Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 8: Sự hiểu lầm của Mật tông về Vô phân biệt trí
Việc hành pháp của Mật tông dẫn đến họ trở thành “ngoại đạo cầu pháp ngoài tâm”, nguyên nhân lớn nhất là họ vọng coi những gì họ tưởng (tưởng tượng) là thật, không hề có ý mong cầu tìm đến Bồ Tát trụ thế tiếp dẫn, không chịu cầu lấy chân ý nói trong kinh Phật tam thừa, thuần chỉ dựa vào cuồng mạn của mình để làm quán tưởng, coi giả thành thật, muốn tranh ngôi chính thống với Hiển tông của Phật giáo hòng thay thế Hiển tông, vì thế mà họ không thể nào thực sự tu học Phật pháp được, cho nên rơi vào trong vọng tưởng của ngoại đạo. Người có tâm thái như thế mà không chịu sửa đổi, cho dù đại kiếp này có qua đi thì Mật tông cũng vẫn không có ai có thể chứng ngộ được Bát Nhã, vẫn đứng ngoài Tàng thức tự tâm để tu Phật pháp – vẫn mãi mãi đọa vào trong cảnh giới vọng tưởng của ngoại đạo “cầu pháp ngoài TÂM”.
Mật tông thường xuyên lấy việc duy trì Ý thức tỉnh táo không mụ mị và không phân biệt (kỳ thực không phải là vô phân biệt thực sự), luôn luôn lấy Tâm giác tri duy trì ở trạng thái nhất niệm bất sinh mà không khởi ngôn ngữ văn tự để phân biệt các pháp nhằm chứng lấy Vô phân biệt trí. Khi tọa thiền tu định đã như thế, mà khi hợp tu Song thân pháp cũng như vậy: lấy việc nhất tâm thụ lạc (hưởng sướng) trong dâm lạc để quán “vì cái sự dâm lạc không có hình tướng nên là Không tính, cái Tâm giác tri cảm nhận sự sung sướng kia cũng không hình không tướng nên cũng là Không tính”, coi việc thụ lạc mà tư duy phân biệt trong nhất niệm bất sinh, không khởi ngôn ngữ văn tự như thế là đã chứng được Vô phân biệt trí, dựa vào sự “tu chứng” đó để làm Lý thủ ấn:
“Bạc Già Phạn (ở đây là chỉ ‘Phật’ do Mật tông sáng tạo ra) nói trong “Vô thượng tục” rằng: ‘Do lìa lậu thất (do tránh xa được việc lậu rớt tinh dịch), nên có thể đắc Câu sinh trí (có thể chứng đắc trí tuệ đại lạc Đệ tứ hỷ)’. Trong “Hỷ Kim Cương tục” nói: ‘Dục và li dị, sát na, thắng hoan hỉ, vượt ngôn ngữ hành cảnh là sức mạnh của Tam quán, các Phật trí như thế’. Như trên là dùng hai thứ dụ và nghĩa dung hợp mà nói. Pháp nghỉ ngơi của nó có Tam pháp ấn, “Thời luân” nói: ‘Người thủ ấn (Minh Phi trong pháp tu song thân) là Nghiệp trí lý (là cái lý về “trí tuệ” sự nghiệp Song thân pháp)’. Phê chú rằng: ‘Nghiệp thủ ấn là chỉ từ việc tu chú lực để hoàn thành Không Hành Mẫu (Minh Phi trong Sự nghiệp thủ ấn – tức là Không Hành Mẫu, từ sức mạnh tu trì chú mà có thể thành tựu tư cách Không Hành Mẫu)’. Hoặc gọi là chú sinh Không Hành Mẫu, hoặc gọi là Điền sinh. Lại có loại sinh ra từ chủng tính, chúng đều có phát nhũ (đều có tướng đẹp ở đầu, tóc, vú). Trí thủ ấn thì sinh ra nhờ ý tu phân biệt, Lý thủ ấn thì là ấu nữ nhìn ánh sáng gương, có đủ tất thảy tướng thù thắng mà lìa tất cả mọi phân biệt (Tâm giác tri không thực hiện phân biệt). Trong bài tụng có nói đến thủy ngân là tỷ dụ về Minh điểm (ví dụ về tinh dịch). Nó tương ngộ với hỏa (tinh dịch gặp lửa dục) thì dễ tán thất, như vậy chùy tiếp xúc với sản môn (dương vật tiếp xúc với âm đạo), cũng dễ lậu thất. Thủy ngân (tinh dịch) cần phải dùng dầu thuốc để làm cho nó bất động (phải dùng dầu thuốc bôi lên để không cho xuất tinh), như thế dùng sức tu Thủ ấn (dựa vào sức mạnh tu Sự nghiệp thủ ấn Song thân pháp) để khiến cho Minh điểm không mất (khiến tinh dịch không lậu rớt)”. (34-423~424)
Mật tông coi không khởi phân biệt trong dâm lạc như thế là chứng đắc Vô phân biệt trí, khi mới chứng lần đầu tiên thì gọi là Căn bản trí; sau đó tu lại mà có nhiều thể nghiệm thâm sâu vi tế hơn thì gọi là Hậu đắc trí. Căn bản trí và Hậu đắc trí trong nhất niệm bất sinh như thế, đối với Mật tông mà nói thì họ không coi người chứng được bằng tọa thiền là cao mà coi người chứng đắc bằng Song thân pháp mới là cao thâm. Mật tông cho rằng người chứng đắc nhờ tọa thiền chỉ là Minh Không song vận, không có đại lạc, cho nên không thể trở thành “Báo thân Phật”, mà gọi đó là “Cô phần Pháp thân[1]”; còn người chứng đắc trong Song thân pháp thì có thể chứng được quả báo đại lạc Đệ tứ hỷ của dâm lạc mà thành “Báo thân Phật” và “Pháp thân Phật” có Tâm giác tri thụ lạc vô niệm. Chính vì thế mà “Vô phân biệt trí” này coi chứng lượng trong Song thân pháp là cao thâm, vì có quả báo thụ lạc nên chứng được “Báo thân Phật” và nhờ có Tâm giác tri lìa vọng tưởng phân biệt mà trở thành “Pháp thân Phật”. Đây là kiến giải chung của tất cả các tông phái lớn nhỏ của Mật tông Tây Tạng.
Thế nhưng khái niệm Vô phân biệt trí trong Phật pháp là chính tu (tu hành đúng đắn) trong đạo Phật Bồ Đề: Thông qua tham thiền để chứng được Thức thứ tám, nhờ chứng được Thức thứ tám mà hiện tiền quan sát và lĩnh thụ “tính vốn dĩ vô phân biệt, vốn dĩ không khởi vọng niệm” của Thức thứ tám, chứ không phải là lìa ngôn ngữ phân biệt bằng Tâm ý thức giác tri. Nếu là sự lìa phân biệt bằng Ý thức thì sau khi chứng ngộ sẽ không nên vẫn còn sự phân biệt, thì các tổ sư Thiền tông và Phật sau khi chứng ngộ sẽ đều trở thành kẻ ngốc, không còn có thể khéo quan sát căn khí của chúng sinh và thuyết bất kỳ pháp gì nữa. Thế nhưng chúng ta hiện thấy Phật và chư thánh sau khi chứng ngộ vẫn có đầy đủ Tâm ý thức, vẫn có thể phân biệt được căn khí của chúng sinh và nhân duyên đắc độ, từ đó mà dùng phương tiện thiện xảo để thuyết các pháp. Qua đó có thể thấy Tâm vô phân biệt Thức thứ tám và Tâm giác tri có phân biệt thức thứ sáu luôn luôn đồng hành, chứ không phải là đem Tâm ý thức có phân biệt ban đầu tu thành Tâm Thức thứ tám vô phân biệt.
Nếu như nói Tâm giác tri tu thành Tâm vô phân biệt thì mới gọi là chính tu thì khi đang tọa thiền thì thành Tâm vô phân biệt, khi rời tọa thuyết pháp cho chúng sinh và quan sát căn khí của chúng sinh thì lại biến thành Tâm có phân biệt. Việc lúc thì phân biệt, lúc thì vô phân biệt như thế thì tức là trở thành pháp biến dị, thì không phải là Phật pháp chân chính, vì chính lý Bát Nhã của Phật pháp không phải là pháp biến dị. Cho nên cái Tâm vô phân biệt mà chư thánh chứng đắc đó, từ vô thủy kiếp đến nay nó vẫn luôn luôn vô phân biệt, là Tâm vô phân biệt vốn dĩ đã tồn tại rồi, chứ không phải dựa vào các phương pháp tu hành để chuyển biến Tâm ý thức giác tri có phân biệt thành Tâm vô phân biệt đâu. Nếu là pháp chuyển Ý thức thành Tâm vô phân biệt thì Tâm ý thức giác tri vô phân biệt này phải thông qua tu hành để biến thành tính vô phân biệt. Mà nếu là thứ phải qua tu để biến thành thì rõ ràng là pháp nhân duyên sinh, thì sau này khi mà nhân duyên ly tán thì nhất định sẽ biến thành Tâm có phân biệt. Cho nên Tâm vô phân biệt mà Mật tông chứng được kia đều là tâm lúc thì có phân biệt, lúc thì không có phân biệt, vì những gì họ chứng được đều là Tâm ý thức mà thôi.
Tâm vô phân biệt trong Phật pháp chính là Thức thứ tám, là Tâm luôn luôn mãi mãi không có phân biệt, vì từ vô thủy kiếp đến nay vốn dĩ đã là Tâm vô phân biệt rồi. Từ vô thủy kiếp đến nay nó vẫn đồng thời tồn tại và vận hành song song không ngừng nghỉ với Tâm ý thức, thậm chí cho đến khi Ý thức vì đi ngủ, hôn mê mà đoạn diệt thì Tâm vô phân biệt kia vẫn vận hành không ngừng nghỉ, không từng gián đoạn trong một sát na nào, chứ không phải nó là Tâm do Tâm ý thức giác tri chuyển biến mà thành, cho nên nó không phải là pháp biến dị. Qua đó có thể thấy Tâm vô phân biệt mà Mật tông nói đến ở đây tuyệt đối không phải là Tâm vô phân biệt nói trong Phật pháp chính tông.
Lại nữa, Không tính – Tâm giác tri trong dâm lạc mà Mật tông tuyên thuyết vừa có thể hiểu biết được cảm giác dâm lạc để nhất tâm thụ lạc và vận hành nó, lại tự nhận ra được mình đang ở trong cảm thụ dâm lạc thì nó là một Tâm có phân biệt, chứ không phải là Tâm vô phân biệt. Đã Lạc Không song vận thì tức là hiểu biết được hai pháp Lạc và Không, thì tức là Tâm có phân biệt rồi, vì Tâm vô phân biệt không nên và cũng không thể nào hiểu biết cảm nhận được cái Lạc và cái Không. Khi đang cảm nhận cái lạc xúc, lại hiểu rõ được lạc xúc đó và duy trì kéo dài nó, thì tức là sự phân biệt rồi. Cho nên, việc Mật tông nói Lý thủ ấn trong Lạc Không song vận là Tâm vô phân biệt chỉ là vọng tưởng, không phải là sự tu chứng thực sự trong Phật pháp.
Từ nguyên do vọng tưởng đó cho nên những gì nói trong Mật tục đều là phi Phật pháp, vì họ đều sáng tác dựa trên ngôn thuyết vọng tưởng mà thôi. Ví dụ, đại sư Mật tông đế sư triều Minh Nhượng Tưởng Đa Kiệt nói về Chân Như trong cuốn sách “Trát Mạc Nang Đôn – Thậm thâm nội nghĩa” của ông ta như sau: “Phương tiện do Thế Tôn (Phật do Mật tông sáng tạo ra) nói, là thứ lìa lậu (không bị tiết lậu tinh dịch) tựa như thủy ngân, ba loại Thủ ấn trì bó lớn, giương cờ chủ mạch bốn thanh tịnh, sau khi diệt (sau khi hiện tượng tinh dịch xuất lậu bị diệt đi) tương hợp với kiến đế (tức là tương hợp với kiến đạo), vì có đủ tùy niệm thập lục (chi tiết xem trong Chương 9), kiên cố xong (cương cứng không xuất trong cực khoái tình dục) thì nâng lên trên (chiết nâng tịnh phần của tinh dịch và dâm dịch lên trên trong cơn cực khoái tình dục), có thể sinh thứ tự mười hai địa (có thể sinh khởi thứ tự chứng đắc từ Sơ địa đến Diệu Giác trong Mật tông), đắc kiến đạo mười sáu hoan hỉ, cứu cánh ở mười hai duyên khởi (có thể đạt hiểu biết cứu cánh ở Thập nhị duyên khởi), thân tướng đẹp tựa như hoa nở khắp, nói hiện chứng Bồ Đề trong sát na, Phật (chỉ Phật do Mật tông sáng tạo ra) nói đó chính là Chân Như”. (34-423)
Mật tông đều đem dâm xúc trong Song thân pháp và “tu hành, chứng lượng” chiết nâng tịnh phần dâm dịch ra nói đó là kiến đạo và chứng đắc Chân Như. Thế nhưng cái kiến đế nói trong bài tụng kia và Chân Như trong đó đều hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng (khi đến Phật địa thì đổi tên thành Chân Như) mà Phật đã tuyên thuyết, không phải là Tự Tâm Chân Như mà Phật nói. Các trí tuệ sinh ra nhờ tu hành Song thân pháp mà Mật tông nói kia đều hoàn toàn không liên quan gì đến trí tuệ Bát Nhã trong Phật pháp, đều là dựa vào vọng tưởng ý mình mà sinh ra, những gì họ chứng đều không phải trí tuệ Bát Nhã trong Phật pháp, nhưng lại giả danh “Phật nói” để khiến chúng sinh tin tưởng. Nếu là người chưa thực sự tu chứng được trí tuệ Bát Nhã thì sẽ vì thế mà bị họ trùm đầu, theo họ tu học, trở thành những kẻ đáng thương “sau này sẽ rơi vào hố lửa”.
Nay quan sát tất cả các Mật tục, Mật kinh do các thày Mật tông xưa nay sáng tác, họ đều hiểu sai hoàn toàn về Vô phân biệt trí căn bản và Vô phân biệt trí hậu đắc, đều không chứng được cả hai, cùng rơi vào một chỗ - đó là coi Tâm giác tri Lạc Minh vô niệm là Chân Như ở Phật địa, là Tâm vô phân biệt. Lại có rất nhiều thượng sư Mật tông dựa vào “chỉ ý chân thực trong các Mật tục” mà ngấm ngầm hoằng truyền Song thân pháp, họ đều cho rằng mật chỉ của Song thân pháp chính là Phật pháp thực sự mà Thích Ca Thế Tôn chưa từng truyền rõ, đồng thời đều cho rằng Song thân pháp mới thực sự là chính pháp do Báo thân Phật, Pháp thân Phật của Mật tông truyền lại. Họ đều không biết rằng đó là pháp mà Thế Tôn cực lực bài bác trong các kinh Tam thừa ngay từ đầu, cho nên đều bị tà thuyết tà pháp của các Mật tục làm cho mê muội và hiểu sai.
Nay có truyền thông đưa tin rộng rãi, nói “pháp sư Tâm Đạo núi Linh Thứu” của Đài Loan có hành vi thân mật bất chính với nữ tín đồ, dẫn đến bùng nổ vụ xì căng đan tình dục; lại có giáo sư Giang Xán Đằng nói đã từng nhìn thấy rượu thuốc tráng dương trong phòng của vị phương trượng nọ mà cảm thấy kinh hãi (chuyện này dựa theo tin đưa của “Một tuần san”). Trước đây cũng có báo đưa tin, nói về chuyện tình cảm giữa thượng sư Lư Thắng Ngạn và nữ tín đồ.
Những tin tức như thế sau này nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra ở các đạo tràng Mật tông khác thì tôi cũng chẳng nghi ngờ gì. Vì sao vậy? Vì những ví dụ thực tế nêu ra từ Chương 1 đến Chương 11 của cuốn sách này đều đã chứng minh Mật tông lấy Đệ tứ hỷ dâm lạc của Song thân pháp làm mục tiêu “tu hành tinh tấn” một đời của họ, coi đó là pháp môn thực tu tức thân thành Phật, thì phải hiểu rằng người học Mật tông nếu “tinh tấn tu hành” Mật pháp, sớm muộn gì cũng nhất định phải vào Mật đàn cùng thượng sư khác giới để hợp tu Song thân pháp, và lấy sắc thân cúng dường cho thượng sư; cũng chắc chắn rằng sau khi thụ quán đỉnh, họ sẽ lại tiếp tục cùng thượng sư của mình hợp tu Song thân pháp, vì đó là lời huấn thị nói trong sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do đại sư Tông Khách Ba của Hoàng giáo viết.
Cho nên, việc nữ hành giả Mật tông lên giường cùng nam thượng sư hoặc hành dâm trước tượng Phật trong Mật đàn chỉ là hiện tượng bình thường, họ còn gọi đó là “tu hành chính pháp”, hơn nữa còn là “pháp môn tức thân thành Phật” cao cấp nhất, thù thắng nhất trong Mật tông. Đối với các Bồ Tát thắng giải (hiểu sâu) pháp nghĩa của Mật giáo mà nói, thì đó chỉ là chuyện thường tình trong Mật tông, không có gì đáng kinh lạ. Duy chỉ có người ngoài, những người mới tu học Mật pháp và những người trong Hiển giáo, do không biết ý chỉ thực sự của pháp nghĩa Mật tông, cho nên mới kinh ngạc và lạ lẫm trước chuyện thượng sư Mật tông lên giường cùng đệ tử khác giới của mình. Còn những bình luận ồn ào trên các báo chí truyền hình đều thuộc về quan điểm của những người ngoài nghề cả.
Lại nữa, nam thượng sư của Mật tông vì mong muốn có thể đạt được cực khoái tình dục với nữ đệ tử hợp tu Song thân pháp của mình, cho đến cầu mong có thể chỉ đạo nữ đệ tử tu chứng cảnh giới Lạc Không song vận trong cơn cực khoái tình dục, cho nên anh ta nhất định phải có năng lực tình dục thật tốt. Do đó, ngoài việc bắt buộc phải chuyên cần tu Bảo Bình khí để khống chế tinh dịnh không lậu rớt (không xuất tiết ra ngoài) thì còn “phải tìm kiếm rượu thuốc tráng dương, hoặc tìm kiếm các loại đồ ăn thức uống có công dụng tráng dương khác để đạt được trạng thái trụ lâu kéo dài trong cơn cực khoái tình dục mà không xuất tinh” như đã thuật nhiều trong Chương 8, Chương 9. Cho nên, nam thượng sư Mật tông nhất định phải có biện pháp tráng dương trước, sau đó mới có thể kìm hãm sự xuất tinh, kéo dài sự cương cứng lúc hợp tu song thân, như thế thì mới khiến cho nữ đệ tử đạt được cực khoái tình dục, mà chỉ đạo nữ đệ tử quan sát “Lạc Không bất nhị”. Đợi khi nữ đệ tử chứng được cảnh giới Lạc Không bất nhị, trong khi cô ta vẫn đang trong cơn cực khoái tình dục liên tục không ngừng thì tiếp tục chỉ đạo làm thế nào trụ lâu trong Đệ tứ hỷ dâm lạc mà không mất đi “Không tính kiến”, cứ thế mà dạy bảo nữ đệ tử chứng được “Lạc Không song vận”. Sau khi thượng sư đích thân giao hợp và trợ giúp nữ đệ tử của mình chứng được cảnh giới Lạc Không song vận rồi thì lại dạy cô ta chứng tiếp cảnh giới “Phật Mẫu, Không Hành Mẫu”, trở thành “bậc thánh” có quả vị từ “Sơ địa” cho đến “Phật địa”, tức là thành Phật đạo bằng thân nữ. Đó chính là chính tu hành của Mật tông đấy.
Cho nên, tất cả những người học Phật giáo nếu như tin theo pháp của Mật tông, đều buộc phải chấp nhận những sự thực này: Pháp của Mật tông từ đầu cho đến cuối đều tuyên giảng, hoằng truyền, độ chúng sinh, khiến họ “thành Thánh, thành Phật” dựa trên pháp nghĩa dâm lạc. Nếu người nào không thể chấp nhận những sự thực này, thì không phải là tín đồ thực sự của Mật tông, tức chỉ là những người thiển học mới nhập vào Mật tông mà thôi. Với thượng sư Mật tông mà nói, thì những người đệ tử đó chỉ là “phi khí”, không thể truyền thụ Mật pháp cho những người này. Vì duyên cớ đó, sau này nếu tôi còn thấy những tin tức scandal tình dục như thế nữa thì tuyệt đối sẽ không chút kinh lạ, cũng đoán định rằng nếu Mật tông không sửa đổi những pháp nghĩa tà trái hoang đường của họ thì sẽ còn liên tục xảy ra những xì căng đan kiểu đó, chẳng có gì là quái lạ cả.
Tất cả những người học Phật giáo cũng không nên có chút cảm giác kinh lạ về những chuyện này, vì pháp nghĩa và hành môn của Mật tông hoàn toàn lấy Song thân pháp làm nòng cốt. Từ nguồn cớ này, Bình Thực tôi hết mực khuyên những người có trí: nên dựa vào các kinh điển Tam thừa mà Phật nói, tham cứu ý chỉ chân thực, thận trọng lựa chọn, để tránh đi lạc đường mà không tự biết. Mất thân mất của là chuyện nhỏ, nhưng vì tu Mật pháp mà phá hủy trọng giới, nói đại vọng ngữ, phá hoại Phật pháp…dẫn đến quả báo thuần khổ cực nặng trường kiếp trong đời sau mới là chuyện lớn.
[1] Chú thích của người dịch: Pháp thân một phần đơn lẻ.
Lượt xem trang: 0