Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
CHƯƠNG 12: THẦN THÔNG – CHỨNG LƯỢNG THẦN THÔNG THỔI PHỒNG KHÔNG THẬT CỦA MẬT GIÁO
Tiết 1: Hành môn thần thông đầy vọng tưởng
Các thày Mật tông xưa nay đều cho rằng việc tu thành khí công Minh điểm là có thể thành tựu Thiên nhãn thông và Thiên nhĩ thông. Ví dụ, cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già viết rằng: “..Tức tụng rằng: ‘Như thiên nhãn thanh tịnh, có thể cảm nhận được giác thụ thiền định dưới tế đỉnh”, nghĩa là: dựa vào cảnh tượng, nhìn thấy các sự khác biệt về Sắc pháp ở Tam giới, sinh ra Thiên nhãn thông hữu lậu. Tụng rằng: ‘Có âm của chuông’, nghĩa là: Người có chuông thù thắng, nó là Trung mạch, phong khí sinh ra từ khắp Cửu giới đều cùng tập hợp trên đó, thì âm thanh nội mạch tựa như tiếng ong kêu. Người nào chưa thù thắng, nếu tâm khí tập nhiếp ở giữa tai trái đến chữ huệ X (chữ A tiếng Phạn) thì người ấy đều có thể nghe được âm thanh trong khắp Cửu giới, bất kể xa gần, như là Thiên nhĩ thông vậy”. (61-498)
Thế nhưng, việc tu chứng Thiên nhĩ thông không phải là như vậy. Kiểm điểm lại các pháp tu nói trong kinh Tứ A Hàm, thì không từng thấy nói người tu hành thông đạt Minh điểm Trung mạch và Bảo bình khí là có thể chứng đắc Thiên nhĩ thông. Cho nên, người nào muốn tu cảnh giới thần thông, thì phải tu dựa trên các pháp do Phật nói, chứ đừng có tu thần thông dựa vào pháp môn hư vọng tưởng của Mật tông, nếu không sẽ dẫn dụ ma quỷ đến thị hiện các loại cảnh giới tương tự thần thông, khiến cho hành giả lầm tưởng đó là thần thông của mình mà thực hiện các hành vi cuồng vọng. Nếu chấp mê không bỏ, thì sẽ bị quỷ thần dẫn dụ vào trong đạo quỷ thần đó.
Nếu như hành giả Mật tông sau đó biết được đó là do quỷ thần thị hiện mà muốn rời bỏ, không muốn gia nhập vào hàng ngũ đạo quỷ thần nữa, thì quỷ thần sẽ càng hóa hiện ra các cảnh giới trái ngược tâm, khiến hành giả Mật tông tinh thần thác loạn, buộc phải nhập bệnh viện tâm thần, cả đời uổng phí. Muốn lìa xa khỏi các quỷ thần đó là cực khó, vì chúng chắc chắn sẽ tiếp tục làm trò ma quỷ buộc hành giả phải trả lại các món nợ mà chúng đã từng phục vụ anh ta. Những chuyện như vậy có rất nhiều trong các bệnh viện tâm thần, và họ đều nói do tu học “Phật pháp” gây ra. Kỳ thực, đó không phải là do họ tu học Phật pháp thực sự, mà là do học pháp ngoại đạo của Mật tông gây ra, nhưng lại khiến Phật giáo phải mang tiếng xấu này.
Lại như:
“Cửa khí nhập vào, pháp trì khí và các lợi ích của nó, tụng nói rằng: ‘Khí như thế hành ở đầu mũi, năm loại màu sắc khéo tự quán, số lần tụng niệm giống như vậy, sáu thời ngày đêm thường tụng niệm. Cửa khí đi vào hai lỗ mũi, miệng và bên dưới tổng ba đường, thân này tổng cộng bốn loại cửa, trì pháp hô hấp bế nhập xuất. Rõ ràng thấu triệt mà tính đếm, trì trụ vô biệt vận hành lên, tự tâm có thể sinh tùy vận, màu sắc hình thái cùng quen thuộc, thần thông hữu lậu từ đây ra’.
Theo thượng sư Chính Sĩ thì có khẩu quyết rằng: ‘Khí phong hỏa từ lỗ mũi ra, khí thủy thì từ miệng xuất ra, địa khí thì từ đường dưới xuất, khí hoàng môn từ lỗ chân lông toàn thân ra’. Thượng sư Mã Nhĩ Ba thì nói: ‘Hai cửa thượng ngoài khí phòng thủ, hai cửa trong dưới khí phòng thủ, cửa giữa chung thì cùng phòng thủ (Chú thích gốc: Thầy nói là hai cửa trên là hai lỗ mũi, hai cửa dưới là hai đường đại tiểu tiện, giữa là chỉ chỗ hội hợp ba mạch dưới rốn). Phương tiện trì khí thì có bốn loại. Thứ nhất là người nào có nhiều vọng niệm thì nên dùng Sổ pháp (phép đếm), thân ngồi thất chi, trụ xuống bình thản, để cho khí ra vào, sau đó tâm trì mà đếm số lần (Chú thích gốc: chỉ đếm số lần hít vào). Thứ hai là Tùy pháp, khí hành toàn bộ hoặc một bộ phận nào đó trong cơ thể, lấy tâm đi theo khí. Thứ ba là Chỉ pháp, sau khi khí đã lan khắp toàn thân, tâm dừng ở trên vô phân biệt. Thứ tư là Quán pháp, tâm buông bỏ tất cả mọi thế xuất thế pháp và cả chỗ đi đến dừng của pháp, đều trụ ở trên tự tính hiển Không vô phân biệt, xu nhập vào thắng nghĩa thanh tịnh. Hai kinh Hiển Mật ở trên đã rõ, Địa Tạng Thập Tích nói tâm thật khó điều khiển, khí chạy bên ngoài, tâm cũng chạy bên ngoài. Cho nên cái tâm đó chính là khí. Tụng nói rằng: Trì trụ trên vô phân biệt tùy ý vận hành, tự tâm liền có thể sinh tùy vận. Cái này thuộc về Biệt nhiếp chi trong “Thời Luân”. Cái lợi ích ở đây, như trên đã nói, màu sắc nếu như có thể sinh ra rõ rệt, khi đã được kiên cố ở cả trong ngoài thân, thì thành Thập biến trụ định. Lại quán Thức thứ tám nguyệt luân vô cấu ở giữa tâm, các thức còn lại đều tập trung ở đây mà tu, có thể hiển hiện ngũ thần thông, chi tiết xem bài tụng trong “Mật tập quảng chú” do Kim Cương a xà lê Cống Gia Ninh Ba và Đại thiện xảo Ca Đăng Tá Ba cùng viết, nói rằng…’.” (34-407~409)
Trước đây đã từng nghe Thượng sư Trần Kiện Dân là người nổi tiếng kiệt xuất trong giới tu hành Mật tông thời cận đại. Mật tông nếu đã có pháp thắng diệu như vậy, mà Trần Kiện Dân bỏ nhà từ con, xuất ngoại tìm thầy học đạo, cả đời tinh tấn tu chứng Mật pháp, đã học hết những gì mà thượng sư Cống Cát và Nặc Na truyền dạy, thì như vậy ông Trần lẽ ra phải sớm chứng được thần thông mới phải, vì chứng lượng và quảng tu Mật pháp của ông ấy có thể nói là cao nhất trong số các thượng sư Mật tông thời cận đại. Thế nhưng, không hiểu vì sao mà Thượng sư Trần Kiện Dân cho đến lúc lâm chung cũng vẫn chưa thấy chứng được cảnh giới thần thông vậy?
Vì sao nói vậy? Bởi như Mật tông nói, người dựa vào pháp tu Trung mạch, Minh điểm và Bảo bình khí có thể chứng được cảnh giới thần thông, là trái ngược với pháp thần thông mà Phật nói, đồng thời cũng trái ngược với phép tu thần thông ghi trong các kinh Tam thừa của Hiển giáo. Sự thực này cũng có thể thấy ở chuyện nói về thần thông của các thày Mật tông, đều là sau khi họ chết, các đệ tử mới nói ra chứ không từng thấy ai có thần thông khi còn sống cả. Những lời nói xuyên tạc phụ họa như thế không có thực chất gì cả. Cho nên, Mật tông nói dựa vào pháp tu Trung mạch, Minh điểm và Bảo bình khí có thể chứng được cảnh giới thần thông không phải là lời nói thật, vì trái ngược với lý luận chính tu và hành môn của thần thông. Nếu như ai đó nói pháp tu như thế có thể đắc thần thông, thì những người như đại sư chuyên truyền thụ khí công có lẽ ai ai cũng đều có chứng lượng thần thông cả, còn các thày Mật tông thì càng phải hơn họ mới đúng, vậy tại sao các thày khí công đó đều không có chứng lượng thần thông? Tại sao các thày Mật tông thông đạt Bảo bình khí xưa nay, đến trước khi chết cũng đều không thấy tu chứng thần thông nào cả, cứ đợi sau khi chết thì các đệ tử mới bắt đầu rêu rao là họ có thần thông? Người có trí tuệ hãy suy xét xem.
Lại nữa, câu “cái tâm đó chính là khí” cũng có sai lầm lớn vì tự mâu thuẫn với chính mình. Cách nói của các thày Mật tông trước sau tự mâu thuẫn có rất nhiều, có lúc nói Minh điểm là Tâm, có lúc nói Khí là Tâm, có lúc nói Tâm giác tri là Tâm, có lúc nói Minh điểm chính là A Lại Da thức, có lúc lại nói Minh điểm chính là Như Lai Tạng. Tất cả những gì họ nói đều không thống nhất. Nay họ lại nói “Tâm tức là Khí”, trái giáo bội lý, tự mình mâu thuẫn với chính mình, lời nói tiền hậu bất nhất, thì sao có thể tin được? Những pháp trái giáo bội lý như thế mà nói pháp của họ thắng diệu hơn cả pháp cứu cánh của Hiển giáo, thì có ý nghĩa gì?
Không chỉ có Thượng sư Trần Kiện Dân vọng thuyết như vậy, mà trong Mật tục của phái Tát Già cũng vọng thuyết như vậy: “Tại các mạch xứ của Phật Mẫu (tại tất cả các mạch xứ như Trung mạch của Minh Phi), tịnh phần giới của người ấy có thể vô sở ngại (nếu có thể chiết nâng tịnh phần chủng tử dâm dịch trong thân người nữ ấy mà không có chướng ngại gì), sau khi hành duyên khởi bí mật bằng cái thấy (dựa vào chính kiến này mà thực hành duyên khởi bí mật. Người hợp tu Song thân pháp không được phép nói ra cho người ngoài, hơn nữa lại vì hợp tu Song thân pháp này có thể thành tựu “Phật quả cứu cánh”, cho nên pháp này tu chứng từ trong pháp duyên khởi, cực kỳ bí mật, cho nên gọi là duyên khởi bí mật), nhìn thấy sự hiển hiện của giác thụ ở ngoại cảnh, thì sẽ sinh ra ngũ thần thông mà không chướng ngại. Lại nữa, nếu thấy tịnh phần tập trung ở cửa mắt, thì sinh ra nhãn thông; nếu tập trung ở cửa tai thì sinh nhĩ thông; nếu thấy tập trung ở giữa tâm thì lúc chết đắc thiên thức, khi còn sống đắc tha tâm thông; nếu thấy nó sung mãn ở tất cả các mạch xứ như Đỉnh kế thì đắc thần thông thần biến mà không có trở ngại gì. Trong bản tụng có nói rằng: ‘Nếu tịnh phần gặp chữ Mạch thì sinh thần biến mà vô ngại’, là nói có thể biến hóa các loại mạch giới của tự thân, nếu tại đó mà dẫn đạo tịnh phần của Thủ ấn, thì sinh ra thần biến có thể biến hóa các loại sắc ở ngoại cảnh mà không có chướng ngại gì”. (61-565, 566)
Như thế mà nói những pháp tu như Minh điểm có thể thành tựu các loại thần thông, thì tại sao Mật tông nhiều người có đại chứng lượng thế mà không ai có thể chứng được các loại thần thông này, buộc phải giả thần giả quỷ để chụp đầu người học vậy? Điều này nghĩa là pháp mà Mật tông rao giảng đều chỉ là lấy giả làm thật, lấy bề ngoài làm thật, cho nên họ cho rằng khi quán tưởng thành tựu thì tức là pháp mình quán đã thành công. Thế nhưng, cảnh tưởng mà họ quán thấy không phải là cảnh giới thế giới hiện thực mong muốn có được, mà chỉ là “cảnh giới Nội tướng phần” của chính họ mà thôi, không phải là thành tựu cảnh tượng bên ngoài. Cho nên, người nào muốn dựa vào pháp quán tưởng để thành tựu các cảnh giới thần thông đều chỉ là vọng tưởng, không thể nào tương ứng với pháp môn tu học chân chính của cảnh giới thần thông được. Như thế mà nói tu chứng thần thông, sẽ thành vô nghĩa hết.
Nếu nói rằng lúc đạt cực khoái tình dục, tịnh phần tinh dịch và dâm dịch chiết nâng lên trên “tập trung ở cửa mắt, thì sinh ra nhãn thông; nếu tập trung ở cửa tai thì sinh nhĩ thông” thì mắc phải sai lầm: Ở đây là các thày Mật tông tin theo những lời đó, rồi nói truyền lại cho người khác, thậm chí in thành sách cho lưu hành rộng rãi, nếu thuyết này là sự thật thì có thể tu thành như pháp. Nay thấy các thày Mật tông tự xưng là những người đã chứng Sơ địa cho đến thành Phật rồi, số lượng không ít, ngay cả các “Phật sống” đến nhân gian cũng nhiều vô kể, tuy nhiên lại chẳng thấy ai chứng được thần thông (chỉ thấy sau khi họ chết thì các đệ tử mới đồn ầm lên rằng khi họ chết có thị hiện đại thần thông). Điều này chứng tỏ họ có hai sai lầm. Thứ nhất, rõ ràng là pháp tu song thân chứng được chưa thể nâng chiết được tịnh phần của họ lên đến các chỗ mắt, tai… cho nên không hề có Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông…gì hết. Nếu nói rằng vì chưa thể nâng tịnh phần lên tai mắt nên không có thần thông, thì không nên gọi họ là “Phật sống”, bởi họ vẫn chưa chứng được đầy đủ Sinh khởi thứ đệ của Mật tông đạo, vẫn chẳng có chứng lượng gì hết. Hoặc có thể nói cách khác rằng “nâng chiết tịnh phần đến mắt tai có thể sinh ra thần thông” trong Song thân pháp của Mật tông chỉ là vọng thuyết (nói láo) – chỉ có nói suông mà không thể tu chứng.
Lại nữa, trong đoạn văn trên có nói: “nếu thấy tập trung ở giữa tâm thì lúc chết đắc thiên thức, khi còn sống đắc tha tâm thông” cũng có sai lầm. Ở đây muốn nói các thày Mật tông đều hiểu lầm Minh điểm do quán tưởng mà thành đó là A Lại Da thức, là Như Lai Tạng. Thế nhưng, Minh điểm thực chất chỉ là pháp do nhân duyên sinh ra – do sự phối hợp của Ý thức, Ngũ căn, Ý căn và Như Lai Tạng sinh ra, chứ không phải là Như Lai Tạng thực sự. Đã không phải là Như Lai Tạng thực sự thì thuyết “di dời Minh điểm vãng sinh đến đời sau tức là Thiên thức” của Mật tông chỉ là pháp hư vọng. Chưa đích thân chứng ngộ Như Lai Tạng Chân Thực thức mà đã nói có thể di dời thức vãng sinh đến đời sau, rõ ràng là nói vọng, không phải là Phật pháp thực sự.
Lại nữa, các thày Mật tông đã không hề biết gì về rất nhiều Chủng trí chứng được trong tâm tôi, thậm chí đến Tổng tướng trí Bát Nhã (Căn bản Vô phân biệt trí) thô thiển nhất chứng được trong tâm tôi họ cũng không biết tí gì, hiển nhiên là họ đều chưa đắc Tha tâm thông. Đã chưa đắc Tha tâm thông, rõ ràng là họ chưa thể nâng chiết tịnh phần trong Song thân pháp lên đến giữa tâm, cho nên mới chưa đắc Tha tâm thông. Đã chưa đắc Tha tâm thông, hiển nhiên là trong đời trước họ chưa từng tu thành công pháp Thiên thức, thì câu “nếu thấy tập trung ở giữa tâm thì lúc chết đắc Thiên thức, khi còn sống đắc Tha tâm thông” chỉ là lời nói dối mà thôi.
Trước những lời nói tiến thoái không ổn, tự mình mâu thuẫn như vậy, tại sao các thày Mật tông nghe xong mà không thể nào nhận ra sự tà trái hoang đường trong đó? Trong đoạn văn trên có câu “nếu thấy nó sung mãn ở tất cả các mạch xứ như ở Đỉnh kế thì đắc thần thông thần biến mà không có trở ngại gì” cũng tà trái, hoang đường như vậy, đều thuộc về “cái tưởng vọng tưởng” mà Phật tuyên thuyết trong “Kinh Lăng Già”, đều không thể tin được. Chính vì thế mới nói các pháp mà Mật tông nói đều không phải là Phật pháp thực sự, chỉ là trộm dùng các danh tướng Phật pháp để truyền bá tôn giáo ngoại đạo pháp của họ mà thôi.
Còn thần thông mà người Mật tông nói, từ xưa đến nay đều có chung một hiện tượng: Tất cả những người có đại thần thông đều là những người đã qua đời, chưa từng có người nào khi còn tại thế mà hiển hiện thần thông. Trong Mật tục có nói đến những người như Liên Hoa Sinh…hiển đại thần thông, đều không phải là có thần thông khi họ còn sống, mà đều là sau khi chết mới có người hậu thế tuyên dương ông ta khi còn sống có thần thông quảng đại thế nào. Nếu đời sau mà không có ai phản đối gì, bèn chép vào trong điển tịch để lưu truyền rộng rãi. Lại như Nguyên Âm lão nhân ngày nay Hiển Mật song tu, khi còn sống cũng không thấy có chút thần thông nào để nói, nhưng sau khi chết thì có rất nhiều đệ tử Đài Loan lại lớn tiếng rêu rao rằng lúc ông ta chết và sau khi chết đã hiển hiện cảnh giới đại thần thông. Đó đều là những lời nói xuyên tạc phụ họa tiêm nhiễm, tuyệt đối không có chút thực chất nào. Vì sao vậy? Bởi Nguyên Âm lão nhân là người thân nhiều bệnh nặng, thổ huyết không ngừng, được xe cứu thương đưa đến bệnh viện, vẫn nôn ra máu mà chết, thì lấy đâu ra đại thần thông mà nói? Thế mà người trong Mật giáo cứ rêu rao rằng ông ta hiển đại thần thông sau khi chết, rõ ràng là chuyện không đúng sự thật, làm gì có chỗ nào đáng tin? Chuyện của Nguyên Âm lão nhân như thế, tất cả các đại sư thời xưa của Mật giáo cũng như vậy cả, đều là sau khi chết rồi, các đệ tử mới nhào nặn phụ họa, thêm mắm thêm muối để lưu truyền, nhưng thực tế chẳng có thần thông nào hết.
Nói đến tu chứng thần thông, bắt buộc phải dựa vào chính tu thiền định trước rồi mới thực hiện gia hành pháp môn thần thông, sau đó mới có thể chứng đắc. Chứ không phải như Mật tông nói là sau khi quán tưởng Minh điểm trong Trung mạch, tu thêm Bảo bình khí là có thể thành tựu; cũng không phải như Mật tông nói thực hiện quán tu này lúc thực tu Song thân pháp là có thể thành tựu. Lại nữa, thiền định mà Mật tông nói ở đây chỉ là lấy cảnh giới ly niệm linh tri đang hưởng thụ dâm lạc trong Song thân pháp làm chính tu của thiền định. Tu hành như thế là hoàn toàn trái ngược với pháp môn chính tu hành của thiền định, cũng hoàn toàn trái ngược với cảnh giới tu chứng của thiền định, còn hoàn toàn không liên quan gì đến gia hành trong tu chứng thần thông, thì sao có thể dựa vào nó (song thân pháp) để sinh khởi thần thông đây?
Lại nữa, người muốn chứng thần thông, bắt buộc phải xả bỏ sự tham trước đối với dâm dục ở Dục giới thì mới có thể phát khởi định cảnh Sơ thiền. Thế nhưng, Mật tông lại dạy người ta tham trước đại tham chí lạc trong dục lạc, bám chặt không rời. Người nào chứng đắc thần thông rồi, nếu như lại còn tham trước dâm dục, thì cảnh giới thần thông của anh ta chẳng bao lâu sẽ biến mất. Anh ta buộc lại phải lìa xa cái tâm tham trước dâm dục, thực hiện quán tu gia hành thần thông lần nữa thì sau đó mới có thể khôi phục lại thần thông của mình. Thế nhưng Mật tông lại nói: “Người nào xả bỏ cái tham đối với Song thân pháp thì tức là phạm 14 giới căn bản của Mật tông, tất đọa địa ngục”, đi ngược lại với pháp tu chứng thần thông thực sự, thì tuyệt đối không thể nào tu chứng thành công được.
Cái mà Mật tông muốn dạy người ta tu chứng đều trái ngược với cảnh giới muốn tu chứng, càng tu hành tinh tấn thì càng rời xa cảnh giới mà họ muốn tu chứng. Cho nên mới nói việc Mật tông tuyên giảng “thông qua quán tưởng Minh điểm Trung mạch và tu hành Bảo bình khí trong bốn loại hỷ của Song thân pháp là có thể chứng được cảnh giới thần thông” chỉ là vọng tưởng thần thông, không phải là chính tu trong cảnh giới thần thông, vì tuyệt đối không thể nào thành tựu thần thông được.
Lượt xem trang: 0