Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 6: Minh thể, khí công không thể thành tựu Bát Nhã Ba La Mật Đa

Các Tổ sư xưa nay của Mật tông thường hay vọng ngôn nói: Dựa vào việc tu thành Minh điểm khí công có thể thành tựu Bát Nhã Ba La Mật Đa mà lìa Năng đoạn và Sở đoạn: “Nay dạy về giác thụ xuất thế gian, trong này chia làm hai thứ: Một là Quả, hai là Đạo. Thứ nhất, Quả: Cái gọi là Quả giác thụ, như lời tụng nói: ‘nếu như hòa nhập vào cung điện của Đại Phật Mẫu, Bát Nhã Ba La Mật mẫu, giác thụ (hiểu biết và lĩnh thụ) Pháp thân là có thể giải được nhị chấp’. Tức là, tâm khí nhiếp vào trên chữ “A” tạng yếu ở đầu chót dưới chi phần tinh mạch trái, có thể nhận biết và đoạn lìa sự phân biệt hai cái chấp “Sở đoạn, Năng đoạn”, chứng đắc đại lạc Pháp thân. Thứ hai, Đạo: việc giác thụ Đạo, tức như câu tụng nói: ‘nơi Hồng minh rõ ràng và nhẹ bẫng, tự sinh trí hư không cực vô cấu’. Tức là: tâm khí nhiếp vào chữ “Hồng” song vận, sinh đại tự tại sinh trí định: Tâm rõ ràng, thân khinh an; lấy vô cấu hư không để dụ cho nó. Cái này cũng không phải sinh theo thứ tự, nhưng tất cả noãn tướng dễ trì. Trên đây là giác thụ sơ tập giới, đã giải thích hết về nó rồi” (61-494, 495)

Thế nhưng Ba La Mật Đa mà Thế Tôn của chúng ta nói trong Bát Nhã Đại thừa lại là Bát Nhã Ba La Mật Đa, chứ không phải là “Minh điểm Mạch khí Ba La Mật Đa”. Việc tu chứng Minh điểm và Mạch khí dù có viên mãn cũng vẫn mãi mãi không thể đi đến bờ kia của sinh tử. Sự tu chứng Minh điểm và Mạch khí hoàn toàn là pháp hữu vi, hữu tác trong thế gian. Từ trí tuệ Bát Nhã chứng được có thể khiến cho người ta xuất ly sinh tử mà đến được bờ kia của giải thoát, đó là vì Bát Nhã thật sự dựa vào việc chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng vốn dĩ không sinh, sau cũng không diệt – Bản thể Thực tướng của Pháp giới để sinh ra Bát Nhã trí – hiện quan được sự vốn dĩ vô sinh, thường trụ không từng ngừng nghỉ của Như Lai Tạng. Lại từ Như Lai Tạng đó mà hiện quan được cái Ngã của Thập bát giới là hư vọng vô thường, từ đó là sinh ra trí tuệ giải thoát, cho nên đoạn Ngã kiến Ngã chấp, trí tuệ Bát Nhã mà Nhị thừa không có được sinh ra, vì thế mà xuất ly sinh tử bờ bên này “mà đến” bờ kia của giải thoát.

Thế nhưng chứng lượng về tu hành Minh thể khí công của Mật tông hoàn toàn không tương ứng với Bát Nhã, hoàn toàn không hiểu Bát Nhã là cái gì. Đó là do họ coi cảnh giới tu chứng Minh thể là Bát Nhã, coi cảnh giới tu chứng khí công là Bát Nhã, coi cảnh giới chữ chủng tử quán tưởng trong mạch là Bát Nhã. Trong Phật pháp thì lại lấy việc chứng đắc Trung đạo tính xưa nay chưa từng rơi vào lưỡng biên của Thức thứ tám, và Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn của Thức thứ tám làm Bát Nhã. Các Tổ sư cổ kim của Mật tông đã không chứng được Tâm thức thứ tám, thì đương nhiên không thể biết, không thể hiểu được Trung đạo tính và Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn của Thức thứ tám, sao có thể biết được Bát Nhã của Phật pháp là cái gì? Với những vọng tưởng như thế, sao có thể đoạn trừ được “Sở đoạn và Năng đoạn”? Cho nên mới thấy câu “đoạn trừ Sở đoạn và Năng đoạn” của Mật tông đều là những lời lẽ vọng tưởng, hoang đường, không có thể chứng chân thực, cũng không thể thực sự dựa vào đó để mà đoạn trừ được.

Cái Tâm giác tri nằm ở trong Minh thể và cảnh giới quán tưởng tức chính là Tâm năng thủ, tức chính là Tâm ý thức mà có thể đoạn diệt được trong Phật pháp. Minh thể chính là pháp cảnh giới mà Tâm ý thức giác tri chấp thủ, tức là pháp “Sở thủ” cần phải đoạn trừ trong Phật pháp. Tâm giác tri thường trụ ở trong cảnh giới Minh thể cũng vẫn là Ý thức, chính là “Sở đoạn Ngã” cần phải đoạn diệt trong Đạo giải thoát, tức là pháp “Năng thủ”. Cái Tâm giác tri Ngã “Năng thủ” này và cảnh giới Minh thể thuộc “Sở thủ” đều là những pháp “Sở đoạn và Năng đoạn” cần phải tu trừ trong Đạo giải thoát của Phật pháp, vậy sao những người Mật tông không đoạn những pháp “Năng đoạn và Sở đoạn” này mà lại muốn chứng biết Bát Nhã? Mà lại nói đã đoạn “Sở đoạn và Năng đoạn”? Thật đúng là điên đảo tưởng vậy!

Việc tu hành chân chính trong Phật pháp đều là lấy cái Ngã “Năng đoạn” này – Tâm giác tri để hiện quan sự hư vọng của tự ngã Tâm giác tri, mà đoạn cái Ngã kiến “Ngã hằng bất hoại”; Việc đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp như thế, mới có thể đoạn được “Năng thủ và Sở thủ”, mới có thể đoạn được “Sở đoạn và Năng đoạn”, mới là A La Hán đã chứng được “mãi mãi đoạn trừ sự phân biệt nhị chấp”. Tuyệt đối không phải là việc Mật tông chứng thủ Minh thể rồi thường trú trong cảnh giới Minh thể đó, không xả bỏ Minh thể và Tâm giác tri Minh thể có thể chứng được. Không thể đoạn trừ cái ý thức Ngã kiến “Năng thủ”, không thể đoạn trừ cái Sở thủ kiến “sở thủ Minh thể thường hằng bất hoại” thì mãi mãi tuyệt duyên với Đạo giải thoát. Vì thế, cái mà Mật tông có thể chứng được thông qua tu chứng Minh thể và cảnh giới khí công đều là “Minh điểm Mạch khí Ba La Mật”, là pháp môn do Mật tông tự mình phát minh, nằm ngoài “Đạo giải thoát” của Phật giáo, chỉ là pháp hữu vi hữu tác của thế gian, vĩnh viễn tuyệt duyên với Đạo giải thoát xuất khỏi Tam giới, càng tuyệt duyên với trí tuệ Bát Nhã Đại thừa. Cho nên mới nói cái “Ba La Mật” chứng được do tu hành Minh điểm và Mạch khí bên Mật tông chỉ là “Minh điểm Mạch khí Ba La Mật” của pháp thế gian – nếu như cố lên gân muốn nói từ “Ba La Mật”.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0