Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 8: Tà kiến của Mật tông dẫn đến pháp nghĩa Phật giáo chia lìa tan vỡ

Mật tông có đại tà kiến khiến cho Phật pháp chia lìa tan vỡ: đó là “Trung Quán Duy Thức chia hai, Trung Quán (ngộ nhận Ý thức lìa hai bên là Thực Tướng Trung Quán) Bát Nhã (ngộ nhận tất thảy pháp không là Bát Nhã) chia hai, Hiển Mật chia hai, Như Lai Tạng và A Lại Da chia hai”. Các thày Mật tông từ cổ chí kim (đặc biệt chỉ các thày Trung Quán phái Ứng Thành như Ấn Thuận, Đạt Lai Lạt Ma, Tông Khách Ba…) xưa nay chưa từng biết gì về đạo lý “Trung Quán Bát Nhã Duy Thức không hai, Hiển Mật không hai”, lại không thể chứng được Thức thứ tám nói trong các kinh Duy Thức – A Lại Da thức – Như Lai Tạng, cho nên họ đã bài xích tông nghĩa Duy Thức, vu cho tông nghĩa Duy Thức là pháp bất Liễu nghĩa, vu cho lời Phật cứu cánh Liễu nghĩa trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân là thuyết phương tiện, là pháp bất Liễu nghĩa.

Tất thảy Phật đệ tử muốn hiểu về Bát Nhã, muốn thực sự vào Phật môn, ngay từ đầu nên lấy Thiền tông làm chỗ sở quy, để cầu ngộ nhập (Mật tông cũng tự tôn sùng Thiền tông, nhưng cái Ngộ của Thiền tông thực sự không phải là Minh thể của Mật tông), sau đó tiến tu Biệt tướng trí Bát Nhã nói trong các kinh Bát Nhã, cuối cùng lại tiến tu Nhất thiết chủng trí nói trong các kinh Duy Thức. Tiến tu theo thứ tự như thế mới là tu chứng dần thành Phật đạo, đừng có theo các thày Mật tông mà phỉ báng Duy Thức Nhất thiết chủng trí để tránh đúc thành đại ác nghiệp phỉ báng pháp cứu cánh, vì việc học Chủng trí Duy Thức chính là Nhất thiết chủng trí mà các Bồ Tát sau khi chứng ngộ phải học, cũng tức là Tăng thượng huệ học mà Bồ Tát chư địa phải tu.

Ví dụ trong cuốn “Niết Bàn đạo Đại thủ ấn Du già pháp yếu” của Mật tông nói rằng: “Pháp quán một nhiều: Thử hỏi rằng: ‘Tâm là một pháp ư? Hay là nhiều pháp đây?’ Nếu nói Tâm là một pháp, thì sao lại có thể sinh ra các loại pháp? Nếu nói là nhiều pháp, thì các loại pháp ấy đều cùng một thể tính chân không này. Từ quan sát đó, hai bên một nhiều đều không thể an trú tốt được. Phải biết rằng hai bên (lưỡng biên) đều là pháp vô sở trụ, tức là Đại thủ ấn, tức là một Tâm này, hơn nữa là một đại Chân Tâm không có bất kỳ nơi chốn tuyệt đối có thể trụ nào mà lại có thể trụ. Hành nhân du già (yoga) cần biết rõ như thế thì mới có thể thực sự nhập vào Tam ma địa. Trong cảnh giới đó, tất sẽ đắc thành tựu viên mã “Diệu quan sát huệ căn” giác chiếu linh minh, chứng nhập chính trí thanh tịnh vô thượng. Bên ngoài nó không có bất kỳ tướng nào khác, cho nên cái Đại thủ ấn Câu sinh trí chính là Thực Tướng duy nhất lìa tất thảy các tướng”. (122-638~639)

Nói như vậy tức là lấy Tâm giác tri để quán tưởng, quan sát Tâm giác tri tự tâm mình là nhiều hay là một? Sau đó Tâm giác tri sinh khởi một tác ý “không trụ hai bên”, gọi là đã lìa hai bên, không trụ ở lưỡng biên. Thế nhưng, lìa hai bên, không trụ ở hai bên mà Phật nói là Tâm giác tri chứng được một cái Tâm “Thức thứ tám luôn luôn lìa hai bên, luôn luôn không trụ hai bên” mà đồng thời vận hành song song với Tâm giác tri, vì thế mà Tâm giác tri bèn nương dựa vào thể tính thanh tịnh xưa nay không trụ hai bên của Thức thứ tám này để an trú, là trụ bằng trí tuệ của thể tính lìa hai bên của Thức thứ tám; chứ không phải là an trụ bằng tác ý “lìa hai bên” của bản thân Tâm giác tri như cách hiểu của thày trò Mật tông, vì Tâm giác tri mãi mãi đều rơi vào trong hai bên, vì nó luôn luôn không lìa Lục trần cảnh.

Mật tông nói về đạo Giải Thoát bằng kiến giải trong “Niết Bàn đạo Đại thủ ấn Du già pháp yếu” như thế, tức là coi việc Tâm giác tri khởi tác ý lìa khỏi hai bên là Trung Quán kiến. Sau đó lại thành lập riêng Thực Tướng quan của Bát Nhã như sau: “Hiện tiền về Thực Tướng: Từ kết quả tu tập chính quan du già vô sinh ở trên, phàm tất thảy tà kiến hý luận ngộ nhận ảo có là thực, tức là được giải trừ căn bản, mà hiểu rõ tất thảy mọi sự ảo có vốn đồng diễn với người ảo thuật. Được như thế, một đại Thực tướng tức thì có thể hiện tiền. Như kệ nói rằng: Trước ta sau ta và thập phương, tùy thấy duy nhất đại Thực tướng, theo lời thượng sư dạy ảo thấy vong (mất, không có), thì sao lại cầu ở chỗ người?” (122-639)

Nói về Thực tướng như thế tuyệt đối không phải Thực tướng. Trong các kinh Bát Nhã Phật nói về Thực tướng là nói về Tâm Thức thứ tám mà chúng sinh vốn có, nói Thức thứ tám này là đầu nguồn của tất thảy pháp giới, cho nên, Chân Thực tướng của tất thảy chúng sinh vạn pháp trong pháp giới mười phương gọi là Thực tướng. Các thày Mật tông thì lại coi tất thảy pháp Duyên khởi tính không – đều vô thường tính không – là Thực tướng nói trong các kinh Bát Nhã. Thế nhưng, thuyết pháp như vậy, gọi là hư vọng pháp, vì tất thảy pháp Duyên khởi tính không đều là pháp có sinh có diệt, trong đó không hề có một Tự thể nào chân thực bất hoại, thì nó không phải là pháp Thực tướng, vì không có thể chân thường bất hoại của Thức thứ tám, vì tất thảy pháp đều vô thường không, cho nên gọi là pháp hư vọng.

Mật tông từ tà kiến này, quán hành về tâm tính Trung đạo của Thức thứ tám (Trung Quán), bóc lìa từ trong Thức thứ tám, khiến cho “quán hành tâm tính Trung đạo” không liên quan gì đến Thức thứ tám, trở thành một loại Huyền học. Sau đó, lại đem pháp nghĩa Thực tướng Không tính Thức thứ tám nói trong kinh Bát Nhã bóc lìa ra khỏi Thức thứ tám, biến thành một loại Huyền học khác “Không tính không liên quan đến Thức thứ tám”; rồi lại tách Trung Quán và Thực tướng ra, khiến nó trở thành hai loại Huyền học. Phật pháp đã bị các học giả Mật tông phân cắt và trở nên chia lìa, vỡ nát như thế đó.

Thế nhưng, dựa vào quan sát Thực Tế, Trung Quán tức là sự quán hành tính Trung đạo của Thức thứ tám, không thể đứng ngoài tính Trung đạo của Thức thứ tám để có thể quán hành bất kỳ tính Trung đạo nào. Tất thảy mọi sự quán hành tính Trung đạo đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp quán từ Tâm Thức thứ tám thì mới có, chứ không thể quán hành Trung đạo bên ngoài Thức thứ tám được. Thực tướng chính là quán sát tính chân thực của Thức thứ tám, hiện tiền quan sát Thức thứ tám làm thế nào có thể sinh ra Ngũ uẩn, Thập bát giới của chúng ta, hiện quan Thức thứ tám làm thế nào thu giữ tất cả mọi chủng tử nghiệp hành mà chúng ta đã tạo ra ở đời này và từ đời trước, hiện quan Thức thứ tám làm thế nào có thể khiến chúng sinh hữu tình chứng được quả Giải thoát, hiện tiền quan sát Thức thứ tám làm thế nào có thể khiến chúng sinh hữu tình dựa vào thể tính thanh tịnh của nó để đoạn trừ chủng tử tập khí, hiện quan tất cả các Giới (sai biệt công năng) của Thức thứ tám làm thế nào có thể khiến hành giả đoạn tận tất thảy vô thủy Vô minh tùy miên để thành Phật, như thế mới gọi là chứng được Trung đạo quán của Thực tướng.

Trung Quán và Thực tướng như thế đều dựa vào tính Thức thứ tám mà có. Phật cũng dựa vào tự tính Trung đạo như thế của Tâm Thức thứ tám để khai thị về Trung Quán kiến và Thực tướng. Các Phật tử nên quan sát tính Trung đạo của Thức thứ tám bằng tính phân biệt của Tâm giác tri ý thức trong tứ uy nghi, mới là chính tu hành trong Bát Nhã. Các thày Mật tông không biết, cũng không thấy được đạo lý này, nói Trung Quán là “Tâm giác tri không duyên bám hai bên”, nói Thực tướng là “tất thảy pháp Duyên khởi tính không”, phân cắt Trung Quán và Thực tướng thành hai pháp, khiến cho Phật pháp “Trung Quán, Thực tướng” không hai không khác phải duyên bám vào cùng một Tâm Thức thứ tám mà hiển hiện, mà tồn tại bị chia lìa, vỡ nát. Đó là đại sai lầm của các thày Trung Quán Mật tông.

Mật tông lại chia Chân Như và Duy Thức từ một thành hai, đem Phật pháp vốn dĩ là một pháp nhưng nói tách phương tiện cho chúng sinh nghe tiến hành chia cắt thật thành hai pháp khác nhau: “Cái duyên khởi Chân Như là bù đắp cho sự đơn lẻ của Duy Thức, để nói rõ khởi nguồn cơ bản Tâm Vật không hai. Tất thảy Sắc pháp, Tâm pháp vốn trú trong bản thể Chân Như và không có sự phân chia giữa Tâm và Vật. Tâm và Vật ngay từ đầu sớm đã viên dung hợp nhất, không phải là một cũng không phải là khác, không bẩn không sạch, không sinh không diệt. Do chúng sinh Nhất niệm Vô minh vọng động, sinh ra vọng động, đó tức là Vô minh duyên hành. Mà Hành và Thức tựa như chia hai, Hành tức không phải đạo hành, Thức cũng không phải chính kiến, cho nên có Hành duyên Thức. Thức này vọng lập ra Danh Sắc, Tâm Vật từ Danh Sắc này dần dần phân tách ra, trở thành các loại tà thuyết phân môn lập hộ (chia tông lập phái) của khoa học triết học, xa rời bản thể Chân Như, cho nên mới có hiện tượng luân hồi mười hai duyên khởi. Vũ trụ chính là môi trường luân hồi hư vọng này. Đời người nói chung chính là cá thể chịu đủ đau khổ luân hồi. Hành giả Đại thừa biết rõ bản thể Chân Như cũng có Phật tính, mà thế giới Ta Bà (Sa Bà) cũng không phải là không thể chuyển thành Liên Bang[1], cho nên cố gắng khuyến hóa người khác, tôn sùng giáo hóa Tịnh Độ, ai nấy phát Bồ Đề tâm, từ tâm hành của biệt nghiệp, tích lũy tư lương từ bi, từ sự chuyển biến cộng nghiệp cũng có thể xây dựng Tịnh Độ ở nhân gian. Đây là việc mà các Bồ Tát Đại thừa đang thực hiện. Từ nhân Vô ngã, pháp Vô ngã này, hai thứ thực hiện đều, không thiên chấp Duy Thức, cũng không chấp nghiêng về Duy vật, đó là chính đạo Trung Quán của Đại thừa”. (34-25)

Nói như vậy là đem Tăng thượng huệ học của “Duy Thức” và “duyên khởi Chân Như” (từ một) chia cắt thành hai pháp, là hiểu nhầm về lời của người Chủng trí Duy Thức. Người ngộ đạo thực sự chắc chắn sẽ không bao giờ nói như vậy. Điều đáng nói ở đây là các thày Mật tông đều không hiểu được lý duyên khởi Chân Như. Duyên khởi Chân Như là nói Tâm Thức thứ tám ở Nhân địa là tâm của phàm phu, thể tính của nó vốn đã là tính thanh tịnh, tuy ở trong Lục trần cùng vận hành cùng với chúng sinh nhưng là tùy duyên ứng vật, để cho chúng sinh tùy tâm hành sự. Tuy nhiên, trong việc chung với chúng sinh, khi hiển thị tác dụng của mình, nó lại hoàn toàn không bị nhiễm Lục trần, luôn luôn không tham không chán ghét, vẫn luôn vận hành theo tự tính thanh tịnh của nó. Thức thứ tám như thế, do có tính thường trụ bất hoại và có thể độc lập tự tại, cho nên có thể khiến cho người ta (hành giả) tu trừ sạch hết các chủng tử ô nhiễm từ thức thứ nhất đến thức thứ bảy tàng chứa trong nó để trở thành Chân Như ở Phật địa, cho nên mới gọi tính chất này của Thức thứ tám là duyên khởi Chân Như. Qua đó để thấy rằng cái lý về duyên khởi Chân Như không thể thành lập nếu đứng ngoài Thức thứ tám.

Về đạo lý của Duy Thức, đó chính là chính lý về duyên khởi Chân Như, sao có thể tự mình hiểu nhầm rồi sau đó quay lại phỉ báng Duy Thức là pháp “đơn lẻ” được? Lại nữa, nội dung trong Chủng trí Duy Thức học không phải chỉ nói mỗi đạo lý duyên khởi Chân Như, mà còn nói về cội nguồn Tâm giác tri của chúng sinh, còn nói về cội nguồn Sắc thân của chúng sinh, còn nói về cội nguồn sinh khởi thế giới, còn nói về cội nguồn của việc chúng sinh luân chuyển trong Tam giới nữa. Đồng thời còn nói chi tiết hơn về Biệt tướng trí Bát bất Trung Đạo trong Bát Nhã, nhiều lần thuật rõ chỗ vi diệu của nó để đạt đến cảnh giới cứu cánh, không phải là những điều mà Bồ Tát dưới địa[2] có thể biết. Cho nên, cửa duyên khởi Chân Như chỉ là một bộ phận pháp rất nhỏ trong Chủng trí Duy Thức mà thôi, tuyệt đối không phải là toàn bộ Tăng thượng huệ học của Chủng trí Duy Thức.

Nội dung mà tất cả các Bồ Tát trên địa[3] cần phải tu học chính là các môn học về Chủng trí Duy Thức. Phật gọi đó là Tăng thượng huệ học của Đại thừa. Các thày Mật tông không biết duyên khởi Chân Như chỉ là một phần nhỏ trong Chủng trí Duy Thức, cứ bám chấp vào một phần pháp nhỏ của Duy Thức, đã hiểu sai rồi lại đảo lộn cách nói, hạ thấp tông nghĩa của Duy Thức. Họ đã đem pháp Chân Như và pháp Duy Thức từ một chia làm hai, sau đó bịa đặt, phân chia cao thấp, hiểu sai Phật pháp một cách nghiêm trọng, sao có thể gọi là một tông của Phật giáo được?

Những người ít học của Mật tông lại còn đem chia “Trung Quán” và “Duy Thức” làm hai phần. Ví dụ như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đã không biết không hiểu gì về chính nghĩa của Duy Thức Như Lai Tạng, hiểu sai về ý chỉ của Trung Quán, còn đem “Như Lai Tạng và Trung Quán” trong Duy Thức chia làm hai pháp: “…Kỳ thực, “thành Phật là vĩnh viễn đoạn trừ Phiền não chướng, Sở tri chướng” thôi. Đó chính là chỗ tư tưởng thường tính vĩnh trụ của “Như Lai Tạng, Phật tính” sẽ sinh ra. Cũng khiến cho đông đảo tín đồ Phật giáo tu hành mới cảm thấy có ý nghĩa, nếu không thì cả thành Phật cũng sẽ vô thường, mọi người sẽ bận rộn uổng một trận…Sự tranh chấp giữa các tông phái trong Phật môn từ xưa đến nay không phải là một việc hay ho gì, Trung Quán, Duy Thức luận chiến ngàn năm, Phật pháp vẫn bị diệt vong ở Ấn Độ…” (226-5)

Hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn của Mật tông thuyết pháp như thế, thật đúng là kẻ thổ phỉ giết người mà lại vu cho người khác là thổ phỉ. Sự diệt vong của Phật giáo ở Thiên Trúc năm xưa không phải vì luận chiến giữa Trung Quán và Duy Thức mà tan rã, thực tế là bị diệt bởi tay của Mật tông – đúng như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn ngày nay đang đem ngoại đạo pháp thay thế cho Phật pháp chân chính – đoạt hồn cướp xác, như thế mà khiến cho Phật giáo ở Thiên Trúc bị diệt, cớ sao hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn của Mật tông lại vu oan chỉ trích rằng cuộc luận chiến giữa Trung Quán và Duy Thức là vô nghĩa?

Năm xưa, cuộc luận chiến giữa hai tông Trung Quán và Duy Thức, xét về mặt bản chất đều là cuộc luận chiến xảy ra giữa những người chưa ngộ của hai tông. Còn giữa những người đã ngộ thật sự của hai tông này tuyệt đối không thể có cuộc luận chiến nào cả. Thế nhưng, vì giữa những người chân ngộ của hai tông không có luận chiến nào, cho nên chắc chắn cũng chẳng có tư liệu nào truyền lại cho hậu thế. Còn giữa những người chưa ngộ hai tông, vừa xảy ra luận chiến lại vừa có rất nhiều tư liệu lưu truyền đến đời sau. Đã là sự biện luận xảy ra giữa những người chưa ngộ, thì những luận điểm còn lưu truyền lại cho đến ngày nay chắc chắn chỉ là những câu chuyện hý luận. Những học giả nghiên cứu Phật giáo đời sau đều là những người chưa ngộ, không biết “đạo lý bất nhị của Trung Quán và Duy Thức”, cho nên họ sẽ không hiểu biết gì về sự sai trái trong hý luận phát sinh trong những cuộc biện luận giữa những người chưa ngộ của hai tông, thì họ sẽ tiến hành nghiên cứu trên cơ sở hý luận của những người đó. Nghiên cứu như thế để rồi rút ra kết luận, thì làm gì có Phật pháp để nói? Những nhà nghiên cứu Phật giáo Âu Mỹ và Nhật Bản đều rơi vào trong hố này. Lão pháp sư Ấn Thuận của nước ta cũng dẫm theo bước chân của những nhà nghiên cứu đó mà rơi xuống hố, không thể tránh khỏi. Nay hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn cũng hoàn toàn không hiểu đạo lý này, tùy thuận theo nghị luận của một số các nhà nghiên cứu Phật giáo chưa ngộ trong ngoài nước, dựa vào đó để nêu ra luận định. Họ đã không biết gì về sự thực Phật giáo Thiên Trúc bị diệt bởi tay Mật tông, còn lấy biện luận giữa những người chưa ngộ của hai tông Trung Quán và Duy Thức làm căn cứ để nghiên cứu bình luận thêm, dẫn đến những cuốn sách họ viết ra chỉ là những lời lẽ ức tưởng, suy đoán, chẳng có thực nghĩa nào để nói cả.

Người chứng ngộ thực sự, tất sẽ biết Trung Quán chính là Trung Quán của Bát Nhã, cũng biết Duy Thức chính là Duy Thức của Bát Nhã, hoàn toàn không tách khỏi phạm trù của Bát Nhã. Ở đây ý nói Bát Nhã bao hàm tất thảy Phật pháp: Đầu tiên là tự nghe và huân tập Bát Nhã tương tự (na ná, gần giống vì chưa thực chứng) trong sự ức tưởng của mình; Tiếp theo là đến Tổng tướng trí Bát Nhã của thể tính Bát bất Trung đạo Chân Tâm biết được khi lần đầu chứng đắc Thức thứ tám; Sau đó, dựa vào Tổng tướng trí sau khi ngộ để huân tu Biệt tướng trí giảng trong các kinh hệ Bát Nhã, cho đến Nhất thiết chủng trí nói trong các kinh Tam chuyển pháp luân mà các Bồ Tát trên địa cuối cùng phải huân tu, tất cả đều gọi là Bát Nhã. Trung Quán chỉ là Tổng tướng trí và Biệt tướng trí mà người chưa ngộ phải tu chứng, cũng là pháp hàm nhiếp trong Bát Nhã. Còn Duy Thức là Nhất thiết chủng trí mà người tu được Biệt tướng trí sau khi ngộ cần tiến tu, cho đến tận Phật địa mới là viên mãn đầy đủ, mới gọi là Nhất thiết chủng trí. Còn tất cả Nhất thiết chủng trí mà bậc Bồ Tát trên địa từ lúc còn chưa tu học viên mãn cho đến Phật địa thì đều gọi là Đạo chủng trí.

Trí tuệ của Trung Quán chỉ là Tổng tướng trí và Biệt tướng trí bao hàm trong trí tuệ Bát Nhã. Người chứng được hai loại trí tuệ này còn không thể đạt đến Nhất thiết chủng trí của Bát Nhã, còn phải đích thân theo Phật tu học sau khi ngộ (hoặc học theo các kinh Duy Thức sau khi ngộ) thì mới chứng được Nhất thiết chủng trí. Nội dung mà Duy Thức giảng chính là Nhất thiết chủng trí, tức là pháp trong các kinh điển Duy Thức mà Phật tuyên thuyết trong Tam chuyển pháp luân, mới là Đạo chủng trí mà Bồ Tát đã chứng được Biệt tướng trí Bát Nhã cần phải tiến tu. Cho nên, hai pháp Trung Quán và Duy Thức chỉ là sự phân biệt nông sâu, rộng hẹp, chứ pháp thực tế không có hai, thì sao các thày Mật tông lại tranh luận về pháp nghĩa giữa Trung Quán và Duy Thức? lại đem nó một chia làm hai? Như thế không đúng chính lý chút nào!

Cho nên, tất cả mọi sự tranh luận giữa các học giả Trung Quán và Duy Thức trong lịch sử Phật giáo đều là hý luận giữa các phàm phu chưa ngộ, bởi những lời tranh luận đó đều không đạt đến Đệ nhất nghĩa đế. Tri kiến giữa những người chân ngộ trong hai tông Trung Quán và Duy Thức đều giống nhau, cho nên tuyệt đối không gây ra tranh luận nào hết. Nay hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn hoàn toàn không biết lý này, chạy theo nghị luận của các học giả nghiên cứu Phật giáo chưa ngộ, nói việc Phật giáo bị diệt vong ở Thiên Trúc xưa là do luận nghị giữa Trung Quán và Duy Thức gây ra, không thể coi là chính luận được.

Trung Quán là sự quan sát tính Trung đạo của Như Lai Tạng, Như Lai Tạng lại là bản thể của Trung Quán - Trung Quán dựa vào tính Trung đạo của Như Lai Tạng mà có, cho nên Trung Quán và Như Lai Tạng không thể chia một thành hai. Thế còn nội hàm của Phiền não chướng và Sở tri chướng mà Phật đã đoạn trừ, hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn không thể nào biết được. Bởi hai người đó còn chưa biết Như Lai Tạng ở đâu, thì sao có thể biết được nội dung của Sở tri chướng? Họ cũng còn chưa biết nội hàm của Phiền não chướng thì sao có thể biết, có thể đoạn được Phiền não chướng? Bản thân mình còn chưa biết, chưa đoạn thì sao có đủ trí tuệ để dạy cho người khác đoạn được? Ở đây, hai vị ấy còn đang rơi vào trong cảnh giới của Tâm ý thức, chấp Tâm giác tri là Chân Như, thì không thể nào hiểu được “thường kiến ngoại đạo kiến” mà Phật thường nói trong các kinh điển Tam thừa là cái gì cả. Người chưa thể phá trừ được thường kiến ngoại đạo kiến như thế, sao có thể biết được đạo lý đoạn trừ Phiền não chướng của người Thanh Văn? Không biết không chứng được đạo lý đoạn trừ hai chướng, thì sao có thể dạy được người khác về Phật pháp? Thế mà họ lại còn dám lên mạng nói khoác về đạo lý thành Phật như đoạn trừ Phiền não chướng, Sở tri chướng…Làm gì có chuyện đó được!

Lại nữa, hai vị đó nói rằng: “Sự tranh chấp giữa các tông phái trong Phật môn từ xưa đến nay không phải là một việc hay ho gì”. Câu này thì đúng, tôi cũng tán đồng. Tuy nhiên, hai người họ nói những lời này không phải là có tâm ý tốt gì, mà thực tế là muốn dựa vào câu nói này để nhằm che chặn việc tôi biện chính với “tà tư, tà pháp của Mật tông”, đồng thời cũng dẫn dắt sai lầm người khác rằng hãy “nhìn việc biện chính pháp nghĩa và tranh chấp giữa các tông phái là giống nhau”, đó là có ác tâm hiểm độc. Sự tranh chấp giữa các tông phái trong Phật môn tất sẽ khiến cho tài nguyên Phật giáo bị phân tán, khiến cho ngoại đạo ăn bám Phật pháp như Mật tông sẽ thừa cơ xông vào. Nhưng việc tranh luận giữa các tông phái thường chỉ tồn tại giữa những người chưa ngộ, chứ không bao giờ xảy ra giữa những người đã chứng ngộ cả.

Sự tranh chấp giữa các tông phái và biện chính pháp nghĩa là hai việc khác xa nhau, thế nhưng những người học bình thường khó có thể biết được. Sự tranh chấp giữa các tông phái chỉ là sự tranh đấu cao thấp hơn thua, hai bên tranh chấp vì bộ mặt cao thấp truyền lại của tông phái mình, thà chết chứ không chịu nhận sai – cho dù có biết rõ mười mươi rằng pháp nghĩa của mình có sai lầm thì cũng biện luận đến chết, tuyệt đối không chịu nhận sai. Còn biện chính pháp nghĩa là luận pháp theo pháp, không luận về nhân tình, cũng không so đo về sự được mất của tông mình và phái khác, chỉ lấy pháo nghĩa của Phật làm chốn chỉ quy, cho nên nếu nhìn thấy người khác chưa ngộ mà nói ngộ, chưa chứng mà nói chứng, đem tri kiến sai lầm để dẫn dắt sai lầm chúng sinh thì người chân ngộ sẽ lập tức biện chính, làm cho rõ sự phân giới giữa chính và tà – trừ phi người ngộ sai đó chưa xuất thế hoằng pháp. Cho nên, người ngộ sai mà xuất thế hoằng pháp, sau khi nghe biện luận, biết mình sai lầm, lập tức cải chính, công khai nhận lỗi và sám hối, tuyệt nhiên không dám dấu giếm.

Người chứng ngộ nếu nhìn thấy tà sư dẫn dắt sai lầm chúng sinh, tất sẽ biện chính pháp nghĩa. Còn những người chấp trước vào tông phái thì tất sẽ vu oan rằng “những lời biện chính pháp nghĩa” của bậc Thiện tri thức là sự tranh chấp môn hộ giữa các tông phái, thông qua sự nghe nhìn lẫn lộn này, mượn cớ để hạ thấp, tẩy chay hành động hộ trì chính pháp, cứu hộ chúng sinh của Thiện tri thức, mong muốn rằng với hành vi nghe nhìn lẫn lộn đó để bậc Thiện tri thức sẽ dừng biện luận pháp nghĩa, thì các tà sư đó vì thế mới tiếp tục duy trì được tà thuyết của mình, để tiếp tục dẫn dắt sai lầm chúng sinh, bảo vệ danh văn lợi dưỡng vốn có trước đây của mình.

Ví dụ như thấy tôi viết sách biện chính pháp nghĩa như ngày nay, các tà sư Mật tông như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn chắc chắn sẽ nói chính hành biện luận pháp nghĩa của tôi là sự tranh chấp tông phái, ý nói rằng hành động này không có ích lợi gì cho Phật giáo. Thế nhưng, hành động vì chính nghĩa này của tôi kỳ thực là đem lại lợi ích lớn cho Phật giáo, đồng thời đem lại bất lợi lớn cho các thày tà pháp Mật tông, đem lại đại bất lợi cho các danh sư ngộ sai, vì thế mà những người đó nhất định sẽ vu rằng việc biện luận pháp nghĩa của tôi là sự tranh chấp môn hộ giữa các tông phái. Những người không biết lợi hại trong đó, những người có tâm ba phải, xuề xòa đều bị họ mê hoặc, bèn giương mắt đứng về phía họ, khuyên tôi ngừng biện luận pháp nghĩa, như thế thì Phật giáo sẽ không thể tẩn xuất ngoại đạo pháp ra ngoài, đồng thời sẽ tiếp tục để các ngoại đạo pháp của Mật tông được lưu giữ lại trong Phật giáo, tiếp tục chiến lược tằm ăn rỗi trong Phật giáo, tiếp tục ngoại đạo hóa pháp nghĩa của Phật giáo bằng phương thức tiệm tiến. Nếu không tăng cường tiết lộ để ngăn chặn, cuối cùng sẽ lại dẫm vào vết xe đổ Phật giáo Thiên Trúc thời xưa bị Mật tông diệt vong từ bản chất. Tất cả các đệ tử Phật có lòng bảo vệ chính pháp Phật giáo, tất cả những người có đại tâm muốn đem lại lợi ích cho người học Phật pháp từ nay về sau đều không thể coi nhẹ tầm quan trọng của việc biện luận pháp nghĩa, chớ để các tà sư Mật tông giảo biện nói biện luận pháp nghĩa là “sự tranh chấp môn hộ giữa các tông phái Hiển Mật”.

Vì sao tôi lại nói những lời này? Vì Bát Nhã mà tôi ngộ được ở đời này hoàn toàn không có sư thừa (không do thày truyền dạy), thì lấy đâu ra quan niệm về môn hộ? Đó là tự chứng ngộ từ nền tảng chứng ngộ của đời trước, chứ không phải được truyền lại từ một tông phái nào hay vị thày nào. Đã không có sự truyền thừa từ một phái nào ở Hiển tông, cũng không có sự truyền thừa của một phái nào ở Mật tông, thì đâu cần tranh chấp vì môn hộ của một tông một phái nào, cho nên hoàn toàn không có cái gọi là “sự tranh chấp môn hộ giữa các tông phái”. Những gì mà tôi tu chứng được, đều là Phật pháp toàn diện – vừa có các pháp được Phật nói rõ trong kinh, vừa có cả các mật nghĩa Phật pháp mà Phật nói ẩn trong kinh, như thế là đầy đủ hai pháp Hiển Mật, chứ không phải chỉ có pháp của một tông một phái “duy Hiển (hay) duy Mật”, cho nên không cần thiết phải tranh chấp môn hộ vì một tông phái Hiển Mật nào.

Thế nhưng, các thày Mật tông đều muốn giải thích sự biện luận pháp nghĩa của tôi thành sự tranh chấp môn hộ vì tông phái Hiển Mật nhằm cầu mong tôi dừng luận nghĩa về “pháp môn tà tri, tà kiến, tà tu của Mật tông”. Có điều, đại chúng nên biết rằng: Nếu như Mật tông thực sự là Phật giáo, thì hành động của tôi sẽ trở thành đại tội phỉ báng chính pháp, sau khi xả thọ nhất định sẽ phải xuống địa ngục chịu quả báo thuần khổ cực nặng trong trường kiếp. Tôi vừa tin sâu nhân quả, vừa cực sợ quả báo, thì sao lại dám gây đại nghiệp như vậy? Nên biết rằng những gì tôi làm tuyệt đối không phải là không có nguyên nhân, cần phải quan sát xem rất nhiều bình luận của tôi về pháp nghĩa của Mật tông liệu có đầy đủ lý lẽ và phù hợp với kinh điển hay không là có thể biết liền. Cho nên, trước khi đại chúng có thể phân biệt được thật giả, thì chớ có giương mắt đứng về bên ngoại đạo pháp Mật tông, đừng biểu thị sự ủng hộ đối với Mật tông là tốt nhất. Nếu không, một khi thành tựu cộng nghiệp “trợ giúp Mật tông phá hoại chính pháp Phật giáo” thì khi xả thọ lấy gì mà bổ cứu?

Đại chúng nên biết rằng: Pháp Trung Quán và Duy Thức kỳ thực không khác nhau, đều từ kim khẩu của Thế Tôn nói ra. Chỗ không giống nhau chỉ là sự khác biệt nông sâu, thô tế, rộng hẹp mà thôi. Những người chứng ngộ thực sự và đã tiến tu Nhất thiết chủng trí chắc chắn đều đồng ý với lời nói của tôi, không có hai ý. Duy chỉ có các phàm phu chưa ngộ mới nảy sinh tranh luận về Trung Quán và Duy Thức Chủng trí, sai lầm cho rằng đó là hai loại pháp môn tu hành khác nhau. Kỳ thực, chủ thể của hai pháp đều không khác nhau, đều lấy Thức thứ tám Như Lai Tạng làm thể, duy chỉ có sự khác biệt về tu hành trước sau, khác nhau về nội dung nông sâu mà thôi, việc gì mà phải tranh luận mãi không thôi. Chẳng thà lấy thời gian tranh luận đó để tham Thiền, chứng lấy Tâm Thức thứ tám, cho đến khi chứng được Tâm Thức thứ tám rồi thì cung thỉnh các kinh Nhị chuyển, Tam chuyển pháp luân mà Phật đã tuyên thuyết ra đọc và so sánh, thì sẽ biết ngay lời tôi là thật, từ đó tuyệt đối sẽ không còn tin theo tà kiến của các chúng sinh phàm phu tranh luận môn hộ giữa các tông phái thời xưa nữa – vĩnh viễn không coi Trung Quán và Duy Thức là hai pháp để nảy sinh tranh luận cao thấp nữa. Nếu làm được như thế, thì hành vi ác độc của Mật tông tự tiện chia cắt pháp nghĩa Bát Nhã Phật giáo, dẫn đến pháp nghĩa Bát Nhã vi diệu của Phật giáo bị chia lìa, tan vỡ sẽ có thể biến mất khỏi đời nay và đời sau.

Mật tông còn có bệnh lớn nữa là đem Hiển Mật chia làm hai pháp. Lại vì không biết Mật nghĩa thực sự trong Phật giáo, nên đã đem pháp dâm lạc, pháp quán tưởng thiên thân… của thế gian khẩu truyền mà không truyền rõ ràng của ngoại đạo xây dựng thành pháp thắng diệu cứu cánh trong Phật giáo. Từ duyên cớ đó mà khiến cho chính nghĩa Bát Nhã của Phật pháp bị chia lìa, tan vỡ. Ví dụ, Tông Khách Ba nói thế này: “Vì thời xứ (thời gian và không gian) có lượng và vô lượng, an lập gọi là to nhỏ. Nghĩa là nói nếu đạt được một mùi vị thực tính của chư pháp, dựa vào pháp chưa nhiễm ô để tu thiên du già (yoga), thì các đức như Sắc thân Như Lai không bị hạn chế bởi phân lượng thời xứ, phổ duyên tất cả mà tu, cho nên gọi là quảng đại. Nếu không có thiên du già này, tuy có du già thậm thâm, thông đạt tất thảy chư pháp không khác Chân Như, thì có pháp vẫn không thể vượt qua hạn lượng, cho nên gọi là nhỏ hẹp”. (21-543)

Ý của Tông Khách Ba trong đoạn này là nói những người trong Hiển giáo tuy có thể tu chứng được một vị thực tính của chư pháp, nhưng vì không tu thiên du già (thiên du già là quán tưởng thiên thân quảng đại của Bản tôn, không quán tưởng (mình có) thiên thân quảng đại) nên không thể sinh khởi thiên thân quảng đại, thì “Báo thân” lúc thành Phật sẽ yếu kém, không thể nào vượt qua giới hạn nhục thân của nhân gian, cho nên mới nói pháp môn tu bên Hiển giáo là “có hạn lượng”, là “không quảng đại”. Còn Mật tông thì muốn dựa vào quán tưởng thiên thân quảng đại để trở thành Báo thân lúc thành Phật, kỳ thực chỉ là vọng tưởng. Bởi lẽ, Báo thân trang nghiêm thành Phật trong tương lai của Phật tử không phải là do tu quán tưởng mà được, vì có được là nhờ quả báo trí tuệ Bát Nhã và Thiền định, hoàn toàn không hề dựa vào quán tưởng mà có. Các Phật tử nếu chứng được “Đạo chủng trí” trong trí tuệ Bát Nhã là nhập vào Sơ địa. Tuy chưa tu thiền định, nhưng khi xả báo nếu người nào muốn sinh lên Sắc cứu cánh thiên thì chắc chắn đều được vãng sinh. Sau khi sinh lên tầng trời đó, tự nhiên sẽ có được thiên thân quảng đại nhất trong Tam giới, chẳng cần gì phải tu các loại quán tưởng, bởi đó là quả báo Dị Thục được sinh lên Sắc cứu cánh thiên nhờ có Đạo chủng trí, vĩnh trừ tính chướng và phát Thập vô tận nguyện của Bồ Tát. Ngược lại, các hành giả Mật tông tuy tu pháp “quán tưởng thiên thân quảng đại”, nhưng vì chưa thể chứng được Tổng tướng trí của Bát Nhã – vì ngộ nhận Tâm ý thức giác tri là Chân Như – nên chắc chắn không thể tiến tu Nhất thiết chủng trí, thì không thể nào chứng được Đạo chủng trí mà vào Sơ địa, mà được sinh lên Sắc cứu cánh thiên, thì không thể nào có được thiên thân quảng đại nhất trong Tam giới.

Cho dù có quán tưởng được “thiên thân” của mình quảng đại vô biên, thì vẫn không thể nào khiến cho thiên thân quán tưởng đó có tính dụng của nó, bởi đó chỉ là tướng phần trong tâm bản thân anh ta mà thôi. Sau này khi xả thọ, còn không thể sinh được lên đến Sơ thiền thiên để có được sắc thân cao lớn hơn thiên nhân ở Dục giới thiên, huống hồ có thể phát khởi thiên thân quảng đại nhất ở Sắc cứu cánh thiên? Thân quảng đại do quán tưởng mà có ở trong Tâm giác tri chỉ là tướng phần trong chính Tâm giác tri của mình, không thể khởi dụng công đức trong Tam giới sau khi xả thọ, bởi pháp quán tưởng này không thể sinh ra quả báo Dị Thục trong đời tương lai được, vì quả Dị Thục đời sau phải nhờ chính nhân của quả Dị Thục đó mới có, trong khi pháp quán tưởng lại không phải là chính nhân của quả Dị Thục đời sau. Lại vì chưa chứng được trí tuệ Bát Nhã, còn không thể sinh được lên đến Dục giới thiên, huống hồ có thể sinh lên đến Sắc cứu cánh thiên mà đắc quả báo thiên thân? Cho nên anh ta không thể nào có thiên thân cao lớn được. Vì thế mới nói việc Mật tông muốn dựa vào pháp quán tưởng để thành tựu “thiên thân quảng đại” nhằm làm thân Phật (sau này) chỉ là hư vọng tưởng mà thôi.

Lại nữa, người muốn có được thiên thân ở Dục giới, trước hết phải tránh xa tà hành dâm lạc mà Mật tông đang tìm cầu, giảm thiểu tham trước về nam nữ dục, đồng thời tu trì Ngũ giới không phạm, thêm vào đó phải quảng hành Thập thiện để làm lợi cho chúng sinh. Nếu người nào có thể quảng hành Thập thiện và trì giới không phạm, tham trước về ái dục nam nữ ngày càng đạm bạc (nhạt đi) thì càng có thể sinh lên đến tầng trời cao nhất trong Dục giới, thì thiên thân sẽ càng cao lớn, chẳng cần phải tu pháp quán tưởng thiên thân, không cần phải tu pháp quán tưởng để đắc thiên thân quảng đại ở Dục giới, vì pháp quán tưởng “thiên thân” không phải là chính nhân quả Dị Thục của Dục giới thiên. Cho nên, nỗ lực tu tập pháp quán tưởng thiên thân, cũng không thể tăng cường lợi ích cho thân lượng sau khi anh ta vãng sinh đến Dục giới thiên, có tu cũng thành vô dụng.

Muốn giành được thiên thân Sắc giới cao quảng hơn, thì phải tu tập thiền định, dựa vào mức độ cao thấp của Tứ thiền Bát định do mỗi người chứng được mà được vãng sinh đến các tầng trời khác nhau ở Sắc giới. Người có mức độ thiền định càng cao thì càng có thể sinh lên Sắc giới thiên ở mức cao hơn. Người sinh được đến tầng Sắc giới thiên càng cao thì thiên thân của anh ta sẽ càng cao lớn, chứ không phải do đời trước tu quán tưởng thiên thân mà được, cũng không phải do đời trước có tu quán tưởng thiên thân hay không mà có sự khác biệt.

Người có thân lượng cao lớn nhất trong các chúng sinh ở Tam giới không ai vượt qua nổi thiên nhân ở Sắc cứu cánh thiên. Nơi này chỉ có các Bồ Tát ở quả vị từ Sơ địa trở lên mới có thể vãng sinh đến được. Phải dựa vào Đạo chủng trí, vĩnh trừ tính chướng, thực hiện các tịnh nghiệp cứu hộ chúng sinh quay vào chính đạo và dũng mãnh phát Thập vô tận nguyện, bốn điều kiện này đầy đủ thì mới có thể vãng sinh đến tầng trời Sắc cứu cánh thiên, không phải là nơi mà các La Hán của Thanh Văn thừa có thể vãng sinh đến (vì họ nhất định sẽ nhập Niết Bàn vô dư, không có Đạo chủng trí), cũng không phải là nơi mà các thánh nhân Tam quả có thể đến được. Tầng trời này càng không phải là cảnh giới mà các hành giả Mật tông có thể sinh đến, vì các hành giả Mật tông còn chưa thể giảm thiểu tối đa tham dục nam nữ của mình, ngược lại còn tin theo tà kiến Mật tông, muốn cầu chứng Đệ tứ hỷ với lạc thụ lớn nhất trong dâm dục, còn muốn cầu lạc thụ kéo dài nhất trong dâm dục, tuy miệng nói không chấp trước gì trong cơn lạc thụ nhưng tâm thái và hành vi của họ lại làm ngược lại, kỳ thực là càng chấp trước sâu nặng hơn vào ái dục nam nữ, vì thế chắc chắn sẽ dẫn đến mãi mãi rơi vào vòng dâm dục nam nữ ở nhân gian có tầng thứ thấp nhất trong Dục giới, cùng làm quyến thuộc của nhau. Những người như thế, sự tham dục của họ còn nặng hơn những người bình thường ở nhân gian, huống hồ có thể nhẹ hơn thiên nhân ở lục Dục thiên?

Như vậy, Kiến, Tu, Hành, Quả của hành giả Mật tông còn không thể sinh đến sáu tầng trời của Dục giới thiên, quả báo Dị Thục đời sau vẫn sẽ thụ sinh làm nhục thân nhỏ thấp ở nhân gian, sao có thể sinh được đến tầng trời Dục giới được? Còn không thể sinh đến các tầng trời Dục giới, huống hồ có thể sinh đến Sắc cứu cánh thiên? Còn không thể sinh được đến Sắc cứu cánh thiên, sao có thể đắc thiên thân cao lớn nhất trong Tam giới mà vọng ngôn nói pháp quán tưởng có thể khiến cho người ta đạt được thiên thân cao quảng nhất lúc thành Phật trong tương lai? Đó đều là “những lời vọng tưởng”, thế nhưng các hành giả Mật tông như Tông Khách Ba lại không biết được chính lý đạt được thiên thân cao lớn, vọng cầu thành tựu thiên thân cao lớn để làm Phật thân bằng pháp quán tưởng, thật đúng là những kẻ vô trí. Những người học Mật tông tự xưng là có căn khí tối thượng thượng, vậy mà pháp tu học của họ lại là pháp hoang đường nhất, thấp kém nhất, thế mà lại dám nói “người căn khí tối thượng thượng mới có thể tu Mật pháp”, vô cùng điên đảo, hoàn toàn vô nghĩa.

Tông Khách Ba sau đó lại nói rằng: “Như luận sư Tịch Tĩnh (của Mật tông) nói: ‘từ việc tu các pháp tự thể, là cảnh giới thanh tịnh nhất, cùng với sức mạnh tự tính Ba la mật đa, thì với Ba la mật của tất thảy chư Phật, khiến các hành động tu Ba la mật đa của mình đều được viên mãn trong tất thảy sát na trong tâm. Cúng dường tự tha (mình và người khác) cũng tức là cúng dường tất thảy chư Phật, chỉ là vật nhỏ bé cũng thành vật cúng dường thắng diệu, cho nên dễ đắc Bồ Đề, đó là Tự tính của Bồ Đề đạo. Nói từ “cho nên”, chứng tỏ rằng chỉ nhờ từ pháp này mới có thể nhanh chóng chứng được Bồ Đề, như nói rằng: Duy từ du già này, nhanh chứng đắc Phật quả’. Những lời nói này phối hợp với năng tịnh, sở tịnh và thắng giải như trên, tu vì thể tính Phật pháp vô biên, thì có thể thành thục tất cả thiện căn thứ tự viên mãn…Sự quảng đại tối thắng này chỉ có khi thứ tự viên mãn. Trong Ba la mật đa thừa (chỉ Đại thừa của Hiển giáo) tuy tu đạo tùy thuận Pháp thân, không tu trái với đạo tùy thuận sắc thân cảnh tướng tầm thường, cho nên tư lương “viên mãn sắc thân nhân” cực lâu cực xa. Trong Mật chú thừa đều có những thứ đó, cho nên cực dễ viên mãn tư lương”. (21-543)

Tông Khách Ba kỳ thực hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp, hoàn toàn không biết gì về đạo Phật Bồ Đề phải chứng trong Đại thừa, thậm chí ngay cả đạo Giải Thoát rất thô thiển của Nhị thừa cũng chẳng hiểu gì cả - vì ông ta chấp Ý thức và Minh điểm là pháp bất hoại, chấp Tâm giác tri và trí tuệ Lạc Không bất nhị chứng đắc trong dâm lạc tương ứng với Tâm giác tri là pháp bất hoại. Vấn đề này xin phép tạm chỉ nêu ra mà không thuật chi tiết, đợi đến Chương 8, Chương 9 sẽ thuật tiếp. Nay chỉ biện chính về những khai thị trong đoạn này như sau:

Tông Khách Ba cho rằng người tu theo pháp của Mật tông, không chỉ có thể đạt được tất thảy công đức mà bên Hiển giáo tu chứng, mà Mật pháp của ông ta còn thù thắng hơn, cho nên, tuy cúng dường bằng những vật nhỏ bé, thì cũng có thể đạt được Bồ Đề, không như Hiển giáo bắt buộc phải chứng Như Lai Tạng, phải tu tập các pháp bố thí vô lượng. Ý ông ta cho rằng chỉ cần cúng dường bằng ngũ cam lộ và ngũ nhục của Mật tông, đem lạc xúc dâm lạc trong hợp tu song thân quán tưởng cúng dường “Phật” là có thể nhanh chóng đạt được Bồ Đề quả, có thể nhanh chóng thành Phật. Từ cách cúng dường “pháp thắng diệu đệ tứ hỷ dâm lạc” của Mật tông này, Tông Khách Ba đã hạ thấp pháp môn tu hành của Hiển giáo là chậm chạp và khó chứng Phật quả.

Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn ngược lại: Những người tu hành bằng pháp môn mà Tông Khách Ba nói đó không những không thể thành Phật, cũng không thể chứng được trí tuệ Bát Nhã ở chư địa, thấp đến như trí tuệ Bát Nhã thất trụ vị trong Thập trụ vị cũng không thể chứng, thậm chí đến không huệ “song ấn Năng thủ Sở thủ Không” mà các Bồ Tát lục trụ vị trong Thập trụ vị chứng được họ cũng không thể chứng đắc. Ở đây nói khi Bồ Tát lục trụ vị “song ấn Năng thủ Sở thủ Không”, tức là đã kiên định tâm mình, tuyệt đối không còn chấp nhận coi Tâm giác tri là Tâm bất hoại nữa, càng không chấp nhận Tâm giác tri Lạc Không song vận trong pháp tu song thân là Tâm thường trụ bất hoại nữa, thậm chí là phủ định luôn Tâm giác tri này, nói nó là Tâm ý thức y tha khởi tính; hiện tiền quan sát cái Tâm giác tri thụ lạc này là “thường bất hoại Ngã” của thường kiến ngoại đạo; hiện tiền quan sát Tâm giác tri này là pháp do chúng duyên hợp sinh, đồng thời hiện quan thấy dâm lạc mà Tâm giác tri này tiếp xúc chỉ là gốc rễ luân hồi sinh tử trong Dục giới của chúng sinh Dục giới, cũng là pháp do chúng duyên sinh ra. Cho nên mới nói người đã hiện quan “Năng thủ Sở thủ Không”, đã hoàn toàn quyết định, không còn thoái chuyển đối với “Năng thủ Sở thủ Không” gọi là Bồ Tát lục trụ vị mãn tâm.

Nay thấy Tông Khách Ba của Mật tông và tất thảy các thày xưa nay của tứ đại phái đều nhận định Minh điểm là A Lại Da thức, đều coi Tâm giác tri lúc Lạc Không song vận là Chân Như ở Phật địa, đều cho rằng Tâm giác tri nhất niệm bất sinh trong lúc tĩnh tọa là Chân Như ở Phật địa thì đã chứng tỏ rõ ràng rằng: các thày của tứ đại phái Mật tông từ xưa đến nay đều coi Tâm giác tri nhất tâm thụ lạc mà không khởi vọng niệm là “Chân Như ở Phật địa Báo thân”, như thế là họ tự cho rằng đã thành tựu Tất địa – tức thân thành Phật.

Những người coi Ý thức là Chân Như ở Phật địa như thế, kỳ thực đều chưa hề chứng được trí tuệ “chư pháp Không tướng” trong “song ấn Năng thủ Sở thủ Không” mà các Bồ Tát lục trụ vị đã chứng, vì Tâm giác tri nhất niệm bất sinh vẫn là Tâm ý thức có thể thủ chấp vạn pháp (Năng thủ), vẫn là “Tâm thường trụ bất hoại” mà thường kiến ngoại đạo thường chấp trước. Pháp vương của Mật tông như thế còn không thể chứng được Không huệ “duyên khởi tính không” mà người Nhị thừa chứng đắc, thì sao có thể biết đến trí tuệ Không tính Bát Nhã ở Thất trụ vị của Đại thừa – Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn và thể tính Bát bất Trung đạo của Thức thứ tám? Đã không biết, không chứng được “Không tướng trí và Không tính trí” (trí tuệ duyên khởi tính không của Uẩn Xứ Giới và trí tuệ Bát Nhã của Không tướng Tâm Thức thứ tám cội nguồn của vạn pháp) của Bồ Tát lục trụ vị, thất trụ vị, thì sao có thể chứng được Đạo chủng trí ở Sơ địa? Đã không biết cũng không chứng được Đạo chủng trí ở Sơ địa, thì sao có thể chứng biết trí tuệ ở Phật địa? Các phàm phu thượng sư Mật tông không biết, không chứng được trí tuệ Kiến đạo của Đại thừa mà lại dám hạ thấp sự tu chứng của các Bồ Tát Hiển giáo là nông cạn, hạ thấp sự tu chứng của Phật bên Hiển giáo là thô thiển, không bằng “Phật” tà dâm của Mật tông, rồi lại ngoa ngôn nói sự tu chứng của Mật tông còn thắng diệu hơn cả Hiển giáo, có thể khiến người ta “tức thân tu thành cảnh giới Báo thân Phật và Pháp thân Phật”, như thế há chẳng phải là những kẻ cực ngu si, cực điên cuồng ở nhân gian hay sao? Ấy thế mà các đại pháp sư của Hiển giáo lại không nhận ra được sự tà trái, hoang đường của họ, lại còn tranh nhau phan duyên vào những người hoằng truyền giáo pháp tà dâm như Đạt Lai Lạt Ma, như thế chẳng phải là những kẻ cực ngu si hay sao? Ví dụ, Đạt Lai Lạt Ma từng cho rằng Tâm ly niệm linh tri trong cơn cực khoái tình dục là Chân Như ở Phật địa: “…Mà cảm giác mãnh liệt nhất là lúc đang đạt được cực khoái tình dục, đây là một trong những nguyên nhân mà việc tu tập Đại lạc (pháp môn tức thân thành Phật tu chứng Chân Như ở Phật địa Lạc Không song vận bằng Song thân pháp) sở dĩ được bao hàm trong mật tục Yoga tối cao…Người bình thường luôn hiểu sai rất nhiều về tình dục và những ẩn dụ tượng trưng trong Mật tục vô thượng yoga. Lý do thực sự của ẩn dụ tình dục hoàn toàn là vì trong tình huống xuất hiện bốn loại Minh Quang, thì cực khoái tình dục là mãnh liệt nhất. Vì thế, sự ẩn dụ này mới dùng trong tĩnh tọa, bằng kinh nghiệm kéo dài sự xuất hiện của Minh Quang, khiến nó càng rõ rang tươi sang – mục đích là ở chỗ này. Khi đạt cực khoái tình dục, vì kinh nghiệm xuất hiện Minh Quang khá lâu, do đó, anh rất rất có cơ hội lợi dụng thêm”. (182-147~148) Đạt Lai Lạt Ma đã coi cực khoái tình dục là pháp môn tu chứng thì chắc chắn sẽ đọa vào trong Tâm ý thức.

Các thày Mật tông không biết Thức thứ tám A Lại Da chính là Như Lai Tạng, vọng coi Minh điểm trong Trung mạch do quán tưởng mà thành là Như Lai Tạng thức, rồi xây dựng riêng một pháp khác là Như Lai Tạng – lấy Tâm giác tri ý thức nhất tâm hưởng lạc trong Lạc Không song vận làm Như Lai Tạng. Việc bóc tách Như Lai Tạng và Thức thứ tám ra như thế, biến thành hai pháp, thì người tu chứng “Như Lai Tạng” sẽ phải đả tọa, tu chứng công phu nhất niệm bất sinh, hoặc tu chứng Đệ tứ hỷ bằng hợp tu Song thân pháp với thượng sư khác giới nhằm cầu mong được “thường trụ” và nhất niệm bất sinh trong lạc xúc lớn nhất của dâm lạc, rồi sinh khởi “Không tính kiến” cho rằng “Tâm giác tri dâm lạc không có hình sắc nên là Không tính, cảm xúc Đệ tứ hỷ của dâm lạc cũng không có hình sắc nên là Không tính”. (Tu được như thế) Mật tông gọi đó là người “chứng đắc Như Lai Tạng”, là người Báo thân thành tựu, Pháp thân thành tựu.

Cho nên, hành giả Mật tông nếu muốn tu chứng Như Lai Tạng A Lại Da thức thì nhất định phải đả tọa rồi quán tưởng Trung mạch và Minh điểm. Người thành tựu quán tưởng Minh điểm “tức là” người đã chứng được Thức thứ tám A Lại Da. Nếu như có thể khiến cho Minh điểm tự do lên xuống giữa Đỉnh luân và Hải để luân trong Trung mạch, tức là thánh nhân chứng được “quả vị Bồ Tát Sơ địa” của Mật tông, vì Mật tông nói “thánh nhân” này có chứng lượng ngang với Bồ Tát Sơ địa của Hiển giáo (nhưng đó tuyệt đối không phải là Bồ Tát Sơ địa của Hiển giáo). Vì thế, Mật tông nói pháp của họ là pháp tối thắng tu chứng quả vị, có thể chứng đắc quả vị Sơ địa trong một đời mà bên Hiển giáo không thể sánh kịp, vì Hiển giáo phải mất một đại a tăng kỳ kiếp mới có thể chứng được quả vị Sơ địa.

Từ tà kiến đó, A Lại Da thức Như Lai Tạng vốn dĩ là một pháp, nhưng vì Mật tông hiểu sai, tự lập pháp mới mà biến thành hai pháp khác nhau. Vì sự vọng lập hai pháp này mà dẫn đến chính pháp vốn dĩ chỉ là một pháp đã chuyển dịch thành tu hành hư vọng của hai pháp; pháp nghĩa thực sự của Phật giáo vì thế mà bị chia lìa, tan vỡ, người học càng khó chứng được trí tuệ Thực Tướng của Bát Nhã, còn ngoại đạo Mật tông Tây Tạng lại dựa vào đó để tự xưng là đã tu thành Bồ Tát Sơ địa…, dựa vào đó để trùm đầu người học Hiển giáo.

Các thày Mật tông không biết rằng Pháp thân chính là Thức thứ tám A Lại Da (Ở Nhân địa gọi là A Lại Da thức, Dị Thục thức, gọi chung là Như Lai Tạng; Ở Phật địa thì chỉ có tên là Vô Cấu thức Chân Như, không gọi là Như Lai Tạng), nên đã vọng ngôn nói: Quán tưởng thiên thân quảng đại trang nghiêm, tương lai khi Lạc Không song vận sẽ chứng được Tâm giác tri trong Lạc Không song vận biến thành Chân Như ở Phật địa – coi Tâm giác tri hưởng lạc thụ này và nhận biết được Lạc Không bất nhị là Pháp thân Chân Như ở Phật địa; rồi coi thiên thân do quán tưởng mà thành là Báo thân viên mãn của Pháp thân. Thế nhưng họ lại không hề biết rằng Báo thân viên mãn của Phật địa phải nhờ Tổng tướng trí, Biệt tướng trí và Nhất thiết chủng trí của Bát Nhã mới có được, vì Báo thân viên mãn là Dị Thục quả của Nhất thiết chủng trí.

Pháp ngoại đạo do những kẻ hư vọng tưởng như thế nói ra lại cố tình chụp lên các pháp Tam thừa, rồi lại ngoa ngôn nói còn thắng diệu hơn cả các pháp Tam thừa, đặt cho cái tên mỹ miều là “tức thân thành Phật”, hơn nữa là pháp môn tu thành “Pháp thân Phật”; thế nhưng “trí tuệ” mà họ tu chứng được thì chỉ là tà kiến ngoại đạo, cảnh giới mà họ tu chứng được chỉ là cảnh giới thế gian của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Tà kiến ngoại đạo của Mật tông như thế mà đã không biết tự xấu hổ lại dám đại ngôn hạ thấp sự tu chứng của các Bồ Tát của Hiển giáo, lại dám hạ thấp chính pháp Tam thừa do Thế Tôn truyền dạy là “Hạ liệt thừa”, lại dám hạ thấp những người tu hành của Hiển giáo là “căn khí hạ đẳng” – không đủ tư cách để tu tập Mật pháp.

Thế nhưng, trong cuốn “Đại Nhật Kinh” – kinh điển căn bản của Mật tông, họ đã sớm tự thừa nhận pháp môn tu hành của Mật pháp là pháp phương tiện bày ra để phương tiện nhiếp dẫn “chúng sinh hạ liệt tham trước dục lạc và tham trước pháp hữu tướng” nhập vào “Phật đạo”: “Pháp vô tướng thậm thâm, kẻ trí tuệ hạ đẳng không kham nổi, vì để tùy thuận cho họ, nên mới kiêm nói về pháp hữu tướng” (“Đại Nhật Kinh” quyển 7).

Các pháp nói trong kinh điển căn bản “Đại Nhật Kinh” của Mật tông kỳ thực đều là những hý luận nói không đúng nghĩa, chỉ có thể dựa vào “chư pháp Không tướng” của Duyên khởi tính không để nói về Uẩn Xứ Giới Không, chứ không thể nói đến “Thực tướng Không tính – Như Lai Tạng” của Đệ nhất nghĩa đế. Cho nên, khi cuốn kinh này mới lần đầu ra đời, không thể được các Bồ Tát chân ngộ của Phật Bồ Đề chấp nhận, đành phải nói rằng: “Pháp vô tướng thậm thâm, kẻ trí tuệ hạ đẳng không kham nổi, vì để tùy thuận cho họ, nên mới kiêm nói về pháp hữu tướng”. Nói như thế, khiến cho các Bồ Tát không tiện chỉ trích thêm nữa, nhờ thế mà cuốn kinh này mới tiếp tục tồn tại, lưu truyền hậu thế giữa các chúng sinh tham trước hữu tướng. Sau dần đến thời kỳ Mạt pháp, các Bồ Tát đã chứng ngộ đa phần cảm thấy căn khí của thế nhân ngày càng thấp kém khó độ, nên ít đến nhân gian. Bồ Tát thực sự có thể nhận rõ được gốc rễ vấn đề ngày càng ít, nên không còn ai có thể phá được bản chất ngoại đạo của họ, Mật tông bèn vì thế mà dám hoằng dương pháp ngoại đạo này không kỵ húy gì cả để nhằm thu hút tài nguyên của Phật giáo, đến nay đã đem pháp ngoại đạo này chụp lên trên các pháp Tam thừa, thật là những kẻ giỏi nghề điên đảo ngôn thuyết.

Thế gian hiện tại còn cách thời gian Bồ Tát Nguyệt Quang giáng sinh rất xa mà Phật giáo đã bị Mật tông tiêu diệt ở Thiên Trúc, nay lại tái diễn sự việc này ở Đài Loan và khắp thế giới, nếu như không sớm tính kế đối trị lại họ thì e rằng sau 30 năm nữa sẽ lại lặp lại câu chuyện Phật giáo bị diệt bởi tay Mật tông ở Thiên Trúc năm xưa. Lần này nếu Phật giáo lại bị Mật tông diệt khắp toàn cầu thì Phật giáo thực sự sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội phục hưng, thì về sau tất cả những người tu hành Phật giáo sẽ coi pháp ngoại đạo mà Mật tông đang truyền bá là chính tu hành của Phật pháp. Cho nên, kế sách hôm nay chính là buộc phải làm lộ rõ bản chất của Mật tông, để tất cả mọi người đều được biết, thì mới có thể cứu vãn được huyết mạch Phật giáo khỏi kỳ nguy cấp. Cũng hy vọng rằng với những hành động này, có thể giúp cho mệnh mạch Phật giáo tiếp tục được kéo dài đến thời kỳ Bồ Tát Nguyệt Quang giáng sinh. Nếu làm được như vậy, thì đó chính là đại phúc của người học Phật từ nay về sau đó.

Các thày Mật tông không hiểu được đạo lý Hiển Mật không hai (không khác nhau) nên mới đem các pháp bí mật không được khinh suất truyền ra ngoài như Mật chú, thân ấn, thủ ấn, quán tưởng, khí công, dâm lạc song thân hợp tu…biến thành Mật giáo. Trong khi đó, chư Phật và chư Bồ Tát thập phương lại coi Mật ý của Bát Nhã là Mật pháp, nhưng để tránh cho các chúng sinh chưa đủ phúc đức vì lỡ phỉ báng mà đọa xuống địa ngục, nên mới không cho phép truyền rõ bằng ngôn ngữ, mà ẩn giấu giữa các hàng chữ và lời nói, nói đó là Mật, điều này hoàn toàn khác biệt với Mật pháp mà Mật tông nói.

Kỳ thực, pháp nghĩa Tam thừa của Phật giáo vốn dĩ không Mật, nhưng vì có sự sai biệt nông sâu trong tu chứng, lại vì không thể nói rõ cho những người chưa ngộ, cho nên mới gọi là Mật. Cho nên, trong pháp nghĩa Phật giáo chân chính, Hiển Mật vốn dĩ không khác biệt, đều là đạo Giải Thoát Nhị thừa và đạo Phật Bồ Đề Đại thừa do một vị Phật truyền lại, ngoài ra thì không còn có pháp nào khác có thể gọi là Phật pháp được. Mà đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề này đều dùng ngôn ngữ nói rõ để hiển thị Mật ý. Mật ý vốn nằm trong lời nói, không từng nằm bên ngoài lời nói, cho nên Hiển Mật vốn dĩ không hai, không cần Mật tông sáng tạo thêm Mật giáo và du nhập pháp thế gian Dục giới của ngoại đạo Tính Lực phái để thay thế cho Phật pháp.

Pháp thế gian dâm dục của ngoại đạo mà Mật tông tự rêu rao là hơn cả Hiển giáo như thế, cho dù Mật tông trang hoàng làm đẹp cho nó như thế nào, thì rốt cuộc vẫn không thể nào thay đổi được bản chất ngoại đạo pháp của họ, các Phật tử có trí tuệ vẫn có thể nhìn thấu được sự hư vọng và tà trái của nó. Cho nên, trong pháp nghĩa của Phật giáo chân chính, Hiển Mật vốn dĩ không khác nhau, nhưng các thày Mật tông không hiểu lý này, đã du nhập pháp tu dâm dục của phái Tính Lực ngoại đạo vào, hợp thành Mật pháp, đặt cho cái tên mỹ miều là pháp “Dâm dục là Đạo”. Sau đó, họ lại suy tôn nó thành pháp tối cứu cánh trong “Phật giáo”, qua đó mà chia thành hai tông Hiển Mật, về bản chất chính là hành động phá hoại chính pháp của Phật giáo.

Lại nữa, các thày Mật tông đều không biết Như Lai Tạng chính là Thức thứ tám A Lại Da, vọng đem Như Lai Tạng và A Lại Da thức chia một thành hai; lại vì không biết A Lại Da thức nằm ở đâu, nên dứt khoát chỉ định Minh điểm do quán tưởng mà thành là A Lại Da thức mà Phật nói, thật đúng là đầu Ngô mình Sở, không biết mình nói gì nữa. Sau khi chia tách Như Lai Tạng và A Lại Da thức ra như vậy, Mật tông đã khiến cho Phật pháp bị chia lìa tan vỡ. Những người học Phật đời sau sẽ không thể nào xây dựng được chính tri, chính kiến, vì thế mà mãi mãi tuyệt duyên với Kiến đạo. Mật tông vì thế mà trở thành kẻ phá pháp của Phật giáo, trở thành đại tội nhân của Phật giáo.

Phật dùng các loại tên khác nhau để nói về Như Lai Tạng, không thể liệt kê ra từng cái tên một. Nhưng nói tóm lại, tất cả các tên gọi khác nhau đó đều nói về Tâm Thức thứ tám. Trước khi đoạn tận hai hoặc Kiến Tư[4] thì Tâm Thức thứ tám này có tên gọi chung là A Lại Da thức. Sau khi đoạn tận hai hoặc Kiến Tư thì gọi chung là Dị Thục thức. Có lúc, vì để người học dễ phân biệt được sự khác nhau giữa chúng mà lại bày thêm tên gọi là Thức thức chín. Trước khi đạt đến Phật địa cứu cánh, Thức thứ tám này đều gọi là Như Lai Tạng. Còn sau khi thành Phật, Thức thứ tám này mới được gọi là Chân Như, cũng gọi là Vô Cấu thức. Đôi khi, vì để người học dễ phân biệt giữa chúng có sự khác nhau nên lại đặt thêm một tên khác là Thức thứ mười. Trước khi thành Phật, cũng có khi lại nói Thức thứ tám này là Chân Như, nhưng đều là bày đặt phương tiện ngôn thuyết. Nó có các chính danh là Chân Như tà hành, Chân Như lưu chuyển, Chân Như an lập, Chân Như chính hành…đều thuộc về Chân Như ở Nhân địa. Quá trình tu chứng đoạn hoặc trong này có thể giúp người tu hành từ Chúng sinh vị tiến dần đến Phật địa, khiến Thức thứ tám trở thành Chân Như ở Phật địa. Trong quá trình này, tất thảy đều dựa vào Thức thứ tám này để thành tựu, cho nên mới nói quá trình như thế gọi là duyên khởi Chân Như. Chính lý, quá trình và nội dung của duyên khởi Chân Như tu chứng đoạn hoặc trong này đã được giảng giải nhiều lần và chi tiết trong các cuốn sách của tôi như “Tông thông và Thuyết thông”, “Chính pháp nhãn tạng – Hộ pháp tập”, “Ngã và Vô ngã”, độc giả đọc qua là biết, ở đâu cho phép không thuật lại nữa.

Các thày Mật tông (bao gồm cả pháp sư Ấn Thuận) đều không biết Thức thứ tám chính là Như Lai Tạng, không biết A Lại Da thức chính là Như Lai Tạng, cho nên mới nảy sinh ra các loại vọng tưởng. Các thày Mật tông do chưa chứng được Như Lai Tạng, nên đã bám lấy Minh điểm do quán tưởng mà thành để xây dựng nên A Lại Da thức, rồi lại thành lập riêng một Tâm thanh tịnh khác trong tưởng tưởng làm Như Lai Tạng, hoặc đem Tâm ý thức giác tri (trong trạng thái) nhất niệm bất sinh coi là Như Lai Tạng… Các loại tà kiến hiểu sai về Bát Nhã như thế, đều là do hiểu nhầm về Thức thứ tám Như Lai Tạng sinh ra. Ví dụ, Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Lại nói về Tâm, hàm nghĩa rộng nhất. Tâm cục thịt là Tâm sinh lý; Tâm vọng tưởng là Tâm tâm lý; còn lương tâm, thiện tâm, ác tâm là Tâm luân lý; chín loại trụ tâm là Tâm tôn giáo, triết lý; Tâm tập khởi thì thuộc về Duy thức tông của Phật giáo; cuối cùng có một loại gọi là “Tâm Như Lai Tạng”, hoặc gọi là “Viên giác diệu tâm”, hay còn gọi là “Tự tính thanh tịnh tâm”, “Chân Như diệu tâm”, “Niết Bàn diệu tâm”, chúng đều thuộc về Pháp thân trong quả vị Phật giáo. Cái Tâm nói trong Đại thủ ấn đều thuộc về loại Tâm cuối cùng, cho nên không thể nói lẫn với các loại Tâm liệt kê trước đó”. (34-701)

Nói Tâm của Đại thủ ấn là Như Lai Tạng như thế, nhưng Thượng sư Trần Kiện Dân lại không biết Như Lai Tạng chính là Thức thứ tám A Lại Da, cũng không biết “Tâm tập khởi A Lại Da thức” nói trong Duy thức tông chính là Như Lai Tạng, dẫn đến hiểu sai về Tâm Như Lai Tạng: “…Ba chữ Thể, Tính, Không tức là Đại thủ ấn, cũng chính là Tâm thể quang minh trong đệ tứ cú (câu thứ tư). Cho nên, chữ Tâm dễ hỗn loạn nhất. Bài viết này đặc biệt dùng từ Minh Thể, là muốn để phân biệt nó… “Minh” là sự Trí Bi hóa hai thứ Tâm - Vật, “Thể” là bản thể của hai thứ Tâm - Vật. Hơn nữa, đó lại là cách gọi không từng được dùng trong pháp tướng của Hiển giáo, cho nên thiển ý của tôi là lấy “Minh Thể” thay thế cho các cụm từ như “Chân Như diệu tâm”, “Niết Bàn diệu tâm”…để tiện cho việc thuyết minh Đại ấn trong lục đại duyên khởi”. (34-704~705)

Định nghĩa về Minh Thể như thế, nếu xét về Minh điểm trong Trung mạch do quán tưởng mà thành thì Minh điểm trong Trung mạch không phải là Như Lai Tạng nữa, vì Như Lai Tạng không phải là pháp bị sinh, không phải là do Tâm ý thức giác tri quán tưởng mà thành, nếu không thì Như Lai Tạng mà Mật tông nói đến sẽ thành pháp sinh diệt hữu vi rồi. Các thày Mật tông lại luôn nói rằng Như Lai Tạng là Minh Thể, lại thường nói Minh Thể tức là Tâm giác tri nhất niệm bất sinh và có thể quán tưởng. Minh Thể nếu là Tâm giác tri có thể quán tưởng, thì Tâm giác tri thực tế chỉ là Ý thức, nó dựa vào sự tiếp xúc giữa Ý căn và Pháp trần mà do Như Lai Tạng sinh ra, thì Tâm giác tri Minh Thể chính là pháp bị sinh dựa vào pháp khác mà sinh khởi. Đã là pháp bị sinh, thì “Minh Thể Như Lai Tạng” của Mật tông chính là pháp có sinh có diệt, vì Minh Thể như thế không phải là Như Lai Tạng hiển hiện bất cứ lúc nào mà bên Hiển giáo chứng ngộ được, vì nó chỉ xuất hiện trong Tâm giác tri lúc quán tưởng mà thôi. Cho nên, việc Mật tông coi Minh Thể là Như Lai Tạng sẽ dẫn tới vô số sai lầm, vì thế không nên làm trái ý chỉ của Phật để xây dựng riêng một cái Minh Thể làm Như Lai Tạng, mà phải dựa vào lời dạy của Phật trong các kinh Tam thừa nhận định Thức thứ tám A Lại Da chính là Như Lai Tạng, nhận định cái “Thức” trong “Danh Sắc duyên Thức” chính là Như Lai Tạng, sau đó tinh tấn tham thiền mà tu chứng lấy nó. Một khi đã chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, là có thể hiện tiền chứng nghiệm chân nghĩa của Như Lai Tạng, là có thể tự thông kinh nghĩa của Bát Nhã, không cần người dạy nữa. Nếu gặp được bậc chân thiện tri thức, theo họ học Nhất thiết chủng trí, quảng tu tư lương phúc đức, tận tâm tận lực hộ trì chính pháp liễu nghĩa của Phật, phát Thập vô tận nguyện, thì một đời có thể tiến vào Sơ địa, là sẽ đi qua được đại a tăng kỳ kiếp đầu tiên, còn gì vui sướng hơn!

Còn nếu đem A Lại Da thức và Như Lai Tạng một chia làm hai như các thày Mật tông từ xưa đến nay, lại dẫn dắt sai lầm chúng sinh hiểu sai về pháp nghĩa thực sự của Như Lai Tạng, thì sẽ khiến cho pháp nghĩa của Phật giáo bị chia lìa, tan vỡ, dù có tinh tấn tu hành một đời cũng chỉ là công dã tràng xe cát. Thậm chí còn gây ra đại ác nghiệp phá pháp – vọng ngôn nói Minh Thể tức là Như Lai Tạng, hoặc vọng ngôn nói Tâm giác tri vô vọng niệm chính là Như Lai Tạng, sẽ trở thành người phá hoại chính pháp của Phật, tự trồng quả báo thảm khốc cực nặng trong vô lượng kiếp tương lai, há chẳng oan uổng lắm ư?

Cho nên, các Phật tử chớ có học theo các thày xưa nay của Mật tông – đem Như Lai Tạng và A Lại Da thức một chia làm hai, sau đó đứng ngoài Như Lai Tạng A Lại Da thức thực sự để tìm cầu một Như Lai Tạng khác. Nếu có thể làm được như thế, thì muốn cầu chứng ngộ Bát Nhã mới có hy vọng được. Nếu không làm được như vậy, lại đứng ngoài Thức thứ tám để cầu chứng Như Lai Tạng, thì tu vĩnh kiếp cũng không ngộ, cuối cùng lại rơi vào trong tà kiến của ngoại đạo, đâu chỉ mãi mãi trầm luân trong bể khổ sinh tử, còn vì thành tựu trọng tội phá pháp mà bị đọa xuống địa ngục.

Các thày Mật tông từ cổ chí kim đều không hiểu được đạo lý chân thực Trung Quán và Bát Nhã không hai, Trung Quán và Duy Thức không hai, Hiển giáo và Mật giáo không hai, chỉ hiểu được nghĩa lý bề ngoài của các danh tướng (danh từ) Phật pháp, bèn tự cho rằng mình đã hiểu được ý Phật, rồi đem tông nghĩa Duy Thức mà mình đã hiểu sai ra để nói rằng mình đã biết được chính nghĩa của Duy Thức. Do hiểu sai về tông nghĩa của Duy Thức, lại vì tông nghĩa Duy Thức ắt sẽ khiến cho tà kiến của Mật tông bộc lộ hoàn toàn nên họ bèn ra sức bài xích tông nghĩa Duy Thức, vu rằng tông nghĩa Duy Thức chỉ là pháp bất liễu nghĩa. Bằng thủ đoạn đó, họ đã khiến cho người học chán ghét chính nghĩa vi diệu thâm ảo của Duy Thức, dẫn đến lìa xa diệu pháp Duy Thức, không chịu tu học Duy Thức nữa. Như thế thì Mật tông sẽ không còn bị pháp nghĩa Chủng trí của Duy Thức gò trói nữa, vì vậy tất cả những người học sau khi chứng được “Tất địa” trong pháp môn của Mật tông, sẽ không có ai tự mình kiểm nghiệm bằng Nhất thiết chủng trí của pháp nghĩa Duy Thức, nhờ thế mà sự tà trái, hoang đường, bại hoại của pháp nghĩa Mật tông sẽ không bị phơi bày ra nữa. Thế nhưng, những hành vi đó của Mật tông kỳ thực lại tự mâu thuẫn với chính mình, tất sẽ bị bậc trí giả phát hiện và phá bỏ, vì trái ngược với nội dung tu học trí tuệ Bát Nhã Phật pháp và chứng lượng của họ.

Ví dụ, Tông Khách Ba nói thế này: “…Đạo của các bổ đặc già la (chúng sinh) này, tức là hướng đến Đại thừa của Nhất thiết chủng trí. Đại thừa Ba La Mật Đa, đạo này tổng thể chỉ có thế thôi. Ở đây đem kiến giải phân chia làm hai phần là các thày Trung Quán và các thày Duy Thức. Thế nhưng hai loại thày đó, không thể nói rằng họ “Thừa có bất đồng, nên Thừa duy nhất”. Vì thực nghĩa có tận, chưa tận, cho nên biết rằng nhóm trước (thày Trung Quán) là lợi căn, nhóm sau (thày Duy Thức) là độn căn. Ba La Mật Đa thừa này (Ý Tông Khách Ba nói người tu chứng Đại thừa là Bát Nhã Ba La Mật Đa thừa), chính là tuyên thuyết cho các thày Trung Quán. Các thày Duy Thức thì được họ kiêm nhiếp cả căn cơ dung thường… “Đế giả phẩm” cũng chỉ rõ vấn đề này, nói: “Này Man Thù Thất Lợi! Nếu Như Lai chỉ tuyên thuyết Đại thừa cho một loại hữu tình, tuyên thuyết Độc Giác thừa cho loại hữu tình khác, tuyên thuyết Thanh Văn thừa cho loại còn lại, thì Tâm Như Lai không phải là Tâm thanh tịnh, không phải là Tâm bình đẳng, có sự chấp pháp, lòng đại bi thiên lệch, suy tưởng dị biệt lỗi lầm. Ta cũng sẽ thành kẻ tiếc pháp. Này Man Thù Thất Lợi! Ta tuyên thuyết các loại pháp cho chúng sinh hữu tình, tất thảy như thế đều nhằm để đắc Nhất thiết chủng trí, hướng đến Bồ Đề, nhập vào Đại thừa, thành tựu Nhất thiết chủng trí, cho đến nhất cực. Cho nên, ta không có an lập thừa nào khác”. (21-10~13)

Qua đoạn văn này, (chúng ta) có thể thấy rõ Tông Khách Ba hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp cả. Bởi Nhất thiết chủng trí là trí tuệ cứu cánh nhất mà chư Phật chứng được, người viên mãn trí tuệ này thì mới bắt đầu nhập vào Phật vị cứu cánh. Tất thảy pháp thế xuất thế gian không có pháp nào vượt qua được pháp này, Bát Nhã Trung Quán, Bát Nhã Duy Thức đều nằm trong nội dung của Nhất thiết chủng trí, không thể có trí tuệ nào vượt qua khỏi trí tuệ này. Thế nhưng, trí tuệ Trung Quán chỉ là Tổng tướng trí và Biệt tướng trí trong Bát Nhã mà thôi. Mà điều này phải dựa vào việc chứng đắc Tâm Thức thứ tám A Lại Da thì mới hiện quan được trí tuệ do tính Trung đạo của nó tạo ra. Nhất thiết chủng trí thì phải dựa vào “trí tuệ Trung Quán Bát Nhã sinh khởi nhờ chứng đắc Như Lai Tạng” làm nền móng, thì sau mới có thể tu chứng nó được, không phải là trí tuệ mà bậc phàm phu chưa chứng ngộ trí tuệ Trung Quán có thể tu và chứng được.

Vì sao vậy? Là vì trí tuệ Trung Quán này là trí tuệ có được nhờ sự hiện quan tính Trung đạo của Tâm Thức thứ tám, sau khi hiện quan thì mới được sinh khởi, mới được gọi là trí tuệ Trung Quán. Thế nhưng, trí tuệ này còn thô thiển, không thể giúp hành giả hiểu biết được tất thảy mọi Chủng tử (Chủng tử còn gọi là Giới, hay là Sai biệt công năng) tàng chứa trong Thức thứ tám, phải đợi sau khi nhân duyên chín muồi thì mới gặp và theo bậc đại thiện tri thức để tiến tu Nhất thiết chủng trí. Cho nên, cần phải biết rằng Nhất thiết chủng trí chính là đích thân chứng được trí tuệ hiểu biết về Nhất thiết chủng tử (tất cả mọi chủng tử) – tất cả mọi Sai biệt công năng trong Thức thứ tám. Qua đó có thể thấy rằng, người muốn chứng được Nhất thiết chủng trí thì trước hết bắt buộc phải chứng được Bát Nhã Trung Quán đã, nếu không thì không thể nào tu chứng Nhất thiết chủng trí được.

Nhất thiết chủng trí là trí tuệ được tu tập sau khi người của Duy Thức tông chứng ngộ, không phải là thứ mà người chưa ngộ có thể chân tu. Nếu người nào mà chưa ngộ được Tâm Thức thứ tám thông qua pháp của Thiền tông, sau đó quán tu “Trung Quán Biệt tướng trí” nói trong kinh Bát Nhã thì Trung Quán Bát Nhã mà họ quán tu chỉ là “Bát Nhã tương tự”, “Trung Quán tương tự”, không phải là Bát Nhã thực sự, Trung Quán thực sự. Người chưa ngộ được Như Lai Tạng, mà thực hành quán tu Chủng trí trong Duy Thức, thì Chủng trí Duy Thức mà anh ta tu học chỉ là sự huân tập, không phải là tu chứng thực sự.

Duy Thức học chính là Tăng thượng huệ học nói trong các kinh Tam chuyển pháp luân. Cho nên, về ý chỉ thực sự của Duy Thức, phải đợi hành giả sau khi chân ngộ, hoàn thành Trung Quán được quán tu bởi Biệt tướng trí Bát Nhã thì mới có thể tu chứng. Thứ tự tu đạo vốn dĩ là như thế, thì vì sao Tông Khách Ba có thể nói nội dung hàm nhiếp trong Trung Quán tông là của người lợi căn, còn căn cơ hàm nhiếp trong Duy Thức tông là của người độn căn? Lẽ nào trí tuệ ở địa trên (cảnh giới trên) là của người độn căn, còn nào trí tuệ ở địa dưới (cảnh giới dưới) là của người lợi căn? Tuyệt đối không thể có lý đó!

Phản quan “chứng lượng” của Tông Khách Ba, thấy ông ta còn chưa thể chứng được Thức thứ tám (vì phủ định Thức thứ tám A Lại Da) thì biết ngay rằng ông ta căn bản còn chưa chứng được “trí tuệ Tổng tướng” của Bát Nhã Trung Quán – vì trí tuệ Bát Nhã Trung Quán lấy việc chứng đắc tính Thức thứ tám làm thể. Tổng tướng trí của Bát Nhã Trung Quán còn chưa chứng được, thì sao có thể biết được Biệt tướng trí nói trong kinh Bát Nhã? Vì thế mà Tông Khách Ba mỗi lần giải thích Không tính Bát Nhã bằng Không tướng nghĩa của Uẩn Xứ Giới “tất thảy pháp Duyên khởi tính không đứng ngoài Như Lai Tạng” thì đều khác xa những gì Phật đã tuyên thuyết. Tông Khách Ba vì chưa chứng được Tổng tướng trí Không tính của Bát Nhã, nên (chúng ta) biết ngay là ông ta chắc chắn cũng chưa thể chứng được Biệt tướng trí, thì đương nhiên ông ta không thể nào biết gì về Nhất thiết chủng trí. Một kẻ phàm phu không biết gì về Tổng tướng trí, Biệt tướng trí, Nhất thiết chủng trí của Bát Nhã như thế mà lại dám bình loạn về chính lý của Trung Quán và Chủng trí Duy Thức, đúng là chuyện chưa từng thấy!

Tông Khách Ba chưa hề chứng được chân nghĩa Bát Nhã của Đại thừa Ba La Mật Đa mà lại nói mình có thể chứng và đã chứng được Mật pháp vô thượng còn thắng diệu hơn cả Đại thừa, là pháp chân thực, như thế liệu có thể tin được không? Mật pháp vô thượng đã cao hơn cả các pháp Đại thừa, thì tức là pháp ở địa trên. Người chứng được pháp ở địa trên thì tất nhiên phải biết được nội dung của pháp ở địa dưới. Thế nhưng, hiện quan thày trò Mật tông như Tông Khách Ba đều hiểu sai về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa của Đại thừa ở “địa dưới”. Không biết gì về pháp “hạ thừa” Đại thừa, mà nói họ đã chứng được pháp còn cao siêu hơn cả Đại thừa, thì chứng tỏ Mật pháp vô thượng của họ không phải là Phật pháp. Mật pháp vô thượng của Mật tông nếu như là Phật pháp thực sự, mà lại còn thắng diệu hơn cả pháp của Đại thừa, thì các thày Mật tông không nên hiểu sai về pháp Đại thừa đến mức hoàn toàn không hiểu gì mới phải. Qua đây có thể thấy, pháp Đại thừa mà Mật tông nói đó chỉ là “pháp Đại thừa tự mình cho là hiểu biết” của họ mà thôi, tuyệt đối không phải là pháp Đại thừa mà Phật dạy.

Thế nhưng, những gì tôi nói trong sách này không hề có ý nói các thày Trung Quán chân chính là người độn căn, mà nói hành giả Bát Nhã có thể chân ngộ được Thức thứ tám mà chứng được trí tuệ Trung Quán mới là thày Trung Quán chân chính. Những người như thế, trí tuệ của họ thâm sâu, không phải là thứ trí tuệ mà các A La Hán Thanh Văn có thể biết được, cho nên tuyệt đối không phải là người độn căn. Còn người có thể chứng được Nhất thiết chủng trí (ở Bồ Tát vị gọi nó là Đạo chủng trí) ngay trong đời này thì càng không phải là người độn căn, vì trí tuệ của anh ta còn vượt xa hơn cả các thày Trung Quán chứng ngộ thực sự. Còn Tông Khách Ba chẳng hề hay biết gì về các chính lý này, không khác gì so với phàm phu tục nhân, cho nên những gì Tông Khách Ba nói đều không thật, không thể tin theo được.

Phật đến nhân gian để độ chúng sinh, mục đích tối cao cuối cùng chính là để chúng sinh nhập vào Phật trí. Phật trí thì lấy Nhất thiết chủng trí làm tổng thể, còn trí tuệ giải thoát của Đại Bát Niết Bàn và Tứ trí như Đại Viên Kính trí…đều nằm trong đó, tất thảy mọi trí tuệ thế gian, xuất thế gian đều không thể vượt trên Nhất thiết chủng trí. Thế nhưng, vì căn tính của chúng sinh khác nhau, còn Phật Bồ Đề trí lại vô cùng thâm sâu, khó hiểu, khó chứng, cho nên mới bày đặt ra trí tuệ giải thoát của Thanh Văn, để họ chứng được quả Giải thoát trước. Sau khi chứng được quả Giải thoát rồi, (các đệ tử Thanh Văn) mới có đầy đủ lòng tin với Phật, thì Phật mới dẫn nhập vào trong pháp Đại thừa, dần dần từng bước hướng đến đạo Đại Bồ Đề mà các Bồ Tát phải tu trường kiếp dài lâu mới có thể thành tựu. Các pháp Nhị thừa mà Phật từng tuyên thuyết, ý là ở chỗ này, chứ không phải là vì có tư tâm, tiếc pháp hay tâm bất bình đẳng mà chỉ nói pháp Nhị thừa cho những người ở Sơ chuyển pháp luân đâu.

Như đoạn kinh văn mà Tông Khách Ba trích dẫn ra, nói rằng “Ta (Phật) tuyên thuyết các loại pháp cho chúng sinh hữu tình, tất thảy như thế đều nhằm để đắc Nhất thiết chủng trí, hướng đến Bồ Đề, nhập vào Đại thừa, thành tựu Nhất thiết chủng trí, cho đến nhất cực”, qua đó có thể thấy các pháp của đạo Giải Thoát mà Nhị thừa phải tu do Phật tuyên thuyết đầu tiên chỉ là các pháp phương tiện để dẫn nhập vào Đại thừa, mục đích vẫn là để họ dần dần tiến vào trí tuệ Bát Nhã của Nhất thiết chủng trí. Mà trí tuệ Bát Nhã của Nhất thiết chủng trí chính là trí tuệ về tất thảy mọi Chủng tử của Bát thức Tâm vương nói trong kinh Duy Thức. Câu nói “muốn để tất cả mọi đệ tử tu học trí tuệ Chủng trí Duy Thức ở giai đoạn cuối cùng, thành tựu Nhất thiết chủng trí, cho đến nhất cực” đã chứng tỏ rõ Chủng trí Duy Thức là trí tuệ tối cao của tất thảy Phật pháp, không có trí tuệ nào vượt trên nó nữa. Tông Khách Ba không biết gì về Nhất thiết chủng trí, không chứng được Tổng tướng trí Bát Nhã, không thể biết được nội dung của nó, cho nên đọc xong lời Phật trong đoạn kinh văn này đã hiểu sai lại còn phủ định nó, đồng thời trích dẫn nó, viết thành sách, nay trở thành chứng cứ chứng minh ông ta chưa hề ngộ Bát Nhã.

Lại nữa, trong đoạn kinh văn “Tất thảy như thế đều nhằm để đắc Nhất thiết chủng trí, hướng đến Bồ Đề, nhập vào Đại thừa, thành tựu Nhất thiết chủng trí, cho đến nhất cực. Cho nên, ta không có an lập thừa nào khác” mà Tông Khách Ba trích dẫn lời Phật trên, Phật đã nói rõ ràng rằng: Ngoại trừ đạo Giải Thoát của Nhị thừa và đạo Phật Bồ Đề của Đại thừa ra thì không có Phật pháp nào khác. Vì sao vậy? Bởi trong đoạn kinh văn này, Phật đã cho biết: “Ngoại trừ Nhất thiết chủng trí ra thì ta không có an lập thừa nào khác”. Nhất thiết Chủng trí đã là pháp tối cứu cánh rồi thì ngoại trừ Nhất thiết Chủng trí ra, Phật không lập thêm một thừa nào khác, thì có thể chứng minh câu nói “Thày Trung Quán là người lợi căn, thầy Duy Thức là người độn căn” của Tông Khách Ba là trái giáo bội lý, đảo ngược với những gì Phật nói. Qua đây cũng có thể chứng minh câu nói “Trên Trung Quán Duy Thức của Đại thừa còn có Mật thừa vô thượng” của Mật tông chỉ là những lời nói giả dối, không thật. Từ lời Phật trên đây, có thể thấy rõ rằng Mật tông tuyệt đối không phải là pháp do Thích Ca Thế Tôn truyền dạy, bởi Phật đã nói trừ Nhất thiết Chủng trí ra, Phật không có lập thêm một thừa nào khác nữa.

Thế nhưng pháp mà các thượng sư của Mật tông Thiên Trúc, cho đến thượng sư Liên Hoa Sinh giáo chủ Mật giáo Tây Tạng truyền dạy chỗ nào cũng rơi vào trong ngoại đạo kiến thường kiến, lại dính mùi tham trước dâm dục ở Dục giới, không lìa khỏi sự tham trước các pháp ở Dục giới, đều là pháp của phàm phu đúng nghĩa, thì sao có thể tin theo họ được? Người có trí sao không suy tư một chút, chẳng cần đến tái tam ba bận là có thể biết rõ ngay rồi. Từ lý lẽ chân thực này, có thể thấy những người thuộc các phái của Mật tông bài xích, nói Duy Thức tông là pháp bất liễu nghĩa đều là những kẻ không biết, không chứng ngộ Bát Nhã. Vì sao nói vậy? Bởi tất cả những người chứng ngộ thực sự chắc chắn đều sẽ dần dần hiểu rõ tông nghĩa của Duy Thức, đều sẽ dần dần từng bước hướng đến chính đạo tu học Nhất thiết Chủng trí của Duy Thức tăng thượng huệ học. Làm gì có người nào chứng ngộ xong, đã biết chắc chắn phải tiến tu Chủng trí Duy Thức mà lại còn bắt chước Tông Khách Ba cực lực phủ định Duy Thức, vọng nói Duy Thức là pháp bất liễu nghĩa? Tuyệt đối không có cái lý ấy!

Từ đạo lý trên, có thể thấy chính lý của Duy Thức và Trung Quán đều là Bát Nhã trí, không có hai pháp, vì đều phải dựa trên chứng đắc và thể nghiệm Thức thứ tám mà có. Duy chỉ là sự khác biệt giữa ban đầu và sau này, và sự khác biệt về mức độ nông sâu, rộng hẹp mà thôi, bởi pháp thực chất là đồng một Tâm Thức thứ tám. Cho nên mới nói các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông, tất cả những kẻ phủ định Chủng trí Duy Thức như Ấn Thuận, Tông Khách Ba, vọng nói: “Trung Quán mới là pháp liễu nghĩa cứu cánh, Duy Thức không phải là pháp liễu nghĩa cứu cánh” đều là những phàm phu chưa ngộ, (chúng ta) hoàn toàn không cần phải hoài nghi nhiều về điều này.

Tất cả đệ tử Phật, những người muốn hiểu biết về Bát Nhã thì nên quay về với Thiền tông để cầu chứng ngộ. Chính “nhà đại tu hành Phật sống Nặc Na” của Mật tông cũng phải tôn sùng Thiền tông: “Thiền tông trong mắt của người Hán là Hiển giáo, tiên sư Nặc Na ấn chứng là Đại Mật tông. Nó cao trùm lên các pháp khác, tương đồng với Đại Viên Mãn của Hồng giáo. Theo thiển ý, thì tác phong truyền thừa của tông này không (chứng) lấy Bát Nhã bằng văn tự phổ thông, không dùng ngôn ngữ phổ thông để giải thích thắng nghĩa (của nó), tổ sư trực tiếp truyền bằng chứng lượng, đệ tử trực tiếp nhận bằng chứng lượng, còn cao hơn “bản dịch Đại Viên Mãn” một bậc. Bài giảng “Hoài Âm thoại nguyệt lục, Không tông Đại thủ ấn đại viên mãn Thiền tông biện vi” của tôi cũng đã luận chi tiết về nó rồi”. (34-778)

Thế nhưng, nội dung đốn ngộ mà Mật tông nói lại chỉ là Tâm giác tri Minh thể, Minh điểm và Minh Không bất nhị, coi Tâm giác tri trong các cảnh giới đó là Chân Như. Còn cái sở ngộ của người chứng ngộ thật sự trong Thiền tông quả thực không phải cái gọi là Minh thể của Mật tông, cũng không phải là Tâm giác tri trong cảnh giới “Minh Không song vận” mà Mật tông vẫn nói. Trong số các thượng sư Mật tông, tuy cũng có người biết được sự thắng diệu của Thiền tông, nhưng đều chỉ là sự hiểu biết thông qua suy đoán, đều dựa vào Tâm ý thức do những người ngộ sai trong Thiền tông nói ra làm chứng, đều không phải là hiểu được trí tuệ Bát Nhã của người chứng ngộ thật sự, huống hồ là có thể biết được Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí tiến tu sau khi ngộ? Từ việc không thể biết “Nhất thiết Chủng trí chính là Chủng trí học của Duy Thức phải tiến tu sau khi chứng ngộ”, cho nên họ đã hiểu sai về Duy Thức, thậm chí cộng thêm tà kiến lý giải qua sự ức tưởng, suy đoán mà phỉ báng, nên đều đã thành tựu trọng đại ác nghiệp phỉ báng chính pháp, bởi Chủng trí Duy Thức chính là pháp tối cứu cánh trong Phật pháp, là Nhất thiết Chủng trí mà các Bồ Tát (ở quả vị) chư địa phải tiến tu.

Về những người phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng, trong “Lăng Già Kinh”, Phật đã nói họ là người Nhất xiển đề, mà người Nhất xiển đề có nghĩa là “người đã đoạn thiện căn”. Phật nói nếu có người phỉ báng Thức thứ tám, nói Thức thứ tám không tồn tại, thì những người đó “nói lời như thế xong, tất cả mọi thiện căn đều đoạn, trở thành người Nhất xiển đề”. Người phủ định Thức thứ tám đã là người Nhất xiển đề rồi, thì những người đem pháp hư vọng thay thế cho pháp Thức thứ tám như các thượng sư Mật tông, lại dạy người khác đem pháp hư vọng bày đặt đó làm Thức thứ tám Như Lai Tạng đều là những người Nhất xiển đề phá pháp.

Hành vi đem pháp ngoại đạo thay thế cho chính pháp của Phật giáo của Mật tông Tây Tạng đã thành tựu trọng tội Nhất xiển đề. Cho nên, tất cả mọi người học Phật chớ có dại mà học theo các thày của Mật tông, học theo Ấn Thuận vọng ngôn phỉ báng Tâm Thức thứ tám Như Lai Tạng là pháp không thật duy chỉ có tên gọi bày đặt phương tiện; cũng chớ có bắt chước Mật tông đem Minh điểm quán tưởng thay thế cho Thức thứ tám Như Lai Tạng của Phật giáo, để tránh thành tựu đại ác nghiệp phá hoại chính pháp liễu nghĩa của Phật giáo, trở thành người tự đoạn thiện căn, để tránh lúc xả báo hối hận không kịp nữa.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Liên Bang là tên gọi khác của thế giới Cực Lạc, còn gọi là Tây phương Cực Lạc, An Lạc quốc, Tây phương Tịnh Độ…

[2] Chú thích của người dịch: “dưới địa” là chỉ cảnh giới dưới Sơ địa trong Thập địa của 52 quả vị tu hành trong Đại thừa.

[3] Chú thích của người dịch: “trên địa” là chỉ cảnh giới từ Sơ địa trở lên. Từ đây tu cho đến khi thành Phật còn 2 đại a tăng kỳ kiếp nữa.

[4] Chú thích của người dịch: Tức là Kiến hoặc và Tư hoặc.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0