Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 3: Vọng tưởng dựa vào Cam lộ để thành tựu Thiền định
Hành giả Mật tông có vọng tưởng muốn dựa vào cam lộ để thành tựu thiền định. Ví dụ như ở tiết trước đã từng nói “Giới cam lộ” không lìa giác thụ ngũ căn để thụ cam lộ, nghĩa là dựa vào cảm quan “lĩnh thụ cam lộ” trong pháp tu song thân nhằm tu thiền định thành công (chi tiết xem 61-371). Lại còn có vọng tưởng dựa vào “Giới cam lộ đạo dẫn đạo” để thành tựu ngũ Như Lai thân (chi tiết xem 61-478). Thế nhưng, những pháp môn tu hành đó chưa từng tương ứng với hai đại pháp môn Cam lộ mà Phật dạy. Hai đại pháp môn Cam lộ mà Phật tuyên thuyết là chỉ đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, Phật dùng hình ảnh thức ăn “Cam lộ” tốt nhất ở Dục giới thiên để tỷ dụ cho hai đại pháp môn tốt nhất trong pháp xuất thế gian, chứ không phải có ý nói thật rằng Cam lộ ở Dục giới là vật tốt nhất trợ giúp cho tu hành.
Cái vật gọi là “Cam lộ” là pháp của Dục giới thiên, vốn dĩ là thức ăn của thiên nhân tầng Dục giới. Đó là pháp hữu vi của thế gian, lại là pháp ẩm thực Dục giới có tầng thứ thấp nhất trong Tam giới, không thể có tác dụng trợ ích trong tu chứng của Phật pháp được. Vì sao tôi nói Cam lộ là pháp ẩm thực của Dục giới thiên? Vì Cam lộ chỉ là Chuyên thực (Đoàn thực hay còn gọi là Đoạn thực), chỉ có Dục giới thiên mới có, còn ở Sắc giới thiên và Vô sắc giới thiên không có pháp này. Cho nên, nó là pháp có cấp bậc thấp nhất trong Tam giới. Độc giả muốn biết chi tiết, xin hãy tìm đọc cuốn “Cam Lộ Pháp Vũ” của tôi, đọc là hiểu ngay, ở đây không nói lặp lại nữa.
Lại nữa, Cam lộ chỉ là pháp hữu vi trong Dục giới, còn đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề lại đều là pháp vô vi xuất Tam giới, vì làm sao pháp hữu vi có thể trợ giúp cho pháp vô vi xuất Tam giới được? Không có lý ấy! Lại nữa, đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề xuất Tam giới đều là pháp phi sắc, thuần là Tâm pháp; còn Cam lộ chỉ là pháp vật chất Dục giới có thứ bậc thấp nhất trong Tam giới, đã là pháp vật chất Dục giới, thì sao có thể trở thành thứ trợ duyên cho pháp phi vật chất xuất Tam giới được? Không có lý ấy!
Nên biết rằng đạo Giải Thoát xuất Tam giới thuần là đoạn trừ Ngã kiến, diệt trừ Ngã chấp. Người muốn đoạn Ngã kiến, thì phải bắt đầu từ việc đoạn trừ cái “Giác tri tâm Ngã” lĩnh thụ cảnh giới dâm lạc trong “thụ cam lộ”, phải quán sát Tâm giác tri trong cái Lạc này là thứ hư vọng không thật, không thể đi được sang kiếp sau, cũng không thể từ kiếp trước đến, chỉ có thể tồn tại trong một đời mà thôi. Hiện tiền quan sát mà đoạn trừ cái Ngã kiến “Giác tri tâm Ngã có thật bất hoại” đó, thì mới có thể chứng một phần đạo Giải Thoát. Sau đó thì tiếp tục đoạn trừ Ngã chấp, khiến cho Mạt Na thức (Ý căn) không còn tự chấp vào chính mình, không còn coi cái tự ngã Ý căn hằng thẩm tư lương (làm chủ khắp chốn) là Tâm bất hoại nữa. Sau khi đã đoạn trừ Ngã chấp như thế thì mới có thể chứng đắc viên mãn đạo Giải Thoát.
Nay quan sát “Giới cam lộ, thụ cam lộ” của Mật tông, thì thấy họ đều nhận định cái Tâm giác tri là thường hằng bất hoại, coi Tâm giác tri này để là “Không tính”. Lại quan sát “lạc thụ” trong Lạc Không song vận vô hình vô sắc mà thường hằng trụ mãi, coi nó là “Không tính”. Họ mong cầu thường trụ trong cảnh giới dâm lạc như thế bằng Tâm giác tri, gọi là Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị, chứng tỏ đều là những người chưa hề đoạn Ngã kiến, Ngã chấp, thậm chí chỉ là những người chưa đoạn trừ “Dục giới ái”, còn chưa đạt đến cảnh giới “Sắc giới ái, Vô sắc giới ái”, mà lại nói suông rằng “Giới cam lộ, thụ cam lộ” có thể khiến người ta lìa sinh khổ trong Tam giới, nói suông rằng dựa vào nó có thể giúp người ta chứng được giải thoát, gọi là “Luân Niết bất nhị”, đó đều là hư vọng tưởng cả.
Còn đạo Phật Bồ Đề thì lấy việc chứng đắc Nhất thiết chủng trí làm nòng cốt. Sự tu chứng Nhất thiết chủng trí thì phải dựa vào thân chứng Đạo chủng trí làm nền tảng, mà Đạo chủng trí thì phải coi Tổng tướng trí của Bát Nhã làm căn bản, mà Tổng tướng trí thì sinh ra nhờ chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng. Quy nạp về Phật Bồ Đề trí thì đều lấy thân chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng làm gốc rễ. Nhưng thầy trò Mật tông xưa nay đều không tu theo chính lý này mà lập riêng pháp cam lộ bên ngoài (nội dung của) đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải Thoát, muốn lấy pháp cam lộ đó để chứng đạo Giải Thoát và Phật Bồ Đề trí, rõ ràng chỉ là đám cầu pháp ngoài tâm. Cái tà tri tà kiến trèo cây bắt cá đó chắc chắn là mãi mãi tuyệt duyên với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, vĩnh viễn tuyệt duyên bên ngoài Phật môn. Sau khi cần mẫn khổ luyện uổng phí thời gian, tiêu tốn rất nhiều tinh thần khí lực và tiền tài mà lại chỉ đứng rìa ngoài hai đại pháp môn Cam lộ của Phật pháp, nhằm cầu cam lộ Dục giới hữu vi hữu lậu thế gian như vậy, lẽ nào chẳng phải là kẻ ngu trong thế gian sao? Các Pháp vương, Phật sống, Nhân ba thiết và các hành giả Mật tông đều nên thận trọng suy xét điều này, thì mới coi là người có trí được.
Lại nữa, còn có thứ cam lộ quán tưởng, có thể dùng để bổ dưỡng thân tâm. Tông Khách Ba viết rằng: “Về pháp dùng khi tu hành mệt mỏi, hưu dưỡng thân tâm, Nhiên Đăng Hiền lấy phương tiện tu dưỡng trong Tập Mật nói thế này: ‘Đỉnh nguyệt Ông (Um), nhuận giáng trút thắng tâm thủy, thỏa mãn tâm ngữ ý, coi như pháp giáng trút’. Pháp này phải quán tưởng trên Đỉnh đầu có một bàn tay từ không trung, có một vầng trăng, chữ Ông trang nghiêm; Nó trút giáng cam lộ, sung mãn toàn thân, cho đến tận bàn chân, từng lớp vi trần đều được nhuận trạch. “Tường Mễ Kim Cương” nói: ‘tưởng khi hít khi thở dẫn sinh ra cam lộ, từ đỉnh trút xuống’. Thầy Tịch Tĩnh nói rằng: ‘ánh sáng từ chữ Ông chiêu từ mười phương, sau đó dùng mệnh lực khiến nó nhập vào trong thân, chuyển nơi gân mạch, lan tỏa khắp toàn thân’” (21-530).
Cam lộ bằng quán tưởng như thế mà coi nó là vật thực sự có thể bổ dưỡng thân tâm, có khác gì những kẻ ngu si đói nghèo cùng cực, lại vẽ bánh để ăn cho đỡ no, sao có thể gọi đó là chính tri, chính kiến được? Người có trí thì nên thẩm xét kỹ lưỡng, tự sẽ biết cái hoang đường của nó.
“Các cuốn “Man luận”, “Giáo thụ huệ luận” nói ngũ cam lộ và ngũ đăng, tuy có thứ tự như vậy, nhưng “Giáo thụ huệ” lại viết rằng: “thắng giải thể tính ngũ trí hành tướng, tức ngũ Như Lai, gọi là ngũ đăng và ngũ câu”. Ở đây nói ngũ đăng, ngũ câu là ngũ Như Lai. Lại nói rằng:
“Bất Động, Tỳ Lư, Bảo Sinh, Di Đà, Bất Không là ngũ câu”, thứ tự nói ra như thế, cho nên năm loại chữ sinh ra năm loại thịt (ngũ nhục), khởi từ trung ương chạy sang bên phải cho đến bốn phương. Năm chữ như Hồng (hum)…theo thứ tự đó thì sinh ra đại nhục…, chữ đó trang nghiêm. Từ Hỏa (đông nam) cho đến Tự tại (đông bắc), bốn chữ tiếp theo thứ tự sinh Đại hương…chữ đó trang nghiêm. Tổng số Đại nhục (ngũ nhục và cam lộ), chỉ nói bốn loại. Cũng có thuyết nói ngũ cam lộ là ngũ Phật, như “Đại ấn điểm kinh” nói: “Bảo Sinh (Phật) nói là máu (kinh nguyệt đàn bà), (tinh) dịch là Vô Lượng Quang (Phật), Bất Không (Thành Tựu Phật) là Đại nhục (ngũ nhục), Bất Động (Phật) tức hương thủy (nước tiểu của người đại tu hành), Tỳ Lư (Giá Na Phật) là Đại hương (phân của người đại tu hành). Đó là ngũ cam lộ”. “Thắng lạc tu pháp” của Linh Luận sư cũng nói như vậy. Ví dụ như nói rằng: “Hồng ông khang ngạc chưởng, tiểu đại hương đại nhục, Bồ Đề tâm diệu hoa, lại lãng mang bang đang, ngưu khuyển tượng mã nhục, đều có chủng tử nghiêm”. Đại sư Thuế Y cũng nói như thế… Trong cuốn “Luật sinh” có nói mỡ trong thịt, tủy trong xương, màng não trong đầu là ba phẩm hạ trung thượng. Ngũ nhục cũng gọi là ngũ câu, ngũ đăng, vì có thể câu gọi chiêu mời (Ngũ Phật) và quang hiển hiện Tất địa. Tiếp đến (quán) tưởng thức ăn có Kha hạ thập, theo thứ tự mà tịnh trừ chất sắc hương tầm thường, biến thành thắng diệu sắc…Lại nên quán tưởng phong động hỏa xí (gió thổi lửa cháy), làm tan chảy các chữ, biến thành chất dịch, sắc đỏ như mặt trời mới lên. Từ khí bay hơi đó biến thành chữ Hồng, sinh ra Khách Sưởng Già Kim Cương trang nghiêm. Tại đó nung chảy ba lần, đổ vào trong Lô khí, biến thành cam lộ. Chữ Ông trên đó biến thành vầng trăng (nguyệt luân), trên vầng trăng có ba chữ Ông A Hồng (um a hum) dựng chập vào nhau, từ đó phóng quang chiêu mời cam lộ Phật Bồ Đề tâm mười phương (chỉ dâm dịch rơi xuống từ “Báo thân Phật” – tượng song thân của Mật tông), và cam lộ trong đại hải, nhập ba chữ vào nguyệt luân. Ba chữ, nguyệt luân tan chảy trong Lô khí, tiếp đó tụng ba chữ ba lần, gia trì thanh tịnh thành tính (chất) thủy ngân. Đó là những gì được viết trong “Man luận”… Nghi lễ nếm cam lộ (chi tiết xem cuốn “Cam Lộ Pháp Vũ” của tôi), đại sư Thuế Y và luận sư Linh cũng nói như vầy: Sau khi sinh ra, (quán) tưởng có bạch sắc Kim Cương sinh ra từ thiệt căn của chư thiên, lượng như hạt đại mạch; từ đó phóng quang như cái ống, hút uống cam lộ, tất đều được no đủ. Tiếp đó, lấy ngón tay cái và ngón vô danh rảy rắc cúng dường. “Tứ tòa kinh thích” nói rằng: đầu lưỡi bằng, góc nhọn lông mày, trên đỉnh đầu, rắc vảy ba nơi này” (21-532~535).
Trên đây là cam lộ quán tưởng do Tông Khách Ba nói, hành giả tự nghĩ sẽ thấy, không cần phải nói thêm rườm rà.
Lượt xem trang: 0