Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 5: Sự chứng đắc khí công Minh điểm không thể thành tựu xuất thế gian quả

Trong “Đạo quả - Kim Cương cú kệ” của phái Tát Già, họ cuồng vọng cho rằng có thể lìa Tam ác đạo, thành tựu Xuất thế gian quả dựa vào việc tu thành khí công Minh điểm, trở thành “Bồ Tát bất điên đảo” (chi tiết xem tại 61-470~491). Họ cho rằng thông qua việc tu hành “bốn mươi hai học xứ” trong Tam đạo dẫn đạo (Khí đạo dẫn đạo, Giới cam lộ đạo dẫn đạo, Mạch tự đạo dẫn đạo) thì có thể tránh xa được Tam ác đạo ở ngay đời này.

Thế nhưng “Ngũ khí tự xứ giác thụ”, “Ngũ đại chủng lực tăng trưởng giác thụ”, “Phân giác thụ trong Tứ đại chủng”, “16 phần tiểu chủng giác thụ” bao hàm trong Khí đạo dẫn đạo; và “Giác thụ trong cam lộ đẳng quân”, “Giác thụ trong cam lộ lực tăng”, “Giác thụ trong Minh điểm quảng tăng” bao hàm trong Giới cam lộ đạo dẫn đạo; cho đến “Đạo dẫn đạo chữ Tầm thường”, “Đạo dẫn đạo mười bốn chữ”, “Đạo dẫn đạo chữ Bất khả tư nghì” bao hàm trong Mạch tự đạo dẫn đạo, tất thảy đều thuộc về Giác thụ của Ý thức, vẫn chưa vượt qua khỏi phạm trù của Ý thức, chưa từng chạm được đến Tâm thức thứ tám. Việc tu đạo như thế của Mật tông vừa rườm ra vừa lãng phí thời gian, mà cuối cùng vẫn không thể chạm tới Thực tướng. Thực tướng ở đây chính là Thức thứ tám, nó lấy Bản lai tính, Tự tính tính, Thanh tịnh tính, Niết Bàn tính của Thức thứ tám làm Tính của nó. Thức thứ tám của Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn chính là Thực tướng. Hiển giáo lấy việc chứng biết Bản thể của Thức này để chứng nghiệm cho Thực tướng Bát Nhã. Vậy nhưng ba loại Đạo dẫn đạo mà bên Mật tông tu và chứng đều không thể chứng biết được Bản thể và tính dụng của Thức thứ tám, làm sao có thể nói nhờ việc này mà thành tựu “Bồ Tát bất điên đảo” kiến đạo được?

Tổ sư Mật tông ông nào ông nấy cũng vọng ngôn nói rằng Minh Thể là nguồn gốc của sinh mệnh, là gốc rễ của tất cả các pháp: “Có thể không sinh khởi thiên chấp không tính cô phần trên Minh Thể, biết rõ Minh trong Minh Thể là Không tính vô sinh; Thể trong Minh Thể bao hàm duyên khởi bất diệt; Trong Thể có bao hàm Dụng, Thể tức là Pháp thân, Dụng tức là Sắc thân. Thể tức là Thắng nghĩa đế, Dụng tức là Thế tục đế. Minh Thể như thế mới là chỗ an trú kiên cố chuyên nhất”. (34-883)

Nói như thế là nhận định Minh Thể tức là Pháp vô sinh nói đến trong Phật pháp rồi. Thế nhưng Vô sinh Pháp mà Phật nói trong chư kinh Tam thừa là Pháp vốn dĩ vô sinh, cũng chính là “Thức” mà Danh Sắc duyên vào, lan khắp mọi thời (quá khứ hiện tại tương lai) hiện hành không ngừng nghỉ. Nó chính là Thức thứ tám có mặt hiện hành mãi mãi khắp mọi thời trước khi Ngộ, và cũng hiện hành mãi mãi khắp mọi thời không ngừng nghỉ sau khi Ngộ, “Thức” này chính là Thực tế của Niết Bàn. Niết Bàn vô dư dựa vào việc không tái sinh ra Ngũ uẩn của Thức này mới có tên như vậy. Thức này trong Ngũ vị như khi con người ngất đi chẳng hạn thì nó vẫn không ngừng hiện hành như cũ, cho đến khi (La Hán) nhập Niết Bàn vô dư thì nó vẫn hiện hành không ngừng nghỉ. Cái Pháp vốn dĩ đã mãi mãi vô sinh, chưa từng bất hoại nên không bao giờ bị hoại diệt, sau khi nhập Niết Bàn cũng không đoạn diệt như thế mới là cái đạo lý Vô sinh thực sự.

Minh điểm thì lại chỉ xuất hiện sau khi quán tưởng. Trước khi tu quán thì nó không phải là thứ hiện hành lan khắp mọi thời. Trong Ngũ vị như khi ngủ say, ngất đi…thì đều đứt đoạn, sau khi nhập Niết Bàn thì đoạn diệt mãi mãi, cho nên nó chỉ là pháp hữu sinh. Có sinh thì tất có diệt, không thể gọi nó là Pháp vô sinh được, nếu không sẽ trở thành thứ ngôn thuyết cường từ đoạt lý (cả vú lấp miệng em). Với những ví dụ đã liệt ra trước đây cũng chứng minh được các Thượng sư xưa nay của Mật Tông đều lấy Minh điểm làm bản thể của sinh mệnh, hiểu sai nghiêm trọng về ý chỉ chân thực vô sinh của Phật pháp. Với nội dung tu hành cầu Phật pháp bên ngoài Tâm Như Lai Tạng chân thực căn bản như thế đều gọi là ngoại đạo cầu đạo ngoài Tâm cả.

Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Nguyên là cái tông Pháp tướng Duy Thức nghiên cứu hiện tượng tâm lý của phàm phu, như sự tương đối của căn trần, sinh khởi phiền não, phân biệt thiện ác, thành lập dị thục. Những vấn đề này đều rất bổ ích đối với những người nghiên cứu Phật pháp bước đầu. Còn về ngũ trọng Duy Thức quan mà anh ta phải dụng công, tuy Huyền Trang, Khuy Cơ đều chưa từng thấy họ thực tu thực chứng, chỉ xây dựng quy phạm ở đời mình. Còn Duy Thức nhất không sau cùng, Bát thức nên chuyển thành Tứ trí, về mặt quả vị phải dựa vào phương pháp tu tập các tông khác, mới được thứ tự đạo quả hoàn chỉnh. Cho nên, với những người tu nhập Mật thừa, cái luận điệu gọi là “Tam giới Duy Thức, vạn pháp duy Tâm” sớm đã không còn phù hợp với chính kiến của Mật pháp rồi. Một là Mật tông không chia làm hồng hoàng cũ mới (tông phái bên Mật tông), các phái đều phá Duy Thức mà trọng Trung quán; Hai là Mật tông đặc biệt coi trọng Ngũ đại trong hai thứ Tâm và Vật, tất phải khiến cho ngũ đại nghiệp kiếp khí hóa thành ngũ đại trí tuệ khí. Tu khí công, dùng Minh Phi, điều chỉnh ăn uống, tính toán đến vận động…đều là biểu trị kiêm coi trọng vật chất, không như bên Duy Thức lúc nào cũng chỉ ăn một vị mạt sát (diệt trừ) vật chất. Còn như Đại ấn pháp thân kiến, sinh đủ Trí kiến, cũng không phải mà thứ chuyên nói về Tâm pháp. Cái gọi là Minh Thể cũng không phải là chỉ Minh Thể tâm tính mà thoát ly vật chất, thực chất là chỉ tất cả pháp giới, hai thứ Tâm và Vật đều bao hàm trong đó” (34-895~896).

Thế nhưng chính nghĩa (nghĩa lý thật sự) của Duy Thức đâu chỉ có mình Trần Kiện Dân hiểu sai. Đến ngay cả ngôi sao Bắc Đẩu Phật học có danh vọng nhất của Phật giáo – lão pháp sư Ấn Thuận sau sáu bảy mươi năm sau vẫn không tránh khỏi hiểu nhầm, huống hồ là những người học nông cạn là các thầy Mật tông, sao có thể không hiểu sai cho được?

Ngũ trùng Duy Thức quan trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc thực chất chỉ có thầy trò Huyền Trang, Khuy Cơ chứng được đầu tiên, chứ không phải là chưa chứng được. Các thầy của Mật tông xưa nay thực tế vẫn chưa hề có người nào có thể hiểu được chính nghĩa của Ngũ trùng Duy Thức. Cho nên mới nói các vị thầy của Mật tông xưa nay (ngoại trừ Tổ sư phái Giác Nãng Ba của Tây Mật) chưa từng có ai chứng được Thức thứ tám. Những người không biết không chứng được Thức thứ tám, tuyệt đối không thể nào chứng giải một cách thực sự được chính lý (đạo lý chân thực) thô thiển của Duy Thức nhập môn, huống hồ sao có thể chứng biết được chân nghĩa của Ngũ trùng Duy Thức? Đó là vì chính lý của Duy Thức lấy Thức thứ tám làm hạt nhân vậy.

Các Thượng sư xưa nay của Mật tông dựa vào những tà tri, tà kiến hiểu sai về Duy Thức chủng trí đó để phê bình Bồ Tát tam địa – pháp sư Huyền Trang, người đã thực sự chứng ngộ Duy Thức chủng trí; không biết Duy Thức học chính là Nhất thiết chủng trí tối cứu cánh trong Phật pháp, mà lại còn phỉ báng cho rằng Duy Thức chủng trí là pháp bất liễu nghĩa, tìm cách hạ thấp miệt thị thêm đối với Duy Thức chủng trí tối cứu cánh trong Phật pháp, đã phạm nghiêm trọng đại ác nghiệp “báng Bồ Tát Tạng”. Trong “kinh Lăng Già”, Phật nói kẻ đó gọi là Nhất Xiển Đề - người đoạn thiện căn – sau khi xả báo nhất định sẽ xuống địa ngục. Những kẻ như vậy, không biết mình đã tạo ra tội địa ngục cực nặng thuần khổ trường kiếp, tự lấy thân chủng tử địa ngục phỉ báng bậc thánh Tam địa Huyền Trang Bồ Tát, phỉ báng xong lại còn phỉ báng tiếp Thánh tăng thắng nghĩa Đại thừa, thật đúng là những kẻ đáng thương vô cùng.

Lại nữa, pháp Duy Thức chủng trí tuyệt đối không phải là pháp “một mùi mạt sát vật chất” như Trần Kiện Dân nói, mà là pháp thuyết minh tất cả mọi vật chất trong Tam giới đều do chủng tử cộng nghiệp trong Thức thứ tám của chúng sinh cảm ứng mà sinh ra, tức Thức thứ tám là căn nguyên gốc rễ của tất cả vật chất; cũng thuyết minh Thức thứ tám có “Đại chủng tính Tự tính”. Nhờ có Đại chủng tính Tự tính này mà khiến cho chúng sinh hữu tình nhân gian có thể nhiếp thụ vật chất, từ phôi thai sinh trưởng thành hài nhi; Cũng vì có Đại chủng tính Tự tính của Thức thứ tám mà hài nhi có thể hấp thụ vật chất để lớn lên thành người; Vì có nghiệp chủng tàng chứa trong Thức thứ tám và “Đại chủng tính Tự tính” mà có thể khiến chúng sinh già chết, rồi lại thụ sinh. Cho nên cái pháp Duy Thức chủng trí không phải là pháp “một mùi mạt sát vật chất”, ngược lại nó là pháp thuyết minh đến tận cùng về cội nguồn của tất cả mọi vật chất.

Không chỉ như thế, Duy Thức chủng trí còn thuyết minh tất cả mọi pháp vô vi cũng đều do Bát thức Tâm vương và các sắc pháp mới có thể được thành lập. Nếu như lìa bỏ khỏi sắc pháp và Bát thức Tâm vương thì Lục vô vi, Bát vô vi, Cửu vô vi, Thập nhị vô vi pháp…tất thảy đều không thể hiển thị ra được, sao có thể nói khiến cho người ta tu chứng được các pháp vô vi? Thế nhưng tất cả các Tổ sư cổ kim của Mật tông đều không hiểu được chính lý của Duy Thức chủng trí, dựa vào lý luận Duy Thức hiểu sai đó của họ để cuồng vọng phỉ báng vô căn cứ chính lý Duy Thức tối cứu cánh của pháp Tam thừa. Tội họ nặng vô cùng tận, vì chắc chắn đã thành người đoạn thiện căn rồi.

Còn những thể loại pháp tức sinh tức thân thành Phật như Minh thể pháp, Đại thủ ấn pháp Minh Không song vận, Vô thượng Yoga Lạc Không song vận pháp…mà Mật tông tự hào nhất kỳ thực đều là pháp ngoại đạo, hoàn toàn không có liên quan dính dáng gì đến chính lý của Phật pháp. Thế nhưng họ lại đem pháp ngoại đạo đó xâm nhập vào Phật môn, hòng lấy Minh thể tinh khí và Minh thể do quán tưởng mà thành thuộc về sắc pháp, và Minh thể hỗn hợp hồng bạch trong Lạc Không song vận – tức lấy pháp hữu sinh biến thành pháp vô sinh như thế - để thay thế cho thể Thức thứ tám vốn dĩ vô sinh chứng được trong Phật pháp, như thế có thể nói là hoàn toàn hiểu sai về Phật pháp. Đã thế lại còn lấy pháp ngoại đạo hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp như thế để bài bác chính nghĩa Duy Thức thực sự cứu cánh liễu nghĩa, vọng xưng chính nghĩa Duy Thức là pháp bất liễu nghĩa, phỉ báng pháp sư Huyền Trang Bồ Tát Tam địa đã chứng Chủng trí và đồ đệ của Ngài là pháp sư Khuy Cơ đã chứng Pháp, phạm tội lỗi rất nặng. Qua đó có thể thấy các vị thầy xưa nay của Mật tông đều không biết cũng không chứng được chính nghĩa của Duy Thức vậy.

Những kẻ phàm phu hiểu sai lầm về chính nghĩa cứu cánh Duy Thức, không biết cũng không chứng được chính nghĩa Duy Thức đó lại một mực chủ trương Minh thể mà Mật tông chứng được là pháp cứu cánh nhất, lấy cái pháp thế gian do ngoại đạo tu hành để thay thế Phật pháp chân chính: “Bản tính tuy Không, tức ở cái Không này, Minh thể bất diệt, lìa hết đoạn trị, hiển hiện trước mắt, Bản tính như thế cả biển lẫn nguồn. Cảnh giới quy y, Bồ Đề tâm trước đó đều ở chốn này; Phật tướng, chúng sinh tướng, chữ Ông A Hồng, khí nhập trụ xuất sau này cũng đều không lìa khỏi nó. Cái mệnh nguyên từ đầu đến cuối của Bản pháp này vốn dĩ không có chút tơ hào nào có thể chấp bám, nhưng cũng không thể lìa bỏ dù chỉ là một tích tắc” (34-1266).

Những Thượng sư Mật tông như thế đều coi cái pháp cuồng vọng – Minh thể sinh khởi hiện hành sau khi quán tưởng là pháp vô sinh, rõ ràng không thể biết Kiến đạo trong Phật pháp Tam thừa là cái gì, thế mà còn vọng ngôn nói tu chứng khí công và Minh thể có thể khiến cho người ta lìa khỏi Tam ác đạo và xuất ly khỏi sinh tử trong Tam giới; hơn nữa còn cuồng vọng nói việc tu chứng khí công Minh thể vốn dĩ được đưa từ pháp ngoại đạo vào có thể khiến cho người ta chứng được quả báo xuất thế gian…Đó tất thảy đều là những kẻ không biết, không chứng được chính lý giải thoát thực sự.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0