Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 2: Minh điểm, Mạch khí, Vô thượng Yoga là gốc rễ của pháp tu Mật tông
Mục 1: Minh điểm, Mạch khí, Vô thượng Yoga – Ba pháp này là căn bản của pháp tu Mật tông
Minh điểm và khí công là nền tảng của pháp tức thân thành Phật của Mật tông – pháp tu Vô thượng Yoga song thân. Sau khi hoàn thành việc tu chứng Minh điểm và Mạch khí thì có thể tu tập Vô thượng Yoga. Từ việc tu tập Vô thượng Yoga song thân tu pháp thì có thể chứng đắc “Phật quả”. Cho nên mới nói Minh điểm, Mạch khí, Vô thượng Yoga là căn bản của pháp môn tu hành Mật tông. Nói cách khác, Mật tông lấy pháp môn tức thân thành Phật Vô thượng Yoga làm tư tưởng chủ yếu. Còn về pháp tu khí công, nếu độc giả có hứng thú thì có thể đọc thêm cuốn sách thứ 62 “Khí công Mật tông Tạng truyền” trong phần phụ lục, cuốn sách này không thuật lại nữa.
Tổ sư Mật tông sau khi sai lầm cho rằng luyện thành khí công Minh điểm thì có thể thành tựu Tứ thiền Bát định trong thế gian quả, vãng sinh lên Dục giới thiên cho đến Sắc giới và Vô sắc giới thiên. Như trong cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” nói: Tu học khí đạo dẫn đạo, giới Cam lộ đạo dẫn đạo, Mạch tự đạo dẫn đạo, là có thể chứng được Tứ thiền Bát định, đồng thời có thể “hòa nhập vào cung điện của Đại Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật mẫu..., cảm nhận được pháp thân, lại giải được hai thứ chấp”, tức là chứng đắc pháp thân và giải trừ được nhân ngã chấp và pháp ngã chấp. (Chi tiết xem 61-371, 487, 492, 493)
Các tổ sư Mật tông lại xằng bậy cho rằng có thể dựa vào khí công Minh điểm và sự thành tựu quán tưởng chữ Mạch là có thể lìa xa được tam ác đạo, thành tựu xuất thế gian quả, trở thành “Bồ Tát bất điên đảo” (61-478~491). Lại xằng bậy cho rằng việc tu thành khí công Minh điểm có thể thành tựu Bát Nhã Ba La Mật mà lìa xa Năng đoạn và Sở đoạn (61-494, 495). Nói láo rằng dựa vào mạch luân trong cơ thể có thể thành tựu bốn loại Tịnh Độ (61-552, 553).
Họ cũng sai lầm cho rằng Minh điểm đạt được bằng quán tưởng chính là Bồ Đề tâm. Ví dụ như cuốn “Thắng tập Mật giáo vương ngũ thứ đệ giáo thụ thiện hiển cự luận” do Tông Khách Ba viết nói rằng: “Thô tế sinh khởi theo thứ tự đến cứu cánh xong, dựa vào Trí ấn cũng có thể giáng hạ Bồ Đề tâm từ đỉnh đầu xuống phần cuối bí mật (tức quy đầu hoặc âm đế. Nếu là nữ giới có lúc không chỉ âm đế - mồng đóc mà nói cổ tử cung – Hải Loa mạch)”. Bồ Đề tâm là Thức thứ 8 mà chúng sinh vốn có – tức A Lại Da thức – Tâm này vô hình vô tướng, làm sao có thể nói là dựa vào quán tưởng mà biến thành Minh điểm? Bồ Đề Chân Tâm này đồng thời đồng xứ phổ khắp cùng thập bát giới của chúng sinh, không giới nào là không phổ đến, làm sao có thể nói là dựa vào sự quán hành của Ý thức để biến thành Minh điểm, tụ ở trong khối tâm bằng thịt? Hoặc giáng nhập xuống Hải Để luân chỗ bí mật (tam giác mật), thậm vô lý. Thế mà Mật tông từ khi phái Cát Đương ra đời, cho đến khi phân liệt thành tứ đại phái sau này đến nay, tất thảy đều sai lầm cho rằng Minh điểm là Chân Bồ Đề Tâm như thế, hoàn toàn trái ngược với Thánh giáo lượng trong kinh điển Tam thừa.
Các tổ sư cổ kim của Mật tông đều cho rằng tu luyện Minh điểm, kết hợp với Nhân quán, Đạo quán, Huệ quán, Vô thượng Mật quán và việc quán tưởng Mạch tự là có thể thành tựu Tam thân Tứ trí của Phật địa (61-559~561). Kỳ thực, những điều này hoàn toàn không liên quan gì đến đạo thành Phật của Phật pháp. Cũng như khẩu quyết của Mật Lặc Nhật Ba nói: “Khẩu quyết có thể giải thích truyền qua tai, khi nơi thâm sâu nhất của tâm lĩnh nạp, thì tựa như muối hòa vào nước thành một vị. Khi trí tuệ khai hiển bên trong, những chuyện thị phi nghi hoặc phút chốt đoạn diệt, về căn bản sau đó đắc mộng tỉnh giác. Khi quán sát sâu sự sản sinh đại lạc, chư pháp hiển thị ra khiến tự giải thoát, như hơi nước chưng cất tiêu biến trong không gian...Vốn dĩ Minh thể trí tuệ hiện ra, sáng soi như nước tịnh như gương bạc....Khi giải thoát khỏi các hành động thủ xả, tâm lìa mọi hành động mà an trú, ...lúc này cảnh thức đều tự phân, như chia thành bầy ngựa và bò dê, sợi dây trói buộc giữa tâm và các uẩn đều đứt đoạn! Ta đã lợi dụng thân người quý báu để hoàn thành hành đạo Yoga” (4-3-480). Kỳ thực là lấy Ý thức quán tưởng Minh thể trụ vào trong cảnh giới Lạc Không bất nhị, cho rằng đó là hoàn thành tu chứng thành Phật; Một Mật Lặc Nhật Ba như thế mà vẫn chưa thể chứng đắc “Chân Tướng thức” A Lại Da, là lại coi Minh điểm là A Lại Da thức, chưa hề nhập vào đạo vị chân kiến của Đại thừa, huống hồ là thành Phật? Thế mà lại nói đó là tu chứng quả địa tức thân thành Phật?
Các tổ sư cổ kim của Mật tông khi tu Thiền định cũng đều lấy Minh Quang đại thủ ấn và Minh điểm Mạch khí, sự tu chứng song thân pháp làm pháp môn, thì chắc chắn cũng không thể chứng được Tứ thiền Bát định, cho nên có thể nói trình độ Thiền định của họ đều thấp. Đó là do không rời khỏi dâm dục của Dục giới, cho nên Thiền định mà họ có được đều không thể vượt qua khỏi phạm vi của Dục giới định, bởi vì muốn tu chứng Sơ thiền thì nhất định phải lìa xa được nam nữ dục ở Dục giới. Pháp tu “Thiền định Mật tông” như thế đều là “Thiền định” của cảnh giới vọng tưởng, không phải là Thiền định thật sự. Về pháp tu Minh điểm và Mạch khí, tôi sẽ có thuyết minh chi tiết hơn ở Chương 2. Còn những thứ như Vô thượng Yoga, Đại lạc quang minh, Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị... sẽ thuyết minh thêm ở trong Chương 9.
Lượt xem trang: 0