Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 2: Bình quán đỉnh
Trong Bình quán thuộc Nhân quán đỉnh, còn có sự phân chia thành quán đỉnh nội ngoại, phần nói ở Tiết 1 là Ngoại quán đỉnh. Còn về Nội quán đỉnh: Thượng sư sau khi quán tưởng chữ chủng tử ở tâm mình phóng quang chiêu thỉnh chư Phật ai nấy ôm Minh Phi (đây là hình tượng Báo thân Phật trong Mật tông, đều là tượng song thân giao hợp hưởng lạc ôm Minh Phi) đến an trú ở không trung trước mặt mình, rồi lại quán tưởng cúng dường bằng các loại dục lạc thế gian xong, thì sẽ quán tưởng ra Cam lộ, lấy Cam lộ đó để quán đỉnh cho đệ tử: “…Thủy sinh là Bất Động Phật, chiêu nhập Trí tôn. Bảo Khải còn nói nó hóa thành nước, cho nên nước trong các bình phải vẩy sạch, biến thành chữ Hồng. Tiếp đến, nó biến thành chữ Hồng Kim Cương trang nghiêm, lại từ đó sinh Bất Động. Sau đó, phóng quang nằng chủng tử tâm mình, chiêu nhập Trí tuệ Tát Đỏa, sau khi cúng dường xong vẫn biến thành nước. Lại nữa, Man Luận nói: Như Lai hóa tan đầu tiên, tiếp đến đưa đệ tử chiêu nhập vào trong miệng rồi quán đỉnh cho anh ta. Thứ tự mà Bảo Khải nói tuy có phần khác lạ, nhưng thực hành lại dễ, nên thực hiện theo lời ông ấy. Trước hết, chiêu đệ tử nhập vào miệng mình, từ Kim Cương lộ (từ niệu đạo của mình) ra trú ở trong liên hoa của Minh Phi (rút ra đút vào trong âm hộ của Minh Phi). Tiếp đến, sau khi quán tưởng đệ tử sát na Không, trước hết sinh thành Hồng, sau là Kim Cương. Chữ Hồng trang nghiêm sinh ra Bất Động Tôn và Minh Phi. Vì không khác biệt với Trí tuệ Tát Đỏa nên chiêu nhập vào Trí tôn. Tiếp đến, các Như Lai và Minh Phi Đẳng chí (các “Như Lai” đều hành dâm với Minh Phi đang ôm mình, sinh ra dâm lạc và đạt đến cực khoái tình dục, gọi là nhập Đẳng chí), đại tham (tham muốn cái tham xuất tinh trong cực khoái tình dục, hoặc cái tham Đệ tứ hỷ) hòa tan, từ cửa Tỳ Lô quán nhập vào đỉnh (môn) (của mình), theo Kim Cương lộ xuất Bồ Đề tâm (lại từ niệu đạo của mình xuất ra Bồ Đề tâm – tức là tinh dịch sau khi trộn lẫn với dâm dịch của Minh Phi), là thượng sinh của liên hoa, quán đỉnh cho đệ tử thiên thân (do quán tưởng mà thành)”. (21-356~357)
Quán đỉnh như thế đều là quán đỉnh dựa trên sự quán tưởng, không thể hiện bằng ngoại tướng, không thấy có Thủy quán đỉnh ở bề ngoài, tầng thứ tuy giống với Bình quán, nhưng lại đặt riêng cho nó tên gọi là Nội quán đỉnh. Đó chính là pháp quán tưởng của thượng sư khi làm Nội quán đỉnh trong Mật tông. Thông thường mà nói, hành giả Mật tông cho rằng những người có thể nhận loại quán đỉnh này đều thù thắng hơn Thủy quán đỉnh thông thường.
Còn thượng sư Hiện phần thanh tịnh, gọi là “Hiện phần thanh tịnh trang nghiêm thân khẩu ý tam vô lậu ở quả vị Như Lai”. Đó là tên gọi theo Quả địa. Còn nếu nói theo Nhân địa, do công đức thù thắng hay thấp kém khác nhau mà có bốn loại khác biệt: 1. Ngoại hình tướng Thiện thệ: “Người do có đạo hai loại tư lương mà đạt thiện thệ, ban đầu khi tu Bình quán và đạo Tướng thuộc, ngoại tướng Sinh khởi thứ đệ, hạ phẩm là phóng quang từ chữ chủng tử giữa tâm mình, nghênh thỉnh tướng Bản tôn và thượng sư bất dị (không khác biệt), đến hư không trước mặt rồi cúng dường cho vị ấy; thượng phẩm là có 157 tôn trong Sinh khởi thứ đệ nội ngoại có đủ tướng Quang minh đến an trú, từ giữa quán đỉnh đến chủ chủng tính ấn chứng là tư lương phúc đức, thiền định từ sở y của anh ta sinh ra là tư lương trí tuệ. Tổng kết lại: Từ tu Sinh khởi thứ đệ ngoại tướng mà sinh Hóa thân thù thắng (61-164)”; 2. Nội mật chú Thiện thệ: “Người do có đạo chữ A ngắn ở nội Trung mạch mà đạt thiện thệ, khi tu Mật quán và đạo tướng thuộc, tự gia trì Chiên đà ly hỏa, hạ phẩm là ba loại tịnh trị; thượng phẩm là tâm khí hòa hợp ở chỗ chữ A ngắn ở mạch luân giữa rốn, nghịch hành ở trong Trung mạch anh ta là nó. Tổng kết lại: Từ tu nội Chiên đà ly hỏa, tự gia trì rồi sinh Báo thân viên mãn (61-165); 3. Mật quán Thiện thệ: “Người từ cung Phật Phụ Phật Mẫu mà đạt thiện thệ, khi tu Trí tuệ quán và đạo, đàn thành luân tướng thuộc, hạ phẩm là gia trì thủ ấn tự tha, thượng phẩm là tâm khí tập nhiếp, vận hành ở trong liên cung Phật Mẫu (tập nhiếp vận hành trong hạ thể của Minh Phi). Tổng kết lại: Từ tu tha thân (thân người khác) mà chứng Pháp thân (61-165)”; 4. Cứu cánh Thực tướng Thiện thệ: “Người từ đạo ba cửa giải thoát mà đạt thiện thệ, khi tu Đệ tứ quán và đạo tướng thuộc, đạo sóng Kim Cương, hạ phẩm là trì nó sau khi gia trì Cụ liên nữ (“Cụ liên nữ” xem thuyết minh chi tiết trong Chương 9), thượng phẩm là tâm khí tập nhiếp ở chỗ thắng nhụy Cụ liên nữ (thượng phẩm là thu nhiếp tâm khí mình vào cổ tử cung hoặc âm đế (mồng đóc) của Cụ liên nữ), thanh tịnh phương tiện tiếp nối, thanh tịnh huệ tiếp nối, thanh tịnh trên từng sát na, ngưng kết kiên cố đạo ba sóng bên phải có thể trì, bên trái có thể trì, hai chấp Năng Sở ở Trung mạch vô nhị, đạt thiện thệ từ đạo ba cửa giải thoát này. Tổng kết lại: Tu đạo sóng Kim Cương chứng Thể tính thân (61-165~166)”.
Cảnh giới bốn loại Hiện phần thanh tịnh (tịnh phần) như thế đã bao hàm bốn loại thành Phật khác nhau của Mật tông, từ cảnh giới thành Phật “Ngoại hình tướng Thiện thệ” đầu tiên cho đến cảnh giới thành Phật “Cứu cánh Thực tướng Thiện thệ” ở Cứu cánh địa. Thế nhưng, ở cảnh giới thành Phật như thế, họ đều chưa chứng được Thức thứ tám, đều chưa thật hiểu Tổng tướng trí của Bát Nhã, càng không thể biết đến Biệt tướng trí của Bát Nhã, càng không thể luận đến Đạo chủng trí mà các Bồ Tát trên địa mới có và Nhất thiết Chủng trí ở Phật địa. Những kẻ hoàn toàn không biết, không chứng Bát Nhã như thế mà lại tự cuồng ngôn nói mình đã thành Phật, cuồng ngôn nói có thể khiến người ta tu tức thân thành Phật, hoang đường đến cực điểm.
Mật tông cho rằng quán đỉnh như thế có thể thanh trừ mọi cấu bẩn tạp nhiễm, cho nên có khi hành giả rất thích được thượng sư quán đỉnh lại lần nữa. Thế nhưng, việc các thày Mật tông nói khi quán đỉnh có thể đoạn được Kiến hoặc, Tư hoặc cho đến tất cả các hoặc còn lại, đều không phải là Kiến hoặc, Tư hoặc…nói trong Phật pháp. Cho nên, pháp quán đỉnh, bất luận tăng ích, thụ lại như thế nào, đều không hề liên quan đến đoạn hoặc chứng trí trong Phật pháp. Những người tu học Phật pháp chân chính cần phải có nhận thức chính xác về vấn đề này.
Quán đỉnh lại có bốn loại: Quán quán đỉnh, Kim Cương quán đỉnh, Linh (chuông) quán đỉnh, Danh quán đỉnh.
Quán quán đỉnh: “Sau khi cầu thỉnh Sư trưởng, quán tưởng đệ tử từ từ chữ Ang đến Bảo, chữ Thập đến Liên, chữ Khang đến Kiếm, chữ ông đến Luân, dựa vào pháp sinh ba đoạn là Bảo Sinh cho đến Tỳ Lô, đều tu như trước đã noi. Vật quán đỉnh cũng như vậy. Vật trong Quán quán đỉnh, là chỉ mũ ngũ Phật làm bằng tiền và vải, bộ chủ của đệ tử đặt ở giữa. Ở hai bên giữa đầu (trán), đỉnh tâm, sau lưng, theo thứ tự đó, niệm tụng ‘Ông Ban Tạt Đạt Để Huyệt Viết A Tỳ Khẩn Tạt Hồng’, ‘Ông Tát Phọc Đạt Tháp Bạch Đạt Tát Đỏa Ban Tức A Tỳ Khẩn Tạt Chủng’, ‘Ông Nhạ Na Ban Tức A Tỳ Khẩn Tạt A’, ‘Ông Đạt Ma Ban Tức A Tỳ Khẩn Tạt Thập’, ‘Ông Già Ma Ban Tức A Tỳ Khẩn Tạt Chưởng’. Tụng ngũ chân ngôn này mà đội lên trên”. (21-359)
Kim Cương quán đỉnh: “Trước hết tụng “Quán đỉnh đại Kim Cương”, rồi tụng “chư Phật chùy quán đỉnh, nay quán đỉnh cho ngươi, đây là tất cả Phật, vì tu chứng Kim Cương”. Lấy Kim Cương chùy chạm vào trên đầu chỗ giữa tâm, yết hầu đệ tử, truyền đến trong tay phải. “Chân thực quang minh luận” giải thích tụng nghĩa này, nói tất cả chư Phật nay truyền Kim Cương quán đỉnh cho ngươi, cho nên ngươi phải thu nhận Kim Cương này. Lấy Bồ Đề tâm làm chùy (Lấy Bồ Đề tâm tức là dương vật), Trí tuệ làm chuông (Trí tuệ tức là âm hộ), vì Kim Cương quán đỉnh tức là quán đỉnh Kim Cương Trí (vì Kim Cương quán đỉnh là Trí quán đỉnh trong Song thân pháp). Bằng Kim Cương quán đỉnh này, tức là Bồ Đề tâm Tự tính không lìa Không tính, cho nên là quán đỉnh của tất cả Phật. Cái lý thụ nhận, nói Kim Cương là thể của tất cả Phật, vì để đắc nó mà tu nó, cho nên các ngươi nên nhận” (21-360).
Linh (Chuông) quán đỉnh: “Trao chuông vào trong tay trái của đệ tử, để tay cầm chuông chùy dạng ôm giữ (tư thế giao hợp ngồi của Phật Phụ và Phật Mẫu). Trước hết tụng “Quán đỉnh đại Kim Cương”…, sau đó tụng “Ông Ban Tạt A Để Bạt Để Đang, A Tỳ Khẩn Tạt Di, Để Xoa Ban Tạt Tam Muội Da Đang” viết trong “Mạc kinh-Đệ tứ phẩm”. Tiếp đến tụng rằng: ‘Ông Ban Tạt Căn Chỉ Kha Kha, Thế Tôn nhiếp thụ con, nguyện thật thân cận con’” (21-360~361)
Danh quán đỉnh: “Tay cầm chuông chùy đặt lên đỉnh đầu đệ tử. Trước hết tụng “Quán đỉnh đại Kim Cương”…, sau đó tụng “Ông Ban Tạt Tát Đỏa Đang, A Tỳ Khẩn Tạt Di, Ban Tạt Na Ma A Tỳ Khắc Già Đạt” viết trong “Mạc kinh-Đệ tứ phẩm”. Sau đó, dựa theo tên chủng tính Bản Tôn mà ném hoa trúng phải, hô gọi Sân Khuể Kim Cương hoặc Si Kim Cương…, truyền quán đỉnh Bản tính Tỳ Lô Giá Na. Dựa theo Lục bộ mà lập tên nam nữ, mở rộng ra như ở ‘Man luận’, nên biết như thế”. (21-362)
Ở Kim Cương quán đỉnh và Linh quán đỉnh cuối cùng, đại đa số đều đồng thời truyền Kim Cương Tam Muội Da, Kim Cương cấm hành, lời văn Linh Tam Muội Da để làm cấm hành của Kim Cương A xà lê. Cũng có lúc sau khi làm Linh quán đỉnh, trước khi làm Danh quán đỉnh, thì đồng thời truyền “Ấn Tam Muội Da”, cũng có khi lại đồng thời truyền quán đỉnh A xà lê.
Cũng có lúc sau khi truyền bốn loại quán đỉnh này thì mỗi lần truyền thêm Thủy quán đỉnh, vì “những loại này đều có Bình sự tùy hành mà gọi là Bình quán đỉnh. ‘Man luận’ cũng nói tất cả đều có Như Lai và Minh Phi trì Bình quán đỉnh, từ Thủy đến A xà lê sáu loại, đều gọi tên là Bình quán đỉnh” (21-362)
Quán tưởng và lễ nghi quán đỉnh: Thủy quán đỉnh có ba loại, Tông Khách Ba nói: “Tiếp theo, Thủy quán đỉnh đại khái có ba pháp, nghĩa là từ bình Tôn Thắng…(chi tiết xem trong các tiết của Chương 9), mỗi loại lấy một ít nước, rót vào bát đầu lâu hoặc bát ốc, làm Thủy quán đỉnh. Hoặc trước hết dùng bình Tôn Thắng, thứ đến dùng bình tứ Như Lai, tiếp nữa dùng bình tứ thiên nữ, (lần lượt) theo tất cả các bình Mạn đà la mà làm quán đỉnh. Nếu chỉ có duy nhất một bình quán đỉnh, thì dùng Bồ Đề tâm Cam lộ của thể tính Bất Động trong bình Tôn Thắng, tay phải cầm chùy, lấy cành hoa trên mình hơi chấm nước bình, theo nước chảy đầu Kim Cương mà quán đỉnh. Tụng rằng: ‘Quán đỉnh đại Kim Cương, Tam giới đều kính lễ, Kim Cương tam mật sinh, trao truyền trước chư Phật. Ông A Ban Tạt Ô Đáp Già, A Tỳ Khẩn Tạt Hồng, Biện Nhạ Đạt Đang A Hàng’” (21-358)
Người học nếu muốn cầu thụ quán đỉnh của Mật tông, phải hiểu rõ ý nghĩa của Bình quán trước, rồi sau hãy thụ. Chớ có tùy tiện cầu thụ, hoặc hùa theo người khác mà thụ quán đỉnh khi chưa hiểu rõ, để tránh trồng pháp duyên tà giáo mà mình không nguyện theo:
“Sơ quán cái nước bình đó, bên trong nó rốt cuộc là nước gì? Cái nước đó có ý nghĩa gì? Lúc đại quán đỉnh, chỉ riêng phần bên trong cái bình thôi, sư phụ ngay ngày đầu đã phải bận rộn cả ngày rồi đấy! Anh phải đem nước trong cái bình này, tất tật phải (quán tưởng) biến thành Cam lộ của Bản tôn này nhé! (biến thành dâm dịch chảy ra khi Bản tôn thụ lạc) Phần trên bình phải treo một cái chùy nhỏ, lấy sợi dây ngũ sắc nối với tâm của anh ta, anh ta (quán tưởng) đem tâm quang của mình phóng vào trong bình, còn phải (quán tưởng) dẫn quang trên quả vị chư Phật vào bên trong. Sau đó anh ta mới được ăn, anh ta phải nhìn thấy Bản tôn, được sự cho phép, nói anh có thể quán cái đỉnh này – nay ta cho phép anh quán cái đỉnh này….Sơ quán, cái nước quán của bình này, trước hết phải gia trì như vầy. Cái nước này sau khi được gia trì, nên hiểu rằng phải nghĩ đến cái Cam lộ này. Trong Vô thượng Yoga bộ, đều phải có Phật Phụ, Phật Mẫu cùng làm song vận trong cái bình này (đều phải có “Phật” và Minh Phi cùng giao cấu trong bình), sau đó nhỏ giọt ra Cam lộ (sau đó chảy ra dâm dịch trở thành Cam lộ dùng trong quán đỉnh) đó. Dường như có một số người căn bản không tin tưởng vào việc này, thì anh ta sẽ không thể nào đắc quán. Ví dụ như người nước Đức nổi tiếng nhất này, anh ta có vẻ như Lạt Ma, anh ta chính là Lạt Ma Già Ôn Đạt, rất nổi tiếng, còn từng viết sách nữa. Ngay cả ngũ nhục, ngũ Cam lộ anh ta cũng đều không biết. Tôi giải thích về cái ngũ Cam lộ này. Tôi nói, Đại hương này chính là phân, Tiểu hương chính là nước tiểu. Anh ta hỏi: “Hả? Tại sao lại phải ăn những thứ bẩn thỉu này?” Anh ta còn hoài nghi. Tôi nói anh căn bản không đắc quán, anh căn bản không hiểu được ý nghĩa quan trọng này của ngũ nhục, ngũ Cam lộ. Vậy bản thân anh đều không từng được quán đỉnh, thì anh còn viết sách gì? Còn nói danh đường (đạo tràng nổi tiếng) gì? Còn nói: “Thứ bẩn thỉu này tại sao phải thêm?” Anh căn bản là không có lòng tin rồi! Anh cứ phải (anh bắt buộc phải) nghĩ trong cái bình này là “Phật cha Phật mẹ” giao cấu bên trong, sau đó Cam lộ (dâm dịch) chảy ra từ trong chỗ họ giao cấu, cái đó mới gọi là Hồng Bồ Đề, Bạch Bồ Đề. Phải có cái Hồng Bồ Đề, Bạch Bồ Đề này, sau đó quán đỉnh này mới từ chỗ này sinh ra. Chúng ta đều từ người sinh ra từ tinh cha huyết mẹ mà. Chúng ta phải có cái Cam lộ Hồng Bồ Đề, Bạch Bồ Đề đó, chúng ta mới có thể sinh ra Phật chứ!” (32-298, 299)
Cho nên nước bình khi làm quán đỉnh, trước hết phải được thượng sư tu pháp quán tưởng, quán tưởng Báo thân Phật (“Phật” và Minh Phi mà ông ta ôm trong tượng song thân) giao cấu trong bình, sinh ra dâm lạc rồi tiết ra dâm dịch hỗn hợp của hai bên, trút vào trong bình, gọi là Cam lộ. Sau khi thượng sư tu quán tưởng này xong, lại lấy ra làm quán đỉnh cho hành giả Mật tông, như thế mới gọi là đắc quán, nếu không thì không thể coi là đắc quán, thì không thể trở thành hành giả Mật tông đã nhập môn. Người học Phật trước hết phải hiễu rõ ý nghĩa của quán đỉnh đã, rồi hãy quyết định – liệu có nên thụ quán đỉnh Mật tông hay không. Xét từ lý luận này, Mật tông có thể nói là từ đầu chí cuối, đều lấy Lạc Không song vận làm tư tưởng nòng cốt để thành Phật. Những người có trí tuệ nghe xong, từ nay sẽ biết thế nào là tà chính mà tự mình chọn hay bỏ, như thế mới là người trí.
Ở trên là nói dựa vào thày để quán đỉnh, còn nếu tu tự truyền quán đỉnh, thì còn phải xem thời gian: “Lúc tu tự truyền quán đỉnh, phải xem anh quán cái gì? Nếu là tự truyền quán đỉnh hộ pháp thì là vào buổi tối. Nếu là tự truyền quán đỉnh của sư phụ thì vào sáng sớm. Bản tôn chính là vào buổi trưa, Không Hành Mẫu là vào buổi chiều” (32-261). Trên đây là nói về Bình quán thông thường, dưới đây sẽ nói về Đạo quán.
Lượt xem trang: 0