Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 2: Vọng tưởng về Lậu tận thông
Mật tông không chỉ muốn thành tựu Ngũ thần thông nhờ vào quán tưởng mà thậm chí còn muốn đạt được Lậu tận thông bằng quán tưởng:
“Lại quán Thức thứ tám nguyệt luân vô cấu ở giữa tâm, các thức còn lại đều tập trung ở đây mà tu, có thể hiển hiện Ngũ thần thông, chi tiết xem bài tụng trong “Mật tập quảng chú” do Kim Cương a xà lê Cống Gia Ninh Ba và Đại thiện xảo Ca Đăng Tá Ba cùng viết, nói rằng: Tam mật Bình khí thượng trung hạ, có thể hoàn thành sự nghiệp Câu giải thoát, lợi ích tám loại như trần thuật dưới đây. Cuốn “Thời Luân” viết: Dựa vào khẩu quyết của thày, trước khi các tướng như yên (khói) chưa sinh thì phải tu liên tục. Phép tu là kiên trì mệnh khí (Minh điểm) ở mạch luân và hạ hành khí (là khí tương ứng với tham cầu cực khoái tình dục xuất tinh), nguyệt khí (dâm dịch của người nữ) bế lại, diệu khí (Chuyết hỏa Bảo bình khí của người nam) bế lại, Bồ Đề tâm (tinh dịch Minh điểm vật chất) bế lại. Bất kỳ người nào có chút tâm mong cầu ở đây, làm xong như trên có thể khiến cho thái dương (có thể khiến Chuyết hỏa của người nam) được tăng trưởng nguyệt lực thái dương, tướng bình đẳng và bất bình đẳng của hai khí đã thanh tịnh, đều trụ ở trên hỏa của Trung mạch, mệnh khí và thái dương khí khi tập trung ở thái dương có thể kháng lại thời điểm phi tử (chưa đến lúc chết). Cái giải thoát ở đây, như công đức giải thoát sư tử ghi chép trong kinh “Đại Ảo Võng” đã rõ ràng, gồm có tám loại công đức” (34-408).
Theo như lời đoạn văn trên, người nào muốn thành tựu “Cụ” giải thoát quả bằng các pháp quán tưởng Trung mạch, Minh điểm, Chuyết hỏa, Bảo bình khí…thì chỉ là vọng tưởng mà thôi. Người học nên biết rằng: Người muốn cầu chứng quả giải thoát, tuyệt đối không phải là thủ chứng quả giải thoát bằng Tâm ý thức – tức không thể đem Tâm ý thức trụ vào trong Niết Bàn vô dư được. Vì sao vậy? Vì Niết Bàn vô dư mà Phật Đà tuyên thuyết phải là diệt tận pháp Thập bát giới, khiến cho chính bản thân mình biến mất hoàn toàn khỏi Tam giới, cũng không còn có pháp Thập bát giới nào của mình tiếp tục xuất hiện trong Tam giới nữa, mới gọi là Niết Bàn vô dư. Đó là pháp môn duy nhất để tu chứng giải thoát.
Nếu như có người nào muốn chứng Niết Bàn vô dư mà Phật đã dạy như thế, thì anh ta phải tiêu diệt hoàn toàn Ngã kiến và Ngã chấp – hiện tiền quan sát sáu tâm như Ý thức (Tính kiến văn giác tri và Tâm ly niệm linh tri)…đều là hư vọng; hiện tiền quan sát Tâm tư lượng (Tâm thời thời nơi nơi làm chủ) cũng là hư vọng. Bằng cách hiện tiền quan sát như thế để đoạn trừ tri kiến và sự chấp trước đối với “Tự Ngã chân thực bất hoại”. Sau khi đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp xong, thì thành Hữu dư Niết Bàn – có đủ giải thoát và tri kiến để giải thoát. Người như thế được gọi là người Huệ giải thoát. Khi anh ta xả thọ, thì sẽ diệt tận chính mình, không còn tiếp tục thụ sinh trong bất kỳ cảnh giới nào nữa, cho nên sẽ không còn có “Tự Ngã đời sau” xuất hiện trong Tam giới, như thế gọi là Niết Bàn vô dư. Sự tu chứng như thế mới gọi là giải thoát trong Phật giáo.
Nay cái thứ giải thoát mà Mật tông nói kia đều là muốn dùng pháp quán tưởng để đưa Ý thức nhập vào trong cảnh giới mà anh ta quán tưởng; sau đó lại dùng pháp tinh dịch Minh điểm bất lậu (không xuất tinh) đồng thời thường trụ trong Đệ tứ hỷ của cơn cực khoái tình dục, lấy đó để chứng đắc quả báo đại lạc thường trụ của Báo thân Phật, để làm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, để làm Lậu tận thông, coi cảnh giới như thế gọi là giải thoát (chi tiết xem trong Chương 9). Kỳ thực, làm như thế đều chưa hề đoạn được chút xíu tơ hào nào của “Ngã kiến”, huống hồ có thể đoạn được Ngã chấp? Điều này muốn nói rằng các thày Mật tông từ xưa đến nay đều hoàn toàn hiểu sai về nội hàm ý nghĩa của Ngã kiến và Ngã chấp, cũng hiểu sai hết về nội hàm của Niết Bàn giải thoát, thậm chí hoàn toàn không thể nào hiểu được ý nghĩa và nội hàm thực sự của Niết Bàn. Dùng cái lạc dâm dục và pháp quán tưởng như thế mà đòi thành tựu giải thoát, thật đúng là hư vọng tưởng về Lậu tận thông.
Lượt xem trang: 0