Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 4: Tịch chỉ dư quan trong Na Lạc Lục Pháp

Minh điểm và Bảo bình khí là pháp tu đầu tiên trong Na Lạc Lục Pháp. Một trong những mục đích của việc tu Minh điểm và Bảo bình khí là tu chứng “Tịch chỉ dư quán” để cầu chứng được Thiền định: “Đạo lý của pháp tu này nếu Thiền định không đến (không đắc) thì tu tất cả khí mạch, Định sẽ tự đến nhanh. Khi tu hành, hành giả trước hết ngồi tọa kiết già, nhất tâm tịch định. Việc định tâm này phải giống như ngọn lửa trong đèn lưu ly trước tượng Phật, dù gió lớn thổi đến cũng không xao động, như thế mới tốt. Sau khi trí thức đến thì tịch chỉ dư quán. Nhưng cảnh giới này nếu không tu pháp nhiều năm thì không thể đạt được. Khi đạt đến cảnh giới này, thì dù xung quanh có nhiều người lớn tiếng ồn ào thì tâm anh ta cũng không hề động” (62-105)

Trước khi tu “Thiền định” này, buộc phải trừ bỏ phiền não và phát tâm đại bi: “Người tu pháp này cần xả bỏ tất cả mọi an lạc trên thế tục, chuyên tâm cầu sự an lạc của Niết Bàn. Nhưng nếu trụ vào Tâm này thì tức là lạc vào Nhị thừa. Khi tiếp tục phát khởi tâm đại từ đại bi, niệm đến sự đáng thương của tất thảy chúng sinh trên thế gian, trầm luân bể khổ không biết tự thoát ra, họ đều là những cha mẹ nhiều đời của ta, ta không thể không cứu giúp họ! Tưởng niệm như thế, tâm Bồ Đề sẽ được sinh ra. Nhưng tâm Bồ Đề phát lần đầu này chỉ là tâm giả, tu lâu ngày sau thì tâm Bồ Đề thật mới đến. Tâm đó mới có thể lợi ích chúng sinh… Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt giới luật, thực hành Lục độ, lao khổ không lùi, như thế mới có thể thành công. Đó mới chỉ là pháp môn chung của Hiển giáo (Chú thích gốc: Thiền định trong Lục Ba La Mật không cộng gồm có Tịch chỉ dư quán, hoặc siêu quán hai tầng; sau khi tịch chỉ, trí tuệ sinh ra; lấy trí tuệ tu dư quán, hiển thị hai tầng này, cần phải tu học cho tốt). Hiển giáo tu tốt rồi sau đó đó mới tu Kim Cương thừa, nghe Quán đỉnh kinh, trì Kim Cương giới… Hành giả phải hiểu rõ nhân quả, biết tất cả mọi pháp hữu vi đều như mộng ảo bào ảnh, chứng giám sự cực khổ của luân hồi, xót thương sự điên đảo của chúng sinh, vì thế mà phát nguyện học Phật để độ chúng sinh, như thế thì tâm Bồ Đề sẽ hiển hiện. Tịch chỉ dư quan không đến thì tâm Bồ Đề không sinh ra. Nếu có thể tu Tịch chỉ dư quan thì tâm Bồ Đề tự nhiên sẽ sinh khởi. “Tịch chỉ” tức là tâm này tịch nhiên bất động, không bị hoàn cảnh lôi kéo, giống như giếng cổ không có song vậy. Còn “dư quán” tức là quán tất thảy pháp không, tất cả các pháp thế gian không gì không phải là không, là giả. Tu định như thế, mới là chân định của Phật giáo, không phải là giả định của của ngoại đạo” (62-19~21).

Lại nói thế này: “Tu pháp thì nên tu trong sơn động. Lúc tu thì tâm và khẩu đều tịch tĩnh. Khẩu tịch tĩnh tức là người nói mà ta không nói. Tâm tịch tĩnh là mặc cho người ta đánh chửi thì tâm vẫn bất động, bất tri bất giác. Nhất tâm tu pháp, mặc cho trước mắt mình người ta có bày ra bao nhiêu đồ quý báu thì mình vẫn như không nhìn thấy. Mặc cho người ta thông báo bên tai tin dữ cha mẹ chết thì mình vẫn không nghe thấy. Không nghe không thấy là tâm tịch…Tâm bất động tức là Tịch chỉ dư quán (Chú thích gốc: Hai chữ “Dư quán” là dịch trực tiếp từ tiếng Tạng, nhưng dịch là “siêu quán” cũng được)” (62-48~49).

Đây chính là sự hiểu biết sai lầm cho rằng sau khi tu luyện thành tựu khí công Minh điểm là có thể đạt được Tứ thiền Bát định ở thế gian. Những người tu Thiền định của Mật Tông đều không dựa vào pháp Tứ thiền Bát định để tu mà đều tu bằng mạch khí, cho nên đều đi lạc đường hết, không thể thành tựu Thiền định ở thế gian. Những lời nói của họ như “Đạo lý của pháp tu này nếu Thiền định không đến thì tu tất cả khí mạch, Định sẽ tự đến nhanh (62-105)” kỳ thực đều là những lời lẽ hư vọng.

Thế nhưng “Tịch chỉ dư quán” mà họ sau vài năm chăm chỉ khổ luyện tu pháp Minh điểm Mạch khí thì mới có thể chứng được đó chỉ là “ly niệm linh tri” mà thôi, vậy mà dám xưng là đã chứng được tâm Bồ Đề thật. Cái “tâm Bồ Đề thật” đó của Mật Tông, các đạo hữu đồng tu chỉ cần trong vài tháng tu luyện pháp môn niệm Phật vô tướng thì cũng có thể thành tựu rồi. Thế mà thầy trò Mật tông lại phải tu luyện Minh điểm và Mạch khí mất mấy năm mới có thể thành tựu, chứng tỏ pháp của họ rất vòng vèo và chậm chạp.

Thầy trò Mật tông còn lầm tưởng rằng pháp tu của họ có thể khiến họ được sinh lên Dục giới thiên, thậm chí đến tận Sắc giới và Vô sắc giới thiên: “Sự quyết đoán của Tĩnh lự: Nếu như anh đã thụ cam lộ mà tăng trưởng Tịnh phần, nếu có thể sinh khởi Thiền định, lại sinh đau ở mạch khí thì dạy đạo lý quyết đoán” (61-371).

Họ lại làm quán tưởng chữ chủng tử chân ngôn, thành tựu chính lý Kim Cương thân bằng cách quán tưởng (chữ) Cửu A, từ đó nói có thể chứng được A Lại Da thức: “Lại nữa, trong các lý luận khác nhau của Kim Cương thân và các lý bất đồng tất yếu ở các văn bản Tục bộ mà anh dựa vào, cái Tâm đó chính là A Lại Da thức, là cái mà tập khí Lục đạo nương dựa vào…Từ chữ Mạch cơ sở hòa lẫn với hai thứ “thăng giáng” mà thăng hiện ra cảnh tượng: Từ đó, tâm khí được nhiếp vào chữ Bạch A của thiên đạo. Sự giác thụ của thiên chính là giác hỷ như trước đây, lại nhận biết tự thành thiên chúng ở thiên đạo. Cái “vũ” trong ca tụng là cài hoa trên đầu, thay đổi hành động ngừng nghỉ nơi dị thân. Cái “chú” trong ca tụng là chú thiện dụng, có thể nói ngôn ngữ trời…Tụng rằng: “ở thiền định như là tịnh lự Om”, nghĩa là: tâm khí nhiếp cả vào chữ Om tịnh lự, thì sinh ra giác thụ định ở Tứ thiền thiên nơi Sắc giới: (1) Hữu tầm hữu tư định; (2) Hữu hỉ hữu lạc định; (3) Ly lạc hữu hỉ định; (4) Đẳng xá tận tịnh định…Tụng rằng: “chân thực hoàn nhập vào Phật Mẫu không a, Tam giới hư không”. Ý là: nếu tâm khí nhiếp vào chỗ “A” của trí tuệ, thì sinh ra giác thụ định Tứ vô biên xứ: (1) Không vô biên xứ định; (2) Thức vô biên xứ định; (3) Vô sở hữu xứ định; (4) Phi hữu phi vô định” (61-486, 487, 492, 493).

Thế nhưng cái “A Lại Da thức” chứng được đó kỳ thực đều là Tâm ý thức, đều là hư vọng, không thể nào thành tựu được. Nói về tu chứng Tứ thiền Bát định, đều buộc phải lấy Tâm ý thức an trú vào trong cảnh giới nhất tâm bất loạn, tu luyện lâu dài mới đắc. Bắt buộc phải lìa các loại ảnh tượng (bao gồm cả Tướng phần quán tưởng chủng tự), đoạn trừ sự vận hành của mạch khí, đồng thời phối hợp bằng tu trừ Ngũ cái, mới có thể chứng nhập vào Đẳng chí vị, mới có thể thành tựu Tứ thiền Bát định.

Nay Mật Tông nói “ảnh tượng không diệt trừ mà có thể chứng đắc Đẳng chí từ Sơ thiền trở lên”, đó chỉ là sự tưởng tượng đối với Thiền định mà thốt ra những lời vọng ngữ. Người nào mà mạch khí không ngừng lại, mà mạch khí trong cơ thể không ngừng vận hành mà lại nói có thể nhập vào Đẳng chỉ của Nhị thiền thì quả thật là những lời vọng tưởng và láo toét, bởi vì trên thế gian không có Đẳng chí của Nhị thiền như thế. Nhị thiền giả sử mà được như thế vậy thì định cảnh Đẳng chí từ Tam thiền trở lên thì sao? Thế mà còn cuồng ngôn nói pháp tu Minh điểm Mạch khí và trì chú có thể khiến cho người ta chứng được Tứ không định, thật đúng là vô tri đến cực điểm. Cho nên tôi mới nói thầy trò Mật Tông xưa nay đều là những người chưa từng chứng được Tứ thiền Bát định. Những người đã chứng được Tứ thiền Bát định nhất định đều phải biết một sự thực này, cảnh giới hiện lượng của người đích thân chứng được Thiền định lẽ nào chính họ lại không biết?

Cái cần diệt trừ nhanh nhất trong Ngũ cái chính là Tham dục cái – chủ yếu là lìa xa nam nữ ái dục. Nếu loại dục vọng này không diệt trừ thì Sơ thiền không bao giờ sinh khởi hiện tiền. Hành môn của Mật tông xưa nay chưa từng lìa khỏi ái dục nam nữ, chỉ nói suông rằng lìa dục trong dục, thực tế không thể lìa bỏ nổi, đó là vì họ luôn lấy pháp tu song thân làm quán tưởng để sinh khởi lạc xúc. Các Thượng sư Mật tông chưa thể hàng phục nổi Tham dục cái thô thiển nhất trong Ngũ cái thì Sơ thiền không thể chứng đắc, huống hồ nói gì đến tu chứng đầy đủ Tứ thiền Bát định? Mà pháp tu Minh điểm và Mạch khí của họ thực tế hoàn toàn không phải Chính nhân (nguyên nhân chính) để tu chứng Thiền định. Những hành giả như thế chắc chắn mãi mãi không bao giờ có khả năng tu chứng được Tứ thiền Bát định.

Điều này cũng như muốn đem nấu cát thành cơm vậy, mãi mãi không bao giờ làm được, vì cát không phải là gạo. Hành giả Mật tông tu học Minh điểm và Mạch khí, muốn thành tựu Tứ thiền Bát định, quyết không thể được. Vì Minh điểm và Mạch khí không phải là Chính nhân để tu chứng Thiền định. Ngược lại, Minh điểm và Mạch khí là sự chướng ngại trong việc tu chứng Tứ thiền Bát định. Hành giả Mật tông cần phải có trí tuệ lựa chọn ở đây. Từ đạo lý chính xác này, chúng ta có thể biết cái Tịch chỉ dư quán trong Na Lạc Lục Pháp và những lý luận muốn cầu chứng Tứ thiền Bát định bằng Mật pháp của phái Tát Già đều là những ngôn thuyết hư vọng, không phải là chính đạo tu tập Thiền định. Những người tu hành như thế chắc chắn sẽ tuyệt duyên với Tứ thiền Bát định.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0