Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 10: Tu chứng Phật quả và điều kiện tu học trong Mật tông

Mật tông tự nói về tu chứng quả vị Phật cứu cánh của họ như sau:
“Cứu cánh đạo: Bài tụng thứ hai: Sau đó thì diệt trừ nhục kế khí, khi đó gọi là đắc Phật Đà, cái lạc thượng hành kiến thập lục, thành tựu Không Bi vô phân biệt. Ba năm nửa tháng thanh tịnh, tức là thành tựu Trí tuệ thân, ba loại tướng khí, mạch, Minh điểm, lục chi cứu cánh tức là quả.

Thập nhị địa (đây là địa – quả vị thứ mười hai của Mật giáo, không phải là Thập nhị địa nói trong kinh Hiển giáo) cuối cùng lưu xuất xong, gọi là đắc Phật Đà, cũng gọi là quán đỉnh Đại quang minh, được Kim Cương a xà lê chủ quán đỉnh, cứu cánh thành tựu quả vị quán đỉnh mười một xuất thế. Cuốn “Thời Luân” nói rằng: có đủ mười và mười một quán đỉnh, như thế diệt trừ mười hai duyên khởi, khiến anh ta được thanh tịnh, từ dưới kiên cố mà lên, có mười sáu loại hoan hỷ, mười sáu không, mười sáu đại bi. Người có các quả mười sáu như thế, ngoại không đẳng ngũ, uẩn ngũ, sinh duyên bi ngũ, đại không đẳng ngũ, giới ngũ, pháp duyên bi ngũ, vô tán đẳng không ngũ, xứ ngũ, vô duyên bi ngũ, cái thứ mười sáu là thể tính không trí, trí tuệ giới, Phật đại bi, ba năm ba phương trí tuệ thanh tịnh cứu cánh. Tụng rằng: Đó là thành tựu trí tuệ thân, và thứ tự các loại trí tuệ, giống với thanh tịnh đắc phần trước. Thành tựu như trên thù thắng bất biến… (mà thành tựu Phật địa Tứ trí vân vân)”. (34-483~484)

Sự tu chứng “Phật địa” của Mật tông nói trên, chứng lượng đạt được hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, vì họ đều coi chứng lượng của xúc thụ dâm lạc là tu chứng Phật quả. Thế nhưng, người tu chứng Phật quả thực sự là tu chứng trong đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề. Đạo Giải Thoát thì buộc phải đoạn trừ Ngã kiến, mà pháp tu Lạc Minh vô niệm của Mật tông thì không những không thể đoạn được Ngã kiến mà ngược lại còn làm Ngã kiến tăng trưởng thêm, bởi vì dâm lạc bắt buộc phải dùng “Tâm giác tri Ngã” để cảm nhận nó, Câu sinh trí cũng buộc phải dựa vào dâm lạc mới có thể chứng được. Mà truy cầu Câu sinh lạc tức là cái tham lớn nhất trong Dục giới, trong khi Dục giới tham này bắt buộc phải dựa vào “Tâm giác tri Ngã” làm bản thể thì mới có thể chứng được. Lý luận và hành môn đạo Giải Thoát mà Mật tông tu hành như thế đều trái ngược với pháp môn tu hành và lý luận đạo Giải Thoát mà Phật Đà tuyên thuyết, hơn nữa còn hoàn toàn trái ngược – đi ngược đạo, đi ngược tâm để nhập vào đại tham dâm tham. Như thế mà nói có thể chứng, đã chứng quả giải thoát, thật đúng là bắt trạch ngọn đa. Việc hành trái đạo như thế, mà muốn cầu quả giải thoát, tuyệt đối không thể được!

Còn nội dung chủ yếu của đạo Phật Bồ Đề là dựa vào Như Lai Tạng làm chủ thể để tu chứng Tổng tướng trí, Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí của Bát Nhã. Thế nhưng, những thứ mà Mật tông nói như Nhân quán, Bình quán, quán đỉnh bí mật thứ ba (Huệ quán), quán đỉnh thứ tư (lần đầu thì hợp tu Song thân pháp với thượng sư để lĩnh hội lý luận và chỉ đạo thực tu), cho đến cùng thượng sư liên tục vào Mật đàn hợp tu Song thân pháp để Lạc Không song vận sau này, tất cả đều hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng Pháp Như Lai Tạng, cho nên căn bản không thể nào chứng nổi Như Lai Tạng. Đã không thể chứng được Như Lai Tạng thì tất nhiên không thể sinh khởi trí tuệ Tổng tướng Bát Nhã mà Phật dạy được, huống hồ có thể phát khởi trí tuệ Biệt tướng của Bát Nhã? Huống hồ có thể chứng đắc Nhất thiết Chủng trí tối cứu cánh trong trí tuệ Bát Nhã? Cho nên, pháp mà Mật tông tu hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Phật Bồ Đề trong pháp căn bản của Phật giáo, về bản chất chỉ là pháp ngoại đạo thuần túy mà thôi.

Từ xưa đến nay, các thày Mật tông vẫn luôn chủ trương rằng: “Phải là người tu chứng thông đạt Hiển tông trước và phải tu chứng hoàn toàn thì mới có thể tu Mật”. Như thế tức là muốn chứng tỏ đạo Mật tông cao siêu hơn Hiển giáo. Tuy nhiên, các thày Mật tông xưa nay đều chưa từng chứng ngộ Như Lai Tạng, họ đều chưa đắc bất kỳ một loại Kiến đạo nào của pháp Tam thừa, dù chỉ là một phần trong Kiến đạo của Hiển tông, thì lấy đâu ra người có thể thông đạt pháp Tam thừa của Hiển giáo? Huống hồ là có đầy đủ tu chứng của Hiển tông? Cho nên, theo ý mà các thày Mật tông xưa nay chủ trương ở trên thì đều chẳng có ai có đủ tư cách để tu học Mật pháp cả. Những kẻ còn chưa có đủ tư cách tu học Mật pháp thì lấy tư cách gì để khinh Hiển sùng Mật mà tự đắc đây?

Lại nữa, ngoại đạo nếu sau khi đã chứng được định cảnh Sơ thiền, còn coi tham ái nam nữ ở Dục giới như giẻ rách, chỉ sợ lại đọa vào cảnh giới Dục giới, nên tuyệt đối không còn có lòng tham ái đó nữa rồi, thì sao các thày Mật tông lại dạy chúng đệ tử đều phải thủ chứng lấy thứ tham ái thô nặng nhất trong Dục giới – Đệ tứ hỷ dâm lạc? Không đúng chính lý chút nào!

Lại nữa, trí tuệ Bát Nhã mà các Bồ Tát chứng được đã vượt qua hẳn Tam giới ái, thậm chí đã chứng được Phật quả, thì đã đoạn được tập khí chủng tử vi tế nhất trong Phiền não chướng rồi, chứ không phải chỉ đoạn trừ được mỗi sự hiện hành mà thôi. Còn sự truy cầu dâm lạc lại là sự hiện hành thô nặng nhất trong Phiền não chướng, còn chưa phải là tập khí chủng tử tùy miên, thì sao Mật tông còn nói: “Phật của Hiển giáo vẫn còn buộc phải tu chứng pháp dâm lạc của “Dục giới ái” có tầng thứ thấp nhất trong Tam giới xong thì mới có thể thành Phật cứu cánh”? thì sao Báo thân Phật của Mật tông có chứng lượng Phật quả cao hơn Hiển giáo lại đều thị hiện tướng song thân nam nữ giao hợp thụ hưởng dâm lạc vậy? mà nói thứ dâm lạc ở Dục giới có tầng thứ thấp nhất trong Tam giới ấy là Đại Lạc cứu cánh của Báo thân Phật trong Mật tông? Điên đảo đến như vậy đó! Những tà kiến như thế, không phải chỉ các thượng sư Mật tông thông thường mới có, mà ngay cả Tông Khách Ba của Hoàng giáo được tôn xứng là thanh tịnh nhất cũng đọa lạc vào trong này, vì thế mà ông ta mới viết cuốn sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” để quảng truyền nó. Qua đó có thể thấy sự hoang đường của Mật tông Tây Tạng, mà các đại tông phái của họ đều giống nhau cả.

Cho nên, việc Mật tông nói buộc phải tu chứng Hiển giáo xong thì mới được tu học Mật pháp là hoàn toàn hoang đường đảo lộn, không phải là lời nói thật. Vì sao vậy? Vì các thày Mật tông xưa nay đều không biết, cũng chẳng thể tu nổi Phật pháp Tam thừa của Hiển giáo, dù chỉ là một thừa, huống hồ là có thể chứng được Phật quả Bồ Đề? Các thày Mật tông xưa nay đều đã hiểu sai về các pháp của Hiển giáo, đều không chứng biết được các pháp này, thì theo những gì họ nói, họ đều không có tư cách tu học Mật pháp tí nào. Như vậy thì các thày Mật tông đều có thể ngừng lại sự nghiệp hoằng dương Mật pháp được rồi, đều phải nhập vào Hiển giáo tu học pháp Tam thừa trước, đợi sau này khi tu chứng đầy đủ viên mãn pháp Hiển giáo và thành Phật xong đã thì mới lại tu Mật pháp, mới khớp với những gì họ nói, vì Mật pháp tu học như thế mới là chân tu thực chứng. Nếu người nào chưa tu viên mãn pháp Hiển giáo mà tu ngay Mật pháp, thì theo những gì họ nói, đều không thể thành tựu được.

Như vậy, chứng lượng “Phật pháp” mà các thày Mật tông xưa nay nói đều là pháp ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Đã không thể biết gì về Kiến đạo của pháp Tam thừa, huống hồ có thể tu nó? Đã không thể tu nó, huống hồ có thể chứng nó? Đã chưa thể Kiến đạo, huống hồ có thể thành A La Hán? Đã chưa thành A La Hán, huống hồ có thể thành Phật đạo? Những người có trí tuệ đọc qua những đạo lý này là có thể biết ngay được lý luận và hành môn tu hành “Phật pháp” của các thày Mật tông và chứng lượng tu hành của họ rồi, không cần phải đợi mạt học[1] nói nhiều thêm nữa.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: “Mạt học cách tự khiêm xưng của tác giả, chỉ người học sau.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0