Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Thụ cam lộ kiểu Tĩnh lự

Cách thụ cam lộ kiểu “Tĩnh lự - Thiền”, tổng cộng có năm cách, tường thuật lần lượt như sau:

Thứ nhất, thụ cam lộ ẩm thực. Nếu muốn ăn cam lộ ẩm thực, “cần kiêng ăn đồ cay, đồ quá mặn, đồ quá nóng, và các thực phẩm thô kém như tỏi núi, rượu mạnh, rượu chua, thịt lên men, cá, đồ lên mầm (61-367)”, sau đó mới có thể ăn cam lộ ẩm thực này. Cam lộ ẩm thực lại chia làm năm loại như sau: 1. “Là thứ nối tiếp cam lộ, tức cây thảo thuộc loài tỏi trắng, ăn vào miệng không cay, sinh trưởng lá rau, canh mì, hoặc đồ ăn có chế thuốc, bơ, (sau khi ăn) thì huyết mạch sẽ dần không nổi hằn lên, sinh ra tối thượng định (61-368)”; 2. “Loại nhai mút nước quả Tạng Thanh trong miệng, gọi là bí quyết ‘hầm sữa nước’ (61-368)”; 3. “Lại lấy một ít bơ, sữa 3 lít, nước 1 tiền, hòa đều rồi sắc, cho đến khi nước cạn trước, rồi đến nước sữa cũng cạn, cho nó sền sệt hơi bắt đầu bốc khói khét, thì lấy ra đổ vào cái nồi sạch, mỗi lần bụng đói thì ăn một miếng; làm như thế một năm thì gân mạch cũng sẽ không nổi hằn lên nữa (61-368)”; 4. Lại có cái gọi là “Tam quả luyện mật”: “Dùng 2/3 phần là quả Tạng Thanh, 1/3 phần là Mao Kha Tử, một chút xíu Cam Tử, ba thứ nghiền nhỏ, hòa đường trộn đều, nghiền tiếp thành bột, trộn với mật ong làm thành hoàn. Ăn trong một năm, thì gân mạch không nổi phù lên nữa (61-368)”; 5. “Đại hương luyện mật”: Sau khi thực hành loại bỏ (kiêng ăn) một số thức ăn như đã nói ở trên, lấy riêng phần Đại hương (phân) đã loại bỏ phần thức ăn thô xấu, đặt vào một tấm đá sạch, lấy dao gỗ cán phẳng ra, phơi gió cho khô. Lại lấy riêng mật và bơ trộn đều, thêm một chút nước, sắc cho đến khi nước khô thì dừng. Cùng Đại hương đã phơi khô nghiền thành bột, đem hai thứ trộn lẫn với nhau, chế thành hoàn to cỡ hạt phân dê. Uống một viên vào sáng sớm ngày mùng một,… cứ như thế ăn hết một năm, thì sẽ đạt thành tựu tịch cốc không nổi gân mạch. Các pháp này sau khi cúng cho Bồ Đề tâm, trở thành cam lộ tối thắng” (61-368~369).

Thứ hai, thụ cam lộ hành chỉ. Người muốn thụ nhận cam lộ kiểu này, thì cũng có cái cần phải đoạn trừ (phải kiêng tránh) trước, sau đó mới được thụ cam lộ này: “Những việc cần kiêng: ở lâu bên lửa cháy to, phơi dưới nắng mặt trời gay gắt, mồ hôi vã ra như tắm, mệt mỏi hư thoát, thức đêm mất ngủ. Muốn “thụ” phải nắm vững yếu quyết hành chỉ (dừng nghỉ). Trước hết phải tập ngồi kiết già, thân khẩu ý ba nghiệp phải bình lặng, thư thái, tránh xa những tâm lý kinh sợ…, gọi là ‘thụ cam lộ’ thư nhàn” (61-369).

Thứ ba, thụ cam lộ khí: “Trước khi tu phải truyền thụ bất kỳ chi nào trong bảy chi, hoặc phải tu mệnh cần khí đặc biệt thù thắng lúc tờ mờ sáng” (61-370).

Thứ tư, thụ cam lộ Minh điểm: “tu bất kỳ yoga Minh điểm nào, sau đó đặc biệt thực tu chủng tử bạch hào giữa My (lông mày) để có thể sản sinh sự tối thắng trong thân lực, nhờ đó nhanh chóng sinh thiền định. Những thứ khác thì tu cảm lộ thụ cảnh lúc ngồi” (61-370).

Thứ năm, thụ cam lộ thủ ấn: “Phần thụ cam lộ thủ ấn, giống như phần giảng dạy lúc nhận quán đỉnh thứ ba” (61-370).

Trên đây là các loại cam lộ có thể sinh (hoặc) không (thể) sinh thiền định. Lại còn có loại cam lộ đắc lợi năng sinh. Cái gọi là “cam lộ đắc lợi năng sinh” là chỉ loại cam lộ có thể sinh ra “thiền định Phật giáo Mật tông” để đạt đến “thành Phật đại lợi”, tức là chỉ cam lộ dâm dịch và cảnh giới thụ của nó có được khi tu Song thân pháp: “Lại nữa, trong Bản tụng có nói câu ‘ngũ tịnh phần chi lạc’, nó là loại cam lộ có thể sinh đắc lợi. Nếu muốn sinh ra tất cả các loại lạc, có thể lan tỏa khắp mọi nơi trong cơ thể, hoặc muốn lạc lan khắp mọi nơi hiện hữu, thì (nhằm lúc song thân hợp tu đạt cực khoái tình dục) phải dừng nghỉ mọi hô hấp, mệnh dừng và thu vào trong, hai tay Kim Cương quyền giao thoa trước ngực, mắt hơi đảo nhìn lên trên, tập cho quen với sự thay đổi hướng nhìn. Chuyển biến tịnh phần ở năm loại cam lộ đó, thì thân sẽ sinh lạc khắp nơi. Lại nữa, lúc mới đầu có hiện tượng lông mao dựng đứng, chỉ sinh được một chút lạc khoái, sau đó lạc khoái bùng lên như lửa lớn, sau đó lay động đi ngược lên trên, sau đó lan tỏa khắp các mạch toàn thân, cho đến khi Không Lạc song vận, đạt mức độ kiên cố (giữ lâu thuần thục) thì không gì không sinh ra, chắc chắn không có sai sót” (61-370~371).

Lại còn có loại cam lộ có thể sinh thiền định, lìa mọi họa hoạn: “Bản tụng còn nói rằng: ‘thụ cam lộ bằng việc không lìa bỏ giác thụ ngũ căn’, tức nói có thể lìa xa sai lầm, lạc sinh đến chỗ nào thì Thức liền chuyển chú đến chỗ đó. Lại nữa, yếu quyết dùng ngôn ngữ dẫn đạo tịch phẫn là chỉ được dùng ba lần, thì sẽ đạt đến bất cứ thứ đau nào và chỗ không sinh lạc hoặc căn môn. Lạc đó sinh ở căn và thiền định, cũng có thể lìa xa mọi họa hoạn” (61-371).

Nghĩa là vào lúc Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị, chuyên chú vào lạc thụ (cảm nhận cái sự sung sướng), lìa xa tất cả mọi tham trước, đồng thời sử dụng “yếu quyết ngôn ngữ dẫn đạo tịch phẫn (chi tiết phải dựa vào sự khẩu truyền của thượng sư)” để khiến lạc xúc đó lan tỏa khắp mọi căn môn toàn thân. Chuyên chú vào Lạc Không như thế, trụ vào trong “Tam muội da” đó, “không có bất kỳ tham trước nào”, thì đó chính là loại cam lộ có thể sinh ra thiền định, lìa xa mọi họa hoạn. Đây cũng là một loại trong “thụ cam lộ”.

Lại nữa, việc thụ cam lộ, vì có sự sai biệt trong tu chứng “giới (giới là chủng tử, tức là tinh dịch) cam lộ đạo dẫn đạo” của hành giả, cho nên có ba loại khác nhau, gọi là giác thụ cam lộ đẳng quân, giác thụ cam lộ lực tăng và giác thụ Minh điểm quảng tăng: “Về giác thụ cam lộ đẳng quân, tụng rằng: câu ‘ngũ cam lộ và ngũ Như Lai thân đẳng’ nghĩa là dùng ngũ cam lộ đẳng quân để tự gia trì, sau khi hành “nội duyên khởi”, giác thụ nương vào (để sinh ra) bên ngoài nó có ba loại: thượng phẩm đẳng quân là ngũ Như Lai, trung phẩm đẳng quân là Phật tử, Bồ Tát…, hạ phẩm đẳng quân là ngũ sắc quang…, tùy theo đó mà sinh. Về giác thụ cam lộ lực tăng, tụng rằng ‘hy lạp và thái dương’, ý nói cái thù thắng của nó ở chỗ là huyết phần nơi Mật xứ lấy từ Mẫu, dùng sức vận hành huyết mạch bên phải để gia trì cho nó, sau khi “lực tăng – vận sức” thì được tự tại như các cam lộ khác…Lại tụng câu rằng ‘kháp bố và thái âm’, ý nói bạch Bồ Đề nơi My gian (giữa lông mày) lấy bên Phụ, dùng sức tinh mạch trái để nhiếp trì và trụ vào đó, sau khi “lực tăng” thì được tự tại như tất cả các cam lộ khác” (61-478, 479).

Về giác thụ cam lộ Minh điểm quảng tăng thì thế này: “tụng rằng: ‘ở chỗ mạch vi tế, chia nhỏ Minh điểm và tinh diệu’, ý là tán phát Minh điểm vi tế cho tăng rộng khắp ở trong 72.000 vi mạch…Trong khi giải thích đạo xuất thế gian chỗ đó, thì phải hiểu rõ cam lộ đạo dẫn đạo ở đạo xuất thế gian”. (61-470~480).

Ba loại đó gọi chung là “Giới cam lộ đạo dẫn đạo”. Nội dung nói trong đó có quá nhiều tà tri, tà kiến, học giả Phật môn đã đọc nhiều giải thích ở trên, tự nhiên sẽ hiểu rõ, nên ở đây không cần giải thích thêm nữa.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0