Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
CHƯƠNG 4: CAM LỘ
Tiết 1: Ngũ Cam Lộ
Cam lộ thông thường dùng để cúng dường “Phật, Bồ Tát” và các thần hộ pháp, thế nhưng Cam lộ của Mật tông lai có rất nhiều chủng loại, cho đến cả những loại Cam lộ “vô cùng không thể nghĩ bàn”. Pháp sư Ấn Thuận trong cuốn sách “Lấy Phật pháp nghiên cứu Phật pháp” (trang 146~147) từng nói thế này: “Thời Phật tại thế, (các tỳ kheo) y giáo phụng hành, lấy thứ tối thắng nhất để cúng dường Phật. Sau thời Phật thì cũng chỉ cúng đèn, hương hoa mà thôi. Mật giáo thì lấy người sùng bái là quỷ thần. Đồ cúng cho họ có rượu thịt, có cái gọi là “Ngũ cam lộ”, tức là nước tiểu, phân, cốt tủy, nam tinh, nữ huyết. Lại còn có “Ngũ nhục” là thịt chó, bò, ngựa, voi và thịt người. Lấy những thứ này làm đồ cúng để cầu sự bảo hộ của Bản tôn, kể cũng kỳ quặc”
Những lời nói đó không phải là những lời xấu xa, vu cáo của Ấn Thuận, mà trong nội bộ Mật tông, quả thực là có chuyện đó, hơn nữa còn ghi chép trong kinh điển của họ nữa: “Ngoại trừ 25 lại đồ cúng nói trên ra, Đồ vật nhất định phải đặt trong bảo bình Mật tông còn có năm loại thịt và năm loại Cam lộ. Năm loại Cam lộ nói rõ thế này: 1. Đại hương – phân người có mùi thơm. Hành giả có công đức thành tựu thì phân của ông ta sẽ có mùi thơm đàn hương; 2. Tiểu hương – nước tiểu người có mùi thơm. Hành giả có công đức thành tựu thì nước tiểu của ông ấy cũng thơm; 3. Não tủy - Hành giả Tây Tạng có công đức thành tựu thì sau khi chết sẽ làm thiên táng (Chú thích gốc: cho chim lớn ăn – điểu táng), não tủy của ông ấy sau khi chết sẽ được giữ lại; 4. Hồng Bồ Đề - trứng của Không Hành Mẫu (kinh nguyệt của Minh Phi), chứ không phải là của phụ nữ bình thường, hoặc dùng kinh nguyệt lần đầu của gái đồng trinh; 5. Bạch Bồ Đề - tinh trùng bi trí song vận bất lậu của hành giả Yoga có công đức thành tựu, chứng được Không tính xuất ra. Năm loại thịt là thịt voi, thịt ngựa, thịt người, thịt lợn và thịt chó”. (32-678~679)
Mật tông lấy phân, nước tiểu của Thượng sư làm Cam lộ, gọi đó là Đại hương và Tiểu hương. Như thượng sư Trần Kiện Dân từng nói:
“Xưa tại Lô Sơn, tuyết lớn vài ngày, ngập gối khó đi, người đến thu phân không đến cũng mấy ngày, thùng chứa phân đặc biệt của thượng sư cũng đã đầy, các Lạt Ma thị giả của thượng sư liên tục oán trách. Ta nghe thấy bèn mạnh dạn bước tới, dùng sức bê thùng phân lên, đạp tuyết mà đi, đến khu vực đổ phân hàng ngày để đổ đi, rửa sạch, lại đặt thùng về chỗ cũ. Thượng sư khen ngợi tán thán, ta bèn bẩm báo thượng sư mà rằng: ‘giả như thượng sư có lệnh cho con nếm phân thì con cũng không dám chối từ’. Phân của đại sư tức là Đại hương, con có được ngửi không vui sao được. Xưa tại vườn giáo lý Hán Tạng, pháp sư Nghiêm Định ban cho viên thuốc của Trát Giả Cổ Học, lập tức nuốt liền. Nghiêm sư hỏi có cảm giác gì? Con đáp rằng: ‘cảm giác như có một mùi thơm phảng phất’. Lại hỏi có biết nguyên liệu điều chế viên thuốc này hay không? Đáp rằng: ‘Có lẽ là hương liệu trộn với ta-ba[1]’. Nghiêm sư nói: ‘Ta-ba vốn là nguyên liệu thông dụng của thuốc hoàn bình thường, nhưng trong đó có một vật gia trì tối quan trọng, đó là Tiểu hương của chính bản thân Trát Giả Cổ Học’. Tiểu hương tức là nước tiểu của ngài ấy. Ta mới báo cáo Cống sư, đón đợi những lời tán thán. Cống sư bèn vội khen ta nói: ‘Ngươi có lòng tin rất tốt, ta thấy ngươi nếm nước tiểu của ta, mà không nhăn mặt, có thể thấy được điều đó’. Những chuyện nhỏ nhặt đó, đối với người xưa là vô cùng bình thường. Trong đám người ngày nay ở Tây Tạng, Tây Khang cũng thường thấy. Khi ta bế quan ở miếu Quan Đế, huyện Lô Hoắc, Tây Khang, cũng có người đến xin nước tiểu, từ chối mãi cũng không được (không thể cự tuyệt)” (34-732~733).
Cam lộ thông thường dùng khi cúng Man Đạt (Tụ bảo bồn – khay châu báu): “Loại thường, trong khay cúng 27 vật, như “Tu Di”, nhật nguyệt ghép ở Tứ Châu, lại thêm bát tiểu châu, Luân vương thất bảo, Bảo bình, Bảo sơn, cây, bò, gạo… Nhiều thì cúng lên 37 vật, gồm 27 vật ở trên và thêm hương, hoa, đèn, sơn, hi, man, ca, múa, tám người nữ cúng dường, và đại tiểu bảo cái…Man Đạt tam thân thì nhiều hơn các chi phái khác. Năm tầng tức cúng tam thân Pháp, Báo, Hóa thân. Pháp thân tức cúng toàn pháp giới, vượt xa qua tứ châu Tu Di, trong đó lấy thường tịch quang minh làm chính. Báo thân thì cúng Ngũ trí, Ngũ đại, Ngũ nhục, Ngũ cam lộ và hồng bạch thắng nghĩa Bồ Đề…” (32-1034). Cam lộ nói đến trong này, chính là Cam lộ thuật ở phần trên, tự nó đã bao gồm bao gồm Đại hương và Tiểu hương rồi.
Ngũ cam lộ còn có vai trò khác nữa: Ví dụ khi lấy đồ bất tịnh cúng cho “Phật Bồ Tát” của Mật tông hoặc khi bố thí thức ăn, có thể dùng Ngũ cam lộ để làm “thanh tịnh” đồ bất tịnh đó, vì thế mà Tông Khách Ba từng nói thế này: “…Rộng ra là tu đồ đựng cam lộ thực, “Kết Hợp kinh” nói Liên hoa khí là chỉ Lô khí (là đồ cúng làm từ xương sọ người, còn gọi là ca-ba-lạp. Hình thật xem trang bìa). “Giáo thụ huệ” nói dùng khay cũng được, “Hồng đại uy đức kinh” nói đặt lên đài hoặc đặt vào khay đồng, “Man luận” nói khay cốc gốm cũng có thể dùng cho bố thí, cho nên có thể tùy nghi. Đồ ăn: “Man luận” và “Giáo thụ huệ luận” nói: Dùng mì, đậu, thịt, cá, cháo, bánh, rượu, nước, hành, tỏi, sữa bò… Nếu không đầy đủ, chỉ dùng mì và nước cũng được. Về cách bày biện đồ cúng, “Kết Hợp kinh” nói: ‘các đồ cúng như át-già, lấy ngũ cam lộ làm sạch’. Câu thứ ba giải thích luận rằng ‘rượu có thể làm cho vui sướng’. Nếu có thịt và cá để làm đồ ăn, chia bày sang trái phải. Cái cần làm sạch bằng ngũ cam lộ, “Giáo thụ huệ” nói hoặc là đặt cam lộ hoàn vào, hoặc tu (quán tưởng ‘cam lộ’ dâm dịch có được sau khi Bản tôn phụ mẫu giao hợp hưởng lạc xuất ra) thành cam lộ để làm sạch”. (21-531~532)
Thế nhưng, bản thân Ngũ cam lộ đã là vật ô uế, sao có thể dùng nó để làm thanh tịnh các đồ bất tịnh khác được? Làm gì có cái lý đó. Người có trí sẽ tự biết điều này.
[1] Chú thích của người dịch: Ta-ba (tiếng Phạn rtsam-pa) là một trong những món ăn chính của tộc Tạng.
Lượt xem trang: 0