Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 9: Câu sinh trí do vọng tưởng bày đặt ra
Vọng tưởng về Câu sinh trí mà Mật tông nói như sau:
“Tịnh bất tịnh bản thể, tam tụng bán: Khi tham dục định ở đó, thứ tự tứ hỷ đều nhận rõ, tham lạc ban đầu chuyển tại đỉnh, nhị hỷ tại hầu tam hỷ tâm. Thức cũng tập hợp ở tề (rốn), khi hỏa tương hợp với nguyệt, trong mạch Hải loa thấy Câu sinh, đó là sự chứng biết trong sát na. Bát thức bất diệt từng cái sáng, vô biệt như thế phi phiền não, bởi đó gọi là trí tuệ thân, vì đều thành Chân Như thanh tịnh. Vô diệt vô lậu đủ Không tính, Câu sinh trí biến chủ nên tu.
Các hữu tình vào lúc tham (lúc ở cực khoái tình dục), Thức (chỉ A Lại Da Thức do quán tưởng – còn gọi là Minh điểm trong Trung mạch) đang ở chỗ nào đây? Đáp rằng: Phải như thứ tự tứ hỷ, Thức (Minh điểm do quán tưởng) có đầy đủ cùng nó, ban đầu nằm tại đỉnh (chỗ này nói mẫu thuẫn với phần trước là nằm ở Mật xứ), thứ hai tại hầu, thứ ba tại tâm, tứ tư tại tề (rốn), đến tề thì thức tập hợp được toàn bộ rồi. Chuyết hỏa và nguyệt dịch (tinh dịch nam và dâm dịch nữ) hỗn hợp ở trong mạch Hải loa (trộn lẫn ở trong mạch Hải loa cổ tử cung chỗ phần chót Trung mạch của bên nữ), lĩnh nạp câu sinh (lĩnh thụ lấy cái lạc xúc dâm lạc vốn có ngay từ lúc sinh ra), đó gọi là Câu sinh trí hỷ.
Về thời gian và bản thể, tụng rằng: ‘Đây là sự chứng biết trong sát na, Bát thức bất diệt từng cái sáng, vô biệt như thế phi phiền não’. Như trên đã nói: hiểu biết trong một sát na (trong sát na đầu tiên khi Câu sinh trí hiện khởi trong cơn cực khoái tình dục là có thể nhận biết ngay được cái hỷ này), đó là thời lượng của nó (đây chính là thời lượng của sự chứng biết), bản thể là sự hỗn hợp của Lạc Minh vô niệm, tuy không có cái bẩn phiền não (Mật tông cho rằng khi đang trụ trong cái lạc của cực khoái tình dục này thì không có phiền não nào hết), nhưng tất thảy chúng sinh hữu tình không thể nhận biết được. Sau khi Câu sinh trí diệt trong một sát na (sau khi cái sát na hiểu biết cảm nhận cực khoái tình dục qua đi), thì hy hỷ hiện tiền (cái hoan hỷ mà tâm an trú trong cảnh giới cực khoái tình dục kia có được gọi là ly hỷ ấy đã hiện tiền). Tuy nhiên Câu sinh trí hỷ là trí thể (tuy nhiên vẫn coi Câu sinh trí hỷ là trí thể của ly hỷ), ba cái hỷ khác đều không phải là trí (ba cái hỷ còn lại là Sơ hỷ, Thắng hỷ, Đệ tứ hỷ đều không phải là trí tuệ thực sự), có phân biệt tướng (vì đều có tướng phân biệt), cho nên Hỷ Kim Cương nói rằng: ‘Cái hỷ (ban đầu) là Sơ hỷ, Thắng hỷ là tăng thượng, Ly hỷ là ly hoan hỷ, còn lại là Câu sinh hỷ’. Cho nên nói Đệ tứ hỷ (lấy Câu sinh hỷ) là trí tuệ thân. Tám thức viên mãn bản thể (kỳ thực Mật tông xưa nay chưa từng có người nào chứng đủ được tám thức), khi nào đối trị tất thảy cấu bẩn xong, thì lúc đó có hiển hiện lượng để chứng biết rằng: tất thảy đều là đại lạc bản thể. Lời tụng không có cái nào diệt, bản thể Lục thức minh hiển, đó là Hóa thân. Cái tự tính vô lậu, cho nên không có tất thảy phiền não, đó là Báo thân viên mãn đại lạc. Cái mà có đủ Không bản thể, tức là Tự tính thân, tất cả mọi thời đều trở thành bản thể câu sinh phổ thông, gọi là cái chứng đắc của việc tu đó”. (34-434~435)
Vì tà kiến mà Tông Khách Ba coi thứ dâm lạc này là pháp Câu sinh, nhận định bản chất của thứ lạc này chính là bản thể của tất thảy vạn pháp, gọi nó là Chân thực pháp, Thực tế thường trụ, đồng thời nó đến tận vị lai tế (hết tương lai) cũng vẫn tùy ý vận hành liên tục không ngừng, vì thế mà ông ta xây dựng cái xúc chạm của dâm lạc này là bản thể của chư pháp, do đó mà phủ định thức thứ bảy, Thức thứ tám, không cần đến Thức thứ tám làm bản thể thường trụ vĩnh bất sinh diệt. Chính vì lẽ đó mà Tông Khách Ba nói thế này: “Cho nên, Lạc chân thực gọi là Tự thể câu sinh, hoặc gọi là Tự tính câu sinh, ý nghĩa là không đợi công dụng nhân duyên, tận vị lai tế tùy ý vận hành nối tiếp (chi tiết xem ở Tập 2)”. Bởi vậy mà các đại tông phái của Tây Mật đều không thể đứng ngoài hành môn Câu sinh lạc Song thân pháp này, cũng không thể đứng ngoài việc truy cầu Đệ tứ hỷ này, vì hành môn và lý luận của Mật tông đều xuất phát từ pháp môn dâm lạc này cả.
Người chứng được Câu sinh hỷ, theo Mật tông tức là đã thành tựu Phật đạo cứu cánh rồi. Mai Kỷ Ba, Tát Lạp Cáp, Nguyệt Xứng, A Để Hạp, Liên Hoa Sinh , Mã Nhĩ Ba, Mật Lặc Nhật Ba, Cương Ba Ba, Tông Khách Ba, Pháp vương Đạt Lai Lạt Ma các đời… cho đến tất cả những người “đã thành Phật đạo”, chưa thành Phật đạo của Mật tông thời nay đều có cùng một “chứng lượng” này, đều không thể đứng ngoài lý luận và quả chứng hành môn của Song thân pháp.
Như vậy ý đoạn trên là: Cái lạc dâm xúc sinh khởi khi đến sát na đầu tiên của cơn cực khoái tình dục, hiểu rõ rằng cái đó chính là hỷ lạc đến cùng lúc (con người) ra đời, tức là sự chứng biết ở sát na đầu tiên. Ví dụ như các thiếu nam, thiếu nữ chưa từng mây mưa với nhau, chưa từng ăn quả cấm, cho nên khi lần đầu tiên cảm nhận sự xúc chạm cọ sát của dâm lạc, không thể hiểu được rằng đó là cái khoái lạc có đồng thời từ lúc chào đời; Nhưng cho đến khi đạt cực khoái tình dục, hơi khởi sinh tâm phân biệt, thì tại sát na (tích tắc) đó hiểu rằng con người đã có chức năng khoái lạc này ngay từ lúc mới chào đời, nhờ thế mà hiểu được cái khoái lạc này từ lúc sinh ra vốn dĩ đã có, chính vì thế mà câu tụng này mới nói: “Đó chính là sự chứng biết ở sát na đầu tiên”.
Sau việc đó thì tại thời điểm sát na thứ hai, an trú trong cảnh giới này mà sinh hoan hỷ, cái hỷ này gọi là Ly hỷ. Nếu có thể nhận được sự chỉ dạy của thượng sư khác giới trong Mật giáo, tại thời điểm sau khi Câu sinh hỷ chứng được đó xuất hiện, trong lòng sinh khởi sự hoan hỷ mà không có tâm ưu phiền, cùng thượng sư thường trụ trong cơn dâm lạc cực khoái tình dục này, thì thành cái Hỷ ly hỷ. Chứng biết được thứ hỷ lạc như thế, đó chính là Hỷ ly hỷ trong Mật tông. Nếu người nào có thể nương dựa vào đó mà cùng thượng sư khác giới hoặc hành giả Mật tông khác giới tiến tu theo thứ tự, cuối cùng sẽ đạt đến trạng thái hỷ lạc lan khắp toàn thân cho đến tận đỉnh đầu, rồi có thể trụ mãi trong cảnh giới cao trào dâm lạc đó, đồng thời không để lậu rớt Minh điểm (xuất tinh) thì tức là người đã chứng được Câu sinh hỷ và Đệ tứ hỷ, tức là đã trở thành “bậc thánh” Mật tông đã thành tựu Phật đạo cứu cánh rồi.
Người chứng “thánh” trong Mật tông thường coi Câu sinh hỷ là Trí thể, cho nên Tông Khách Ba nói Đệ tứ hỷ (và Câu sinh hỷ) là Trí tuệ thân. Tức là lấy Tâm giác tri trộn lẫn ba thứ “Lạc, Minh, Vô niệm” làm bản thể của chư pháp, vì thế mới nói bản thể là sự tổng hợp của Lạc Minh vô niệm. Mật tông coi sự tu chứng của cảnh giới ý thức như thế, coi tà kiến hành môn ngoại đạo và chứng lượng tu hành như thế là sự chính tu (tu hành đúng đắn) trong Phật pháp, hoang đường đến cùng cực. Ấy thế mà vẫn có nhiều kẻ ngu si trong Hiển giáo, Mật giáo tin theo, không chút nghi ngờ.
Mật tông cho rằng: Nam nữ căn (bộ phận sinh dục) vốn có của con người đã có từ lúc sinh ra thì nghĩa là cũng có cái lạc xúc dâm lạc đi kèm, mà cái lạc xúc này không phải là do sau khi tu hành mới có, mà là thứ vốn dĩ có từ lúc chào đời rồi, cho nên gọi là pháp chân thực bất hoại. Còn Đệ tứ hỷ vốn dĩ cũng đã có công năng này từ lúc con người ra đời rồi, chứ không phải là thứ nhờ tu hành mà sau này mới xuất hiện, chẳng qua là chúng sinh không chứng không biết điều này, phải đợi khi được thượng sư Mật tông giải thích, hoằng truyền, chỉ đạo thì mới biết được. Nếu vốn dĩ đã có tính năng này rồi, thì tức là pháp Câu sinh (bẩm sinh ra đời đã có), cho nên khi trải qua quá trình tu học Mật pháp mà chứng được Đệ tứ hỷ, liền nói thứ hỷ này là Câu sinh hỷ. Muốn chứng đắc thứ hỷ này cần phải nhờ cậy vào sự đích thân truyền thụ của thượng sư Mật tông thì mới hiểu rõ được các loại chi tiết trong đó, cho nên đệ tử bắt buộc tuyệt đối phải tin theo ngôn hành của thượng sư, tuyệt đối phục tùng sự chỉ đạo của thượng sư.
Mà người tu học Mật pháp này còn buộc phải đem sắc thân của mình để đích thân tiếp xúc với thượng sư thì mới chứng được đầy đủ pháp của thượng sư, cho nên vào thời cơ thích hợp, hành giả Mật tông buộc phải tự đem sắc thân của mình cúng dường cho thượng sư. Nếu như thượng sư và mình lại cùng giới tính, thì phải tìm cho được người khác giới để làm dũng sĩ Minh Phi, lấy sắc thân đó cúng dường cho thượng sư, đợi thày vui vẻ, thì mới được truyền thụ quán đỉnh bí mật thứ ba – dùng sắc thân của mình giao phó cho thượng sư và chấp nhận chỉ đạo lâm sàng (chi tiết xem cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba) hoặc gián tiếp nhờ vào người khác giới được mời đến để thượng sư chỉ đạo lâm sàng (tại giường luôn).
Nếu như người nào mà bản thân chưa từng đem một số lượng lớn “tiền, vàng” cúng dường cho thượng sư để lấy lòng thầy, thì bắt buộc phải là một bậc khôi ngô, xinh đẹp bẩm sinh, thêm vào đó còn phải hiểu ý phụng sự hầu hạ, để giành được sự vui vẻ tham ái của thượng sư khác giới, như thế thì mới được thượng sư truyền thụ quán đỉnh bí mật cho, thì mới được thượng sư đích thân chỉ đạo lâm sàng. Nếu như đệ tử Mật tông không thể cúng dường tiền tài số lượng lớn, bản thân cũng không phải là trang khôi ngô, kiều diễm gì hoặc dù có khôi ngô, kiều diễm nhưng lại không hiểu ý phụng sự để chiếm được lòng thương yêu của thượng sư khác giới, thì thường là phải đem con gái trẻ chưa chồng của mình cúng dường cho thượng sư, sau đó mới chiếm được lòng thượng sư, để mà chọn ngày đích thân truyền thụ quán đỉnh bí mật thứ ba và tiến hành chỉ đạo “lâm đàn (lâm sàng)” trong quán đỉnh thứ tư.
Sau khi truyền thụ quán đỉnh bí mật thứ ba, đã có thân mật xác thịt rồi, đồng thời cũng đã có lý luận và khái niệm tu hành Song thân pháp rồi, thì lại tìm thời cơ thích hợp để hợp tu Song thân pháp với thượng sư, để cầu chứng Đệ tứ hỷ, vì dù sao thì thượng sư vẫn có kinh nghiệm hơn đệ tử. Khi chứng được Đệ tứ hỷ, thượng sư sẽ chỉ đạo đệ tử làm thế nào quan sát được cái lý “Lạc Không bất nhị”, đồng thời chỉ đạo đệ tử Lạc Không song vận ra sao, thì mới có thể nhanh chóng chứng được “Phật quả” của Mật tông.
Khi chứng được Đệ tứ hỷ này, đã có thể hiểu rõ được làm thế nào để chứng đắc thứ hỷ lạc này, thì sẽ chứng được “trí tuệ” của thứ hỷ này. Thế nhưng công năng của Đệ tứ hỷ này vẫn là thứ vốn dĩ đã có từ lúc chào đời, chứ không phải nhờ tu mà có, cho nên chứng được trí tuệ của Đệ tứ hỷ này gọi là Câu sinh trí. Đệ tứ hỷ này chính là “Trí tuệ thân” mà các phái Mật tông vẫn thường nói, các Lạt Ma xuất gia như Tông Khách Ba của Hoàng giáo Tây Mật được phong là thanh tịnh tự tu cũng không thể đứng ngoài cảnh giới này. Ngẫm đọc những nội dung nói trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba biên soạn thì cũng có thể biết được quá nửa rồi. Thế nhưng, cái thứ chính tu của Mật pháp tức thân thành Phật vô thượng thù thắng này lại khác xa so với Trí tuệ thân được tu, được chứng trong Phật giáo, vì nó không phải là trí tuệ phát khởi dựa vào việc chứng đắc Như Lai Tạng, mà chỉ là Trí tuệ thân do Mật tông tự bày đặt ra mà thôi. Chính vì lẽ đó mà “Câu sinh hỷ, Câu sinh trí” mà Mật tông tuyên thuyết đều là vọng tưởng, không phải là Phật pháp.
Lượt xem trang: 0