Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 15: Bằng thủ đoạn phá thiên ma khiến người ta ngộ nhận Mật tông không phải ma

Trong các Mật kinh, Mật tục của mình, Mật tông thường bài bác các giáo phái khác là ma giáo, chỉ trích các quỷ thần hoặc người khác là do ma hóa hiện ra, phỉ báng các chính pháp khác mình là ma truyền pháp, giả dựng biểu tượng “phá tà hiển chính” khiến cho người ta cho rằng Mật tông tuyệt đối không phải là ma giáo, khiến người đời ngộ nhận Mật tông mới thực sự mà Phật giáo. Ví dụ, La Tang Khước Quý Ni Mã ở Thổ Quan của Hoàng giáo Mật tông Tây Tạng vu khống Giác Nãng Ba có giáo pháp giống với giáo pháp thần Siva của Ấn Độ giáo, lại vu cho Giác Nãng Ba giống với giáo pháp của phái Số Luận của Ấn Độ giáo cổ (chi tiết xem trong cuốn “Nguồn gốc tông phái Thổ Quan”). Sau đó, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm đã chỉ đạo phái Tát Già và Đạt Bố, liên thủ đánh giết tín đồ của Giác Nãng Ba, đuổi Đa La Na Tha (có chỗ dịch thành Đả Na Lạp Đạt) lãnh tụ của phái Giác Nãng Ba đi, rồi đốt hủy các trước tác của Giác Nãng Ba, niêm phong các bản khắc của họ. Sau đó, lại thoán cải các trước tác của Giác Nãng Ba, rồi tự mình lại viết các sách giải nghĩa sai pháp nghĩa của Giác Nãng Ba, đục khắc sửa đổi trên các bản khắc trước tác của Giác Nãng Ba đã bị niêm phong trước đó, thế là tiêu diệt hoàn toàn Giác Nãng Ba.

Hoàng giáo Mật tông với thế lực chính trị của mình, vu khống pháp nghĩa mà phái Giác Nãng Ba hoằng truyền là ma thuyết. Bằng hành động đó, lại phối hợp với việc giải nghĩa xuyên tạc giáo nghĩa của Giác Nãng Ba, nói hành vi tiêu diệt Giác Nãng Ba khác mình là phá tà hiển chính, tiêu diệt ma thuyết, khiến cho người đời hiểu nhầm rằng Hoàng giáo Mật tông chắc chắn không phải là ma đạo. Thế nhưng, những hành động đó là do Thổ Quan và Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm của Hoàng giáo cố ý xuyên tạc giáo nghĩa của Giác Nãng Ba trước, sau đó mới chỉ trích họ. Những người nghiên cứu tư tưởng của Giác Nãng Ba sau này đều dựa vào giáo nghĩa của Giác Nãng Ba đã bị Hoàng giáo thoán cải xuyên tạc trước đó để bình luận, kỳ thực không ai có thể hiểu rõ thực sự giáo nghĩa của Giác Nãng Ba, vì chỉ có người đã chứng ngộ mới có thể thật sự hiểu giáo nghĩa của họ mà thôi.

Mật tông vu cáo các phái khác như vậy, khiến cho người ta hiểu nhầm rằng pháp của họ là chân chính, sau đó tiêu diệt tông phái chính pháp Giác Nãng Ba. Đồng thời lại mỹ ngôn nói hành vi phá hoại chính pháp của bản thân mình là thuần tịnh hộ trì Phật giáo, là hành vi tiêu diệt ma giáo. Thế nhưng, xét từ pháp nghĩa thực sự mà Phật đã hoằng truyền, kỳ thực Hoàng giáo và các tông phái khác của Tạng Mật đều là ma giáo, nhưng lại mượn dùng thủ đoạn “phá tà hiển chính” để khiến những người vô trí cho rằng Mật tông mới là chính giáo.

Sau khi thoán cải xuyên tạc pháp nghĩa của Giác Nãng Ba, lại giả danh Đa La Na Tha viết ra cuốn “Đả Na Lạp Đạt mật truyện”, nói những hành vi tà dâm của chính các Lạt Ma Mật tông là hành vi mà Đa La Na Tha suốt đời thực hiện. Họ còn đem cho ấn hành thành sách để lưu truyền, khiến cho người đời ngộ nhận cho rằng Đa La Na Tha cũng là người hoằng truyền và thực chứng Song thân pháp.

Thế nhưng, Đa La Na Tha cả đời bài xích Trung Quán phái Tự Tục và Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông, lại ngầm cực lực tẩy chay Song thân pháp của Mật tông, cho nên không thể nào được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm chấp nhận, vì thế ông ta mới hô hào tín chúng hai phái Tát Già và Đạt Bố đánh giết tín đồ của Giác Nãng Ba, rồi trục xuất Đa La Na Tha rời khỏi Tây Tạng, không cho phép ông được đứng trên đất Tạng nữa. Sau này, có không ít thượng sư Mật tông từng dựa vào truyền thuyết xưa, nói “Đa La Na Tha lúc vãn niên từng nuối tiếc trong cuộc đời mình đã không tu chứng Song thân pháp, chưa từng thực chứng được Đệ tứ hỷ”, rồi lại có Lạt Ma Mật tông giả danh Đa La Na Tha viết cuốn sách “Đả Na Lạp Đạt mật truyện”, tường thuật chi tiết nội dung tu chứng Song thân pháp của Mật tông. Những hành động như đánh giết Giác Nãng Ba, trục xuất Đa La Na Tha, đời sau lại mạo danh để cấy tang vật vu cáo Đa La Na Tha, dựa vào đó để hoằng truyền Song thân pháp, thật đúng là một tác phẩm tiêu biểu nhất tiễn hạ song điêu của các Lạt Ma Mật tông, thủ đoạn không thể nói là thấp thủ được.

Ngày nay, Đạt Lai Lạt Ma vọng phong pháp vương Đa La Na Tha lãnh tụ đời cuối của Giác Nãng Ba “chuyển thế tái sinh”, kỳ thực chỉ là muốn khuếch đại số lượng pháp vương của Mật tông thời nay, mượn đó để tăng cường thế lực của Mật tông, nên mới áp dụng cách này. Pháp vương Đa La Na Tha được phong, vốn dĩ không phải là Đa La Na Tha thực sự tái sinh, mà là tìm lấy một người khác, vọng xưng ông ta là người đời sau của pháp vương Đa La Na Tha. Vì sao vậy? Vì Đa La Na Tha thời xưa đã từng bị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm trục xuất khỏi đất Tạng, tất cả mọi tự viện đều bị Đạt Lai Lạt Ma chiếm đoạt, toàn bộ đều cải tông thành Trung Quán phái Ứng Thành Vô Nhân luận của Hoàng giáo rồi. Chính pháp mà Đa La Na Tha truyền đều bị Đạt Lai Lạt Ma phá hoại, khiến cho người đất Tạng tuyệt duyên với chính pháp, khiến cho nguyện vọng lợi lạc dân Tạng của Đa La Na Tha đã không thể thành hiện thực rồi. Vì duyên cớ đó, khi Đa La Na Tha tái sinh quay lại, vẫn còn muốn tiêu diệt tà pháp Trung Quán phái Ứng Thành của Đạt Lai Mật tông, thì sao lại có thể đồng ý cho kẻ phàm phu Đạt Lai Lạt Ma sắc phong mình? Còn hành vi cuồng vọng sắc phong pháp vương Đa La Na Tha tái thế của Mật tông kia chỉ là muốn mở rộng thế lực, chứ không phải là hành vi thành thực gì cả.

Những hành vi đó, thủ đoạn phối hợp với vẻ bề ngoài “bài xích ma thuyết” để khiến người đời ngộ nhận Mật tông kia mới thật là Phật giáo – không phải là ma giáo, tương trợ nhau để hoằng truyền tà đạo Mật tông, không thể không nói đó là thủ đoạn cao siêu được.

Thủ pháp cấy tang vật vu cáo người khác của Mật tông liên tục được tái sử dụng, xưa nay đều cùng một khuôn, chứ không chỉ có mỗi việc giả tạo Mật truyện để cấy tang vật vu oan cho riêng Đa La Na Tha mà thôi. Ví dụ, ngày nay trong số các thượng sư Mật tông và các pháp sư Hiển giáo tu học Mật pháp ở hai bên bờ Đài Loan, Trung Quốc, cũng có rất nhiều người cấy tang vật vu cáo tôi là ngoại đạo đội lốt Phật pháp, thực tế là do tôi cực lực bài bác tà pháp Mật tông, khiến họ cảm thấy bị áp lực khủng khiếp, cho nên đã nói đảo lộn gốc ngọn, vu cáo tôi là ngoại đạo, qua đó để khiến những người học sơ cơ vô tri ngộ nhận cho rằng Mật tông mới là Phật giáo thật sự.

Khi Đa La Na Tha còn tại thế, ông đã từng ra sức hoằng truyền Diệu pháp Như Lai Tạng, cực lực bài bác Song thân pháp của Mật tông là ngoại đạo pháp, lại ra sức bài xích Trung Quán phái Ứng Thành là những kẻ theo thuyết Vô Nhân, lại còn cực lực bác bỏ cả Trung Quán phái Tự Tục là thường kiến ngoại đạo kiến. Chính vì thế mà sau này các Lạt Ma Mật tông đã giả danh ông để biên soạn ra cuốn “Đả Na Lạp Đạt mật truyện” để vu oan cho ông – vu rằng ông đã hoằng truyền Thời Luân Kim Cương. Kỳ thực, đó đều là những lời nói đảo lộn trắng đen, nhập nhèm sự thực, là hành động nhằm có lợi cho việc tiếp tục hoằng truyền tà giáo Mật tông, vì làm gì có cái lý người cực lực bài bác Song thân pháp lại ra sức hoằng truyền Song thân pháp được?

Tuy nhiên, những người có trí tuệ, chỉ cần xem “Phật Bồ Tát” mà Mật tông cúng dường chỉ yêu thích những vật dâm uế bất tịnh, yêu thích dâm xúc, cực kỳ yêu thích người nữ, ôm mãi không rời; lại xem những kẻ được cúng dường và sai khiến trong pháp Tức Tăng Hoài Tru của Mật tông đều là quỷ thần; lại xem các pháp mà Mật tông tu tập, thị hiện từng chi tiết trong đó, là biết ngay bản chất của Mật tông chỉ là pháp của tà ma quỷ thần, hiểu ngay pháp mà Mật tông tu chỉ là pháp do ma truyền. Người có trí tuệ suy xét kỹ là biết, thì sao còn tin theo pháp họ mà tu đây?

Thượng sư Mật tông trong quá trình tu học Mật pháp, dần dần thâm nhập Mật pháp, kỳ thực cũng biết rõ các đạo lý trong đó, nhưng vì quan niệm vào trước làm chủ, không thể vứt bỏ một sớm; lại vì tu tập đã lâu ngày, không nỡ từ bỏ - không cam nguyện thừa nhận Mật pháp mà mình đã tu học 20, 30 năm nay quả thực là sai lầm, bèn tìm cách tự an ủi, tự sinh vọng tưởng, hy vọng trong đó vẫn có Mật ý, thực sự có thể khiến người ta tức thân thành Phật. Họ ôm ấp lấy một tia hy vọng, vì thế mà vẫn cứ tiếp tục tu tập. Họ không thể nào hiểu được Mật tông bằng thủ đoạn bài bác ma thuyết, đã khiến cho người ta hiểu rằng Mật tông mới là Phật pháp thực sự. Đó chính là một trong vô vàn thủ đoạn để tôn cao giáo pháp của Mật tông. Người có trí tuệ xin hãy dựa vào giáo pháp của mình, so sánh với ý Phật trong các kinh điển Tam thừa, thận trọng minh xét biện luận, sau đó kiên quyết từ bỏ Mật pháp tà vọng hoang đường, chuyển sang tu tập chính pháp Tam thừa của Hiển giáo đi.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0