Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 8: QUÁN ĐỈNH

 

Tiết 1: Lược thuật về quán đỉnh

Trong Tiết 1 đã từng nói sơ qua về quán đỉnh rồi. Quán đỉnh là nền móng cho tu học Mật pháp, cho nên những người học Mật trước hết bắt buộc phải thụ quán đỉnh, mới có thể tu tập Mật pháp. Như Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” đã nói: “Vô thượng Yoga (pháp tu song thân Lạc Không song vận) chính sở hóa cơ, nghĩa là đã tu cộng đạo, tịnh trị nối tiếp chủng tính Đại thừa như đã nói ở trên, là người có thể kham nổi, có đầy đủ chủng tính tối thắng trong Đại thừa, do Tâm đại bi phát động ý (sinh khởi ý niệm), thành tựu dục lạc mãnh lợi, nguyện nhanh thành Phật, muốn nhập vào pháp môn Vô thượng Yoga cấp tốc thành Phật, thì bắt buộc phải hiểu biết Tục nghĩa không đảo lộn, thiện học hai loại Thứ đệ và các loại Mật hành”. (21-154)

Ý Tông Khách Ba nói rằng: Người tu đạo muốn học Mật tông, trước tiên bắt buộc phải được thượng sư Mật tông quán đỉnh, trở thành “tịnh trị nối tiếp chủng tính Đại thừa”, thì sau đó mới có thể tu tập pháp tu song thân Vô thượng Yoga mà Mật tông truyền dạy, cho nên quán đỉnh chính là đạo cơ (nền móng) để tu học Mật pháp. Cũng tựa như trước khi vào trường học tập các kiến thức thì đầu tiên phải kiểm tra sức khỏe và đăng ký đã.

Trước khi quán đỉnh, hai thày trò phải quan sát lẫn nhau, nếu giữa hai thày trò đều phát hiện có duyên và có thể tương ứng với Mật pháp thì mới thực hiện việc quán đỉnh: “Sư trưởng nếu không quan sát pháp khí của đệ tử, tùy tiện quán đỉnh thì người phi pháp khí sẽ không thể gìn giữ Tam muội da (không thể giữ gìn Mật ý “Đẳng chí” pháp tu song thân), hiện (tại) sau (này) đều tổn hại. Cho nên, tuyên thuyết cho người phi pháp khí (các việc quán đỉnh) sẽ sinh ra rất nhiều sai lầm, phạm Tam muội da, lìa xa thành tựu, chịu nhiều ma hại. Đệ tử nếu không quan sát tướng thày, tùy tiện theo bất cứ ai thụ quán đỉnh, sẽ bị tà sư đó lừa hại, không thể gìn giữ Tam muội da thượng sư nói trong kinh, đoạn hoại thành tựu, rước các ma hại, sinh nhiều lỗi lầm, cho nên phải khéo quan sát lẫn nhau”. (21-160, 163)

Đoạn văn trên ý nói thượng sư muốn truyền pháp quán đỉnh, trước hết bắt buộc phải quan sát căn tính của đệ tử xem liệu có thích hợp để nhận học đạo Mật tông hay không? Nếu không quan sát trước mà tùy tiện truyền thụ quán đỉnh, mà đệ tử nếu không phải là chính cơ (người có căn cơ chuẩn) của Mật tông thì e rằng sau này sẽ không thể bảo vệ “pháp nghĩa bí mật” Song thân pháp của Mật tông mà tiết lộ ra ngoài, thì sẽ trở ngại đến việc hoằng truyền đạo pháp Mật tông. Như thế thì hiện tại và tương lai, cả hai thày trò đều phải chịu tổn hại. Cho nên, thượng sư bắt buộc phải quan sát trước xem đệ tử liệu có phải là người thích hợp để tu học đạo pháp Mật tông hay không? Nếu không phải là người thích hợp thì không thể quán đỉnh cho anh ta được. Còn đệ tử trước khi muốn nhận quán đỉnh, cũng bắt buộc phải quan sát thượng sư của mình trước xem liệu có phải là thượng sư chân chính trong Mật tông hay không? Nếu không sẽ bị kẻ “bất học vô thuật” khi dễ, lừa dối, những gì được học đều không phải là pháp Mật tông thực sự. Vì thế mới nói, trước khi thành duyên thày trò, hai bên đều buộc phải quan sát lẫn nhau, sau đó mới có thể quyết định có nên cử hành pháp sự quán đỉnh hay không.

Trong Mật tông truyền thống, việc quán đỉnh có khi cực kỳ thận trọng, thậm chí còn có người được quan sát 12 năm: “Kim Cương Man Kinh phẩm thứ hai nói: ‘Như mài đá xem bảo (ngọc), luyện kim thì xem kim loại, 12 năm như vậy, nên khéo quan (sát) đệ tử. Cho nên, bất kể lúc nào, quan sát nhau như thế, không để sinh ma ngại (chướng ngại do ma gây ra), rước khổ, phá hoại thành tựu’. Phẩm 54 lại nói: ‘Tựa như Sư tử hống, không nên trút ngõa khí, đại du già như thế, phi khí không nên truyền’. Đệ tử sát na hoại, hiện sau đều chịu tổn. Phi khí mà truyền thụ, Sư trưởng hoại thành tựu”. (21-160~161)

Coi trọng sự việc đến như vậy, là vì họ không muốn “Mật pháp” của Song thân pháp Mật tông bị người bên ngoài biết được, để tránh đạo pháp của Mật tông bị người chứng đạo thật sự phá hủy. Đạo Mật tông kỳ thực không có Phật pháp thâm diệu nào đáng nói, duy chỉ là pháp dục lạc thế gian, nhưng được khoác bên ngoài lớp áo danh tướng của Phật pháp, rồi lại rêu rao tôn lên là tu chứng bí mật của Phật pháp chí cao vô thượng, lừa người ta rằng đó là “Phật pháp” cấp bậc cao nhất, cứu cánh nhất, nhằm mê hoặc chúng sinh mà thôi. Vì tu chứng không có thực chất trong Phật pháp, nên họ không cho phép người ngoài biết được, nhằm tránh bị người ngòai phá hoại – mà hiện nay thì đang bị Bình Thực tôi phá. Cho nên, thượng sư đều phải rất cẩn thận quan sát xem đệ tử liệu có thích hợp để tu Mật, có thể gìn giữ được bí mật hay không nhằm tránh Mật pháp bị tiết lộ và bị phá hoại.

Thế nhưng, Mật tông ở Đài Loan hiện nay, bất luận là Lạt Ma đến từ Nepal, Ấn Độ hay là người đến từ giáo phái khác hoặc từ phương khác đến, sau khi đến được Đài Loan, lúc truyền quán đỉnh, đều đã bị hình thức hóa: Chỉ thị hiện long trọng pháp khí cho người nhận quán đỉnh xem, nói rằng như thế là đã quán đỉnh xong. Như lúc truyền quán đỉnh Bảo Quán, quán đỉnh Kim Cương chùy, quán đỉnh Chuông (Linh), quán đỉnh Bình…tất cả sau khi xướng tụng Mật chú, bèn giơ cao pháp khí, nâng đặt hai bên trái phải về phía người nhận quán đỉnh, coi như thế là đã làm xong lễ quán đỉnh. Việc quán đỉnh như thế chỉ là hành động đã bị hình thức hóa – trở thành lễ quán đỉnh ăn bớt công đoạn[1], không có quán đỉnh thực chất, đều không phải là những người quán đỉnh “như pháp” theo Mật pháp. Người quán đỉnh nói trong cuốn sách này đều là nói về người quán đỉnh “như pháp” dựa theo Mật tục. Nếu như hành giả Mật tông ở Đài Loan được nhận quán đỉnh mà khác với những gì nói trong cuốn sách này, thì có nghĩa là anh ta chưa từng được nhận quán đỉnh “như pháp”, phải lấy ví dụ trong cuốn sách này làm chuẩn, bởi tất cả đều được nói dựa trên chứng cứ có thật trong Mật tục của Mật tông.

Pháp quán đỉnh chủ yếu có năm loại: Thứ nhất là Nhân quán. Thượng sư muốn quán đỉnh cho người nào đó, thì trước hết phải hiểu rõ mọi thứ liên quan đến Nhân quán, sau đó mới có thể truyền thụ quán đỉnh cho người ta. Tông Khách Ba nói rằng: “Trong các chi phần nghi lễ quán đỉnh, nghi quỹ hộ ma và tư lương luân, và tướng chú sư, chuông chùy, gáo múc dầu to nhỏ, gậy đầu lâu…cần thiết cho lúc tu cần phải chế tạo thế nào, sau khi chế tác thì lúc nào đem ra sử dụng đều phải hiểu rõ. Như thế, nhờ sức quán đỉnh thì mới trở thành pháp khí. Cần thiện hộ các Tam muội da, văn tư giáo nghĩa, quyết chọn tu tập. Hiện pháp thượng đẳng tức có thể thành Phật, trung đẳng thì được thành Phật ở Trung Hữu vị (giai đoạn Trung âm thân) ở các hữu tình khác, hạ đẳng thì chuyển sinh mới có thể thành Phật”. (21-156)

Việc thành Phật nói trong đoạn văn này, thực chất có sự khác biệt rất lớn với nội hàm thành Phật nói trong Hiển giáo, không phải là việc thành Phật như bên Hiển giáo, chỉ là cảnh giới “thành Phật” có riêng ở Mật tông, là cảnh giới “thành Phật” vọng tưởng mà thôi, sau này tôi sẽ nói tiếp, ở đây tạm không thuật đến. Trước khi muốn nhận quán đỉnh, đệ tử trước hết phải làm việc cho thượng sư, khiến cho thượng sư tâm sinh hoan hỉ, thì sau đó mới truyền thụ pháp quán đỉnh cho anh ta.

Ngày nay, các pháp vương, thượng sư Mật tông đến Đài Loan truyền thụ quán đỉnh, đa phần đều không thận trọng việc này, chỉ do người mời ở đất này đứng ra làm chủ sự, sau khi xây dựng pháp đàn, rồi định kỳ quán đỉnh cho đại chúng. Lúc quán đỉnh, chẳng hề quan sát người nhận quán đỉnh liệu có phải là căn khí thích hợp cho việc tu học Mật tông hay không, cũng chẳng cần nói rõ ý chỉ quán đỉnh cho những người nhận quán đỉnh, cũng không hề nói cho người nhận quán đỉnh biết về mục đích chính trong tu học Mật pháp sau khi quán đỉnh – tức ý chỉ về Song thân pháp, càng không hề quán đỉnh cho người ta theo quy định ghi trong Mật tục. Vì thế, ngày nay, các thày Mật tông đến Đài Loan quán đỉnh cho đại chúng, dụng ý chủ yếu là kết duyên với đại chúng, nhận sự cúng dường của họ nhằm trù bị cho đạo tràng của họ ở nước ngoài sử dụng mà thôi, chứ không hề có nội dung thực chất của quán đỉnh, vì thế đa số chỉ gọi là “quán đỉnh kết duyên”.

Trong Nhân quán chính thức, bắt buộc phải nói rõ ý nghĩa của quán đỉnh cho người nhận quán đỉnh, đồng thời thuyết minh sơ bộ về sự “thù thắng” của pháp môn tức thân thành Phật, khiến cho người học sinh tâm hoan hỷ tín lạc. Sau khi họ đã sinh lòng hoan hỷ tín lạc rồi, lại lược thuật tinh thần cốt yếu của pháp môn tức thân thành Phật hợp tu song thân ở chỗ nào, sau đó thượng sư mới truyền thụ pháp quán đỉnh cho đệ tử, chính thức thực hiện quán đỉnh.

Thứ hai là Bình quán, thứ ba là Mật quán, thứ tư là Huệ quán, thứ năm là Đệ tứ quán (Quán đỉnh thứ tư), chi tiết sẽ lần lượt tường thuật từng loại bắt đầu từ Tiết 2. Trong “Kết Hợp Kinh” của Mật tông thì nói chỉ có bốn loại quán đỉnh: “Quán đỉnh có bốn loại, đầu tiên là Bình quán đỉnh, Mật quán đỉnh thứ hai, thứ ba là Trí tuệ, thứ tư cũng vậy”.

Nhân quán và Bình quán thuộc về Sinh khởi thứ đệ, có tính chất thứ tự trước sau. Có lúc, Nhân quán và Bình quán gộp lại để thực hiện. Nay tôi lược thuật về quán đỉnh chính thức “như pháp”:

Nhân quán có ba nội dung lớn cần phải biết: Một là Đàn thành, hai là nội hàm của quán đỉnh, ba là “cái mà Nhân quán có thể làm thanh tịnh là sự ô nhiễm gì?”.

Trước hết phải xây dựng Đàn thành, an lập Bản tôn tòa viên mãn vô dư: “Dựa vào Bình quán xưa, Phật tòa ở chính giữa, Bồ Tát tòa ở vòng trong, hai Minh Phi ở giữa: Trí năng Minh Phi (Minh Phi trí tuệ) ở chính giữa, Thực thể Minh Phi (Minh Phi người thật) thì ở bên trái tòa. Thiên nữ tòa đặt ở vòng trong với cùng một kiểu, Phẫn Nộ nam nữ tòa thì ở vòng ngoài; An lập Cát tường Thắng lạc 37 tôn hoặc Mật tập 32 tôn, cần phải biết rõ như thế”. (61-181~196)

Tiếp theo phải xây dựng đàn thành màu sắc, trong đàn thành đó, thượng sư thực hiện 11 pháp để truyền cho đệ tử: “Mười một loại (để) đắc Bình quán, tức gồm bảy thứ là nước, bảo quan (mũ quý), chùy, chuông, danh (tên), cấm hành và Kim Cương thượng sư quán, rồi đến bốn loại tăng thêm là gia trì, ký biệt, khuyến ủy, tán tụng (Chú thích gốc: tức là an ủi, thọ ký, khánh hạnh (chúc mừng), diễn pháp)” (61-192)

Loại quán đỉnh này, thông thường được gọi là Thủy quán đỉnh, như Tông Khách Ba nói về xây dựng đàn thành, cúng dường Sư trưởng, cầu thỉnh, tắm rửa, tụng chú Cam lộ, cúng hỏa…phần sau:

“Tiếp đến Sư trưởng lại (quán tưởng) chủng tử từ tâm mình phóng quang, nghênh thỉnh chư Phật, Minh Phi ở Vô biên xứ (chư “Phật” và Minh Phi ở đây đều là tướng song thân giao hợp hưởng sướng) đến xuất hiện ở khoảng hư không trước mặt, sau khi cúng dường, mời quán đỉnh cho đệ tử, bạch rằng: “Kim Cương trì ở Phật, vì cứu độ chúng sinh, truyền đức sinh quán đỉnh, cũng truyền cho như vậy”…Thứ tự quán tưởng trước khi làm Thủy quán đỉnh: Quán tưởng chư Phật nhãn Như Lai, Minh Phi đầy khắp hư không, họ cầm dù, lọng, phướn, y phục phía trên đệ tử, ca múa làm vui, diệu hoa rơi xuống như mưa, tay hơi cầm nghiêng cái bình trắng chứa đầy Cam lộ Bồ Đề tầm (dâm dịch), là thứ lấy ra từ liên hoa của Phật Mẫu (từ hạ thể âm đạo của Minh Phi) để mà quán (rót) lên đầu đệ tử. Lúc đó, Sắc Kim Cương mẫu hát lời cát tường rằng: ‘Các loại cát tường trú ở tâm chúng sinh, tất thảy thể tính thắng bộ chủ, sinh ra đại an lạc cho hữu tình, nay quán đỉnh đầu người thật cát tường. Viên mãn mọi đức như núi vàng, ba đời dựa vào đó mà tịnh sạch ba thứ cấu bẩn, Phật nhãn tăng trưởng như liên hoa, ngươi nay tịch diệt tối cát tường. Họ nói diệu pháp không dao động, phổ khắp ba đời, nhân thiên cúng, thắng pháp luôn khiến chúng sinh dịch diệt, ngươi nay tịch diệt tối cát tường. Đa văn chính pháp đa cát tường, là chốn nhân thiên tu la cúng dường, tăng bạch chúng tôn tàm đức bổn, ngươi nay tịch diệt tối cát tường’”. (21-356~358)

Trong “Đại Nhật Kinh” thì lại chỉ nói có Tam quán (ba loại quán đỉnh), chứ không nói Tứ quán: “Quán đỉnh có ba loại, Phật tử chí tâm nghe: Nếu mật ấn phương tiện, thì lìa khỏi tác nghiệp, gọi là sơ thắng pháp, do Như Lai quán đỉnh. Loại quán đỉnh thứ hai, để khởi tác các việc. Thứ ba lấy tâm truyền, đều lìa khỏi thời phương. Vì khiến tôn hoan hỉ, nên làm theo lời dạy. Hiện tiền Phật quán đỉnh, đó là tối thù thắng”. (“Đại Chính Tạng” sách 18, trang 33, cột trên).

Mật quán, Huệ quán, Đệ tứ quán của phái Tát Già thì đều thuộc về Viên mãn thứ đệ, không nằm trong nội dung của Sinh khởi thứ đệ. Phái Tát Già cho rằng thông qua các quán đỉnh Mật quán, Huệ quán, Đệ tứ quán và tu hành thì có thể chứng được Phật quả, cho nên gọi là Viên mãn thứ đệ. Như trong cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái này nói, Bình quán có thể chứng được quả đức Hóa thân từ Sơ địa đến Lục địa; Mật quán có thể chứng được quả đức từ Thất địa đến Thập địa; Huệ quán có thể chứng được quả đức từ Thập nhất địa đến Thập nhị địa; Đệ tứ quán có thể cứu cánh thành Phật, chứng được Thể tính thân của Pháp giới. Những lời như vậy, (độc giả) có thể tự tham khảo trong cuốn sách đó từ trang 199 – 294, ở đây không nêu ra nữa. Tuy nhiên, các quả đức ở chư địa, Phật địa mà phái Mật tông đó nói và các Hóa thân, Báo thân, Pháp thân chứng được đều khác với nội dung thánh giáo lượng trong kinh Phật của Hiển giáo, chỉ là các quả đức chư địa, Phật địa và quả báo tam thân do Mật tông tự mình phát minh ra mà thôi, không phải là nội dung trong Phật giáo. Vấn đề này sẽ được thuật riêng phần sau, ở đây tạm nêu không luận.

Vì quán đỉnh có bốn loại cho nên thượng sư cũng có bốn loại: Thượng sư ngoại đoạn tăng ỷ, Thượng sư nội hiển tự sinh trí, Thượng sư Mật Hiển Câu sinh trí và Thượng sư cứu cánh hiển chư pháp cực tịnh Thực tướng. Do có sự khác biệt nông sâu trong chứng lượng pháp môn Mật tông của mỗi thượng sư, cho nên khả năng truyền quán đỉnh cho người khác của họ cũng có mức độ khác nhau. Bởi thế mà có người chỉ có thể truyền thụ Nhân quán và Bình quán, có người có thể truyền thụ Huệ quán, cho đến mức có người có thể truyền đầy đủ bốn loại quán đỉnh, cho nên mới nói thượng sư cũng có bốn mức tầng thứ khác nhau.

Thông thường mà nói, thượng sư truyền Thủy quán đỉnh, Bình quán đỉnh được gọi là Ngoại thượng sư, vì đều thuộc về quán đỉnh trong Sinh khởi thứ đệ. Thượng sư truyền ba loại quán đỉnh sau thì gọi là Nội thượng sư, vì thuộc về quán đỉnh trong Viên mãn thứ đệ. Nội thượng sư lại chia thành ba loại “Nội, Mật, Cứu cánh”. Chữ Mạch và các tượng Minh Phi Bản tôn song thân mà Thượng sư Mật quán quán tưởng trong thân mạch đều vi tế và ẩn mật hơn những gì mà Ngoại thượng sư quán tưởng được, cho nên gọi là Nội thượng sư.

Thượng sư Huệ quán thì gọi là Mật thượng sư. Sở dĩ gọi là Mật thượng sư là vì chữ Chủng và tịnh phần (Tịnh phần còn gọi là Hiện phần thanh tịnh, sẽ trần thuật kỹ ở Tiết 2) của “Giới (Giới tức là tinh dịch)” mà thượng sư tu chứng được cực kỳ ẩn mật trong chữ Mạch của ông ta, như một bí mật khó có thể nói cho người bình thường biết được, cho nên gọi là Mật. Thượng sư của Mật quán thứ tư còn gọi là “Cứu cánh Thượng sư”, đó là vì chữ chủng tử Trung mạch… mà ông ta quán tu được đã có thể lan khắp toàn thân, “vì Tàng trí khí có thể quán mưa Cam lộ Tam giới là cứu cánh tịnh cơ của ông ta, hơn nữa nó có hàm nghĩa có thể tịnh tất cả mọi quán đỉnh, đạo, kiến, tông thú, quả mỗi loại bốn tầng thứ” để có thể thông đạt cứu cánh, cho nên gọi là Cứu cánh Thượng sư.

Đạo Mật pháp mà phái Tát Già tu tổng cộng có 20 pháp, chia làm bốn phần lớn, gồm Bình quán, Mật quán, Huệ quán và Đệ tứ quán (quán đỉnh thứ tư). Mỗi một loại quán đỉnh lại có năm pháp là Đạo, Kiến, Tông thú, Lâm chung, Quả, cho nên tổng cộng là 20 pháp. Độc giả muốn biết chi tiết, có thể đọc cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già, ở đây chỉ lượt thuật như vậy. Tóm lại, quán đỉnh là con đường tất yếu để tiến vào Mật tông tu học Mật pháp. Nếu người nào chưa vào đàn quán đỉnh để thụ quán đỉnh mà cứ tu học Mật pháp thì Mật pháp tu được “không thể thành tựu”, vì thế mới nói bái sư quán đỉnh là con đường tất yếu của người học Mật pháp.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Ăn bớt công đoạn, thợ may cắp vải, thợ xây bớt hồ.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0