trung đến, gọi ta lên cùng. Đến nơi thì có đại thi lâm phòng ốc trang nghiêm, đều do các báu vật làm nên, chỗ nào cũng hiển hiện người nữ, trông tựa như thiên nữ vậy. Trang sức bằng xương họ đeo đều tựa như Dũng mẫu, các La sát nữ đều tuổi chừng 16, đứng đầy trong đó. Nữ vương cực kỳ yêu kiều, ngọc thể đầy đặn, đôi hài của họ đều có điểm xuyết màu sắc rực rỡ cùng các trân bảo, trang phục có vòng hoa, hoa tai, bông bèo[1], sắc mặt hồng đào, ngắm lâu không chán, trông tựa như nàng Di Hỷ Tha Gia vậy. Nửa đêm, sau khi cúng dường, các Không Hành nữ đều tản đi rồi, nữ vương ra hiệu cho ta làm hình tướng Hách lỗ hát Kim Cương tâm (tay ôm người nữ, làm tư thế giao hợp Hách lỗ hát), nhổ rượu vào miệng ta, tâm lập tức an lạc, thật khác với lúc bình thường. Trong mật liên của vương (trong âm hộ của nữ vương), bất thình lình hiện ra một người nữ (đột nhiên xuất hiện một nữ nhân), dần dần lớn lên, như giai nhân nhị bát (như thiếu nữ đẹp tuổi 16), ta liền ôm lấy. Nữ vương bèn nói cho biết các phương pháp, ta nhất mực tuân theo mà thực hành, Minh điểm bất lậu (tinh dịch không xuất tiết), tâm an trú trên Vô hý luận (tâm trụ trong cảnh giới nhất niệm bất sinh), Đệ tứ biểu thị quán đỉnh nghĩa chân thực hiện tiền (ý nghĩa chân thực của quán đỉnh thứ tư hiện ra trước mắt và nắm bắt hết). Nữ vương bèn chứng minh và huyền ký rằng: ‘Tương lai sẽ không thụ sinh ở nhân gian, sẽ đi đến sát độ (quốc thổ) Ô Kim. Cứ làm như thế bảy lần, thì cho dù có tạo năm tội (địa ngục) Vô Gián thì cũng được thanh tịnh. Người tu đạo bằng hôn miệng, cầm tay, vuốt ve, nép sát, tiết ngữ (nói lời dâm dục), nói chuyện để sinh khởi tham tâm, sau bảy lần đầu sinh thì tất vãng sinh tịnh độ. Đã khế nhập vào Tham đạo, dù ở bất kỳ chỗ nào, những gì tai nghe được, mắt nhìn thấy, tâm nghĩ tới, thân thể chạm vào, đều có nghĩa lợi’” (34-610).

Mật tông với lòng tham thô nặng nhất trong Dục giới đầy tà dâm hoang đường đó mà nói có thể diệt trừ được năm tội địa ngục Vô Gián, lại còn nói sẽ được vãng sinh đến “tịnh độ Ô Kim”, nhưng qua cảnh giới của những kẻ như nữ vương trong đoạn văn này, thì độc giả cũng đã biết trong tịnh độ Ô Kim của Mật tông là những người nào ở, có cảnh giới như thế nào rồi. Như thế mà nói về Tịnh độ, thì tịnh độ đó chỉ là nơi còn bẩn thỉu ô uế hơn cả nhân gian nữa. Cần biết rằng, các hữu tình sống ở đó chắc chắn là những chúng sinh cực kỳ tham tiếc phiền não thô nặng trong Dục giới.

Lại nữa, lời thọ ký “Đa La Na Tha tương lai sẽ không thụ sinh ở nhân gian, sẽ đi đến sát độ Ô Kim[2]” của nữ vương căn bản chỉ là hư vọng. Vì sao vậy? Vì Đa La Na Tha với nguyện lực của mình mà hiện nay vẫn đang còn ở nhân gian, chứ không phải là không thụ sinh ở nhân gian như các thượng sư Mật tông giả mạo danh nghĩa của Đa La Na Tha để vu tạo mật truyện nói ra ở trên. Sẽ có một sớm, khi Đa La Na Tha hiện thân gạn đục khơi trong, thì chân tướng sẽ tự sáng tỏ[3].

Pháp tu song thân mà Mật tông tôn sùng và tự huyễn rằng hơn hẳn các tông phái khác như vậy, nói có thể nhanh chóng thành tựu Phật quả cứu cánh, sao có thể đáng tin đây? Trong pháp tu song thân đó, chỉ cầu đắc trí tuệ phương tiện dâm lạc trong Đệ tứ hỷ, mà cuồng ngôn nói về Thân mật, Khẩu mật, Ý mật của “Phật pháp” của mình, hà tất phải tự khoe? Phàm chỉ là người có chút trí tuệ, thì đều biết rõ sự hoang đường này, thế nhưng các thày Mật tông lại tỏ ra bí mật, tiếc rẻ, lại lấy đó để hạ thấp pháp nghĩa của Hiển giáo không bằng Mật tông. Gọi bọn họ là cuồng Mật, ai bảo là không được?

Quả Giải thoát mà các hành giả Mật tông chứng được là như thế này: “Ngũ độc tự giải thoát – đó là các vọng niệm tham, sân, si, mạn, tật (đố kỵ). Tùy theo sự hiển hiện của nó, nếu quan sát liên tục trên Thể tính của nó, an trú khoan thai, thì có thể giải thoát về mặt Câu sinh trí thể tính vốn dĩ Minh Không. Tất cả đều do trí tuệ bản giác hiển hiện, cho nên không cần phải đoạn. Không đoạn tức là đoạn, vì có thể tự giải thoát khi trụ trên bản thể tự tính, càng không thể có thừa một pháp nào để đối trị phá hủy hay buông bỏ. Bởi nó vốn trụ trên tự giải thoát vô ngại, không cần dũng mà tự giải thoát, căn bản không có. Hiện tại nói nhiều về tu tập giải thoát, là từ việc nhận thức ngũ độc làm trí tuệ, thì mới có thể quay về với đạo. Với việc tu chính hành, tùy theo sự hiển hiện đều có thể tu. Không cần phải cầu cứu bên ngoài, việc định tâm mà anh ta chấp trì như thế cũng có thể tự mình giải thoát” (34-815~816).

Theo như Mật tông nói thì ngũ độc vốn là pháp tương ứng với Tâm giác tri, vốn sinh ra trong Tâm giác tri, cho nên ngũ độc vốn dĩ là thể tính của Tâm giác tri. Mà Tâm giác tri tức là bản thể Tự tính, cho nên không cần phải tu trừ ngũ độc, tức là tu nó trên cái Tham: khiến Tâm giác tri an trú ở trên Đệ tứ hỷ của Tham để mà Lạc Không song vận, hiện chứng Lạc Không bất nhị, mãi mãi trụ ở trong cảnh giới Lạc Không song vận đó, hưởng lạc trong đó mà không khởi sinh vọng tưởng, tức là “không đoạn tức là đoạn, tự mình giải thoát”. Hiểu sai lầm về giải thoát như vậy, nhận định Tâm giác tri là Tâm tự tính bản thể, để tu Thân mật, Khẩu mật, Ý mật, là pháp tức thân thành Phật của Mật tông. Mật tông đọa lạc vào trong tà kiến của thường kiến ngoại đạo như vậy, hiểu sai nghiêm trọng về đạo Giải Thoát của Phật pháp như thế, thì nói bọn họ là cuồng Mật, ai bảo là không được đây?

Lại như Thượng sư Trần Kiện Dân nói thế này: “Trong cuốn ‘Chúc bạt tông Đại thủ ấn’ trang 58 đã nói vắn tắt thế này: ‘Sở đoạn, Năng đoạn tu đạo đều tận, ngoài cái này ra không còn cái nào tối thượng nữa’... Đúng như đoạn văn trên phá chuyên nhất để tiến đến ly hý, có thể khiến cho cái thể của Minh thể càng rộng hơn, cái minh của Minh thể lớn hơn. Phá một vị (mùi) như thế để tiến đến vô tu, có thể khiến song vận diệu dụng của Minh thể càng khế mật, diệu dụng sinh ra càng sâu càng nhiều càng biến hóa (hai câu này ý nói về song vận của hợp tu Song thân pháp, chi tiết xem trong Chương 9), không phải chỉ có không tán loạn, mà cũng còn lìa công dụng, mà thẩm thấu tất thảy tán loạn. Càng tán loạn, càng định tịnh, càng mới lạ, càng vi diệu. Kỳ lạ thay! Một vị của diệu dụng Minh thể, hòa hợp Sự Trí (trí tuệ song thân hòa hợp mà tu). Càn tổn mà càng ích, càng lìa mà càng sát, càng vô mà càng hữu, cùng tận Pháp tính, là ở chỗ này đó; Viên chứng Niết Bàn là ở chỗ này đó; Niết Bàn vô trụ là ở chỗ này đó; Diệu dụng vô tận là ở chỗ này đó; Duyên cụ nghĩa lợi là ở chỗ này đó. Cho nên, Đại thủ ấn ba thân viên thành, là chỉ Pháp thân cô phần, không đạt đến hiểu hết bí mật trong này đâu” (34-822~824).

Ý của đoạn này là: “An trú ở trong cảnh giới nhất niệm bất sinh của đại lạc Đệ tứ hỷ Song thân pháp, tức là đắc chứng lượng ly hý – an trú trong lạc xúc giác thụ mà không sinh khởi ngôn ngữ văn tự; không còn suy tưởng đến người khác giới mà sinh lòng tham muốn, an trú ở trong lạc cảnh đang hiện tiền trước mắt, để đắc chuyên nhất; lại tiếp tục dựa vào đại lạc này để hiểu rõ Phật pháp của Mật tông chỉ có một vị này, cái chí lạc của thế gian và xuất thế gian cũng là một vị này; khi tu đến mức độ cứu cánh, kỳ thực cái đại lạc này cũng không phải là nhờ tu mà có, từ lúc ra đời thì đã có lạc tính này rồi, tức là vô tu”. Mật tông cho rằng Tâm giác tri thường trụ trong cảnh giới Đệ tứ hỷ dâm lạc như vậy, cái cảnh giới đó chính là cảnh giới của Niết Bàn. Nếu người nào chỉ tu thiền tọa mà thường trụ trong “Vô phân biệt trí căn bản của Mật tông” ở trạng thái nhất niệm bất sinh, thì do không thể sinh khởi quả báo đại lạc dâm hợp “Báo thân” như thế, cho nên chỉ là “Pháp thân cô phần”, không thể trở thành Báo thân Phật được. Bắt buộc phải tu Song thân pháp này, chứng được Đệ tứ hỷ thì mới có thể gọi là Cứu cánh Phật viên mãn ba thân Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.

Như thế mà nói là giải thoát, thật đúng là cuồng Mật, vì họ đã hoàn toàn hiểu sai về chính lý của đạo Giải Thoát, coi cảnh giới phàm phu vẫn còn luân chuyển sinh tử, chưa biết chưa chứng giải thoát là đã thành Phật đạo. Như vậy, nói bọn họ là cuồng Mật, ai bảo là không được đây?

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, thì cái bông bèo là một thứ làm bằng vàng, trên cắm lông con chả (chim trả), dùng làm đồ trang sức đầu của đàn bà.

[2] Chú thích của người dịch: Mật tông từng giả danh pháp vương Đa La Na Tha viết truyện ký để đổ vấy rằng chính Đa La Na Tha của phái Giác Nãng Ba cũng tu tập song thân pháp. Đây là đoạn văn mà thượng sư Trần Kiện Dân đã chép lại để viết trong cuốn “Khúc quăng trai toàn tập” của mình. Chi tiết xem thêm Tiết 4, Chương 9.

[3] Chú thích của người dịch: Theo phỏng đoán của cá nhân người dịch, việc này có khả năng xảy ra sau 20 năm nữa.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0