Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Mục 2: Hai tầng bí mật của Mật tông
Hai tầng bí mật là chỉ bí mật pháp tính và bí mật duyên khởi. Bí mật pháp tính là đạo Giải thoát Minh Không song vận – Đại thủ ấn Minh thể Không tính tự giải thoát. Còn bí mật duyên khởi là chỉ việc dựa vào tiếp xúc dâm dục song thân pháp nam nữ hợp tu làm duyên, từ đó quán Lạc Không bất nhị, nhờ đó mà chứng đắc giải thoát, tức là pháp của đạo tham dục.
Như Thượng sư Trần Kiện Dân viết: “Nguyên Mật tông có hai tầng bí mật: Thứ nhất là bí mật pháp tính, thứ hai là bí mật duyên khởi. Bí mật pháp tính tuy cực vi tế, nhưng lại vô cùng bình dị. Khi anh ta chưa ngộ, thì không có chỗ nào có thể tìm thấy, nhưng khi anh ta đã liễu ngộ, thì không có chốn nào đặc biệt cả. Cái “hay ho” của nó nhỏ nhẹ nhất nhưng lại cực kỳ khó cầu. Bí mật duyên khởi thì tuy cực thô nặng, nhưng cũng nguy hiểm nhất. Khi anh ta khế hợp (tức khi hai bộ phận sinh dục giao hợp) thì sẽ có công năng đặc biệt. Nhưng nếu bị hiểu lầm, thì cũng có thể rơi vào nguy hiểm... Cái trước thuộc về Đại thủ ấn, cái sau thuộc về Sự nghiệp thủ ấn. Cái trước cũng gọi là đạo Giải thoát, cái sau cũng gọi là đạo Phương tiện, hoặc gọi thẳng là Tham đạo, để tương phản với hai chữ Giải thoát. Hai đạo này cái nào cũng có tính bí mật của nó... Về bí mật pháp tính, bản tính của pháp là lìa xa mọi ngôn từ, chiếu rọi, không thể nghĩ bàn, không phải là thứ mà con người có thể biết được. Trong giảng dạy về Đại thủ ấn của Mật tông, từng rát cổ bỏng họng tìm cách thuyết minh, nhưng Minh thể của nó rốt cuộc cũng không thể nhờ ngôn thuyết mà hiển hiện. Nó cũng hệt như Thiền tông không dùng ngôn ngữ văn tự, giáo ngoại biệt truyền, tính bí mật của nó cũng rất hiển nhiên, khi chưa thực ngộ thực chứng thì không thể nào hiểu biết trực tiếp được...Ví dụ hòa thượng bị đánh gục xuống đất, tại sao không chịu nói ra? Thế nhưng trong miệng thì đều là pháp tính, chỉ có đánh gục xuống đất để thị hiện pháp đó. Sau đó có người giấu rịt gậy chống của ông ta để hỏi, cũng chỉ có mở miệng mà thôi. Đó vốn là thuộc về pháp tính tiếp xúc đầy đủ sơ bộ, còn chưa vào trong cửa thứ nhất, không thể sinh ra từ pháp tính. Phải đến khi có thể đạt chứng lượng bước ba trong diệu dụng hiện khởi của pháp tính, thì mới có thể nói tùy thích khắp nơi...Nay bị đánh gục xuống đất mà không chịu nói ra, đúng như Tô Đông Pha nói: ‘Nhìn ngang Thành Lĩnh đoán Thành Phong, gần xa cao thấp vẫn khác dòng, không biết Lư Sơn bộ mặt thật, đứng thẳng thân này ở núi trong’. Ta nhân có thơ của Tô Đông Pha mà diễu hòa thượng bị đánh ngã xuống đất rằng: ‘Không linh tắc mãn đáo chư phong, sung thực không do phân dị đồng, khó nói Khuông Lư khuôn mặt thật, ngay thẳng khẩu khí ở bên trong’ ” (34-8~9). Tuy nhiên, mật chỉ đánh đổ xuống đất của hòa thượng bị đánh ngã là thế nào thì Thượng sư họ Trần lại không biết, những gì ông ta nói chỉ là ý tưởng riêng của ông ta mà thôi.
Thượng sư họ Trần lại viết: “Tức thị văn Phật ta cũng không có cách nào tỷ dụ được. Các vị cổ đức Hán Tạng đa phần đều lấy hư không để tỷ dụ (Kỳ thực, các ông thầy Tạng tỷ dụ thế chứ những người khai ngộ đất Hán tuyệt đối không hề tỷ dụ như thế). Nhưng nếu như tưởng tượng một thứ hư không ở trên, mà cho rằng đó là pháp tính, thử hỏi rằng mặt đất ở phía dưới lẽ nào không thuộc pháp tính? Còn người đứng tưởng tượng ở giữa thì không phải là pháp tính?...Ta sau khi tự triệt kiến, trên thực tế hiểu rằng: Không phải chỉ có bên trên như bầu trời trong xanh không một gợn mây, mà bên dưới cho đến bốn bề, ngay cả bản thân hành giả, ngay lúc đó cũng không có thân thể. Trong ngoài trên dưới trái phải, không có trong không có ngoài, là một cái hình cầu tròn vô biên. Trong đó, hành giả không thể nhìn thấy, cũng là pháp tính vô sở kiến. Năng sở cũng không có, chân lý tự hiện, không phải người nào cũng biết. Cho nên, cái gọi là bí mật, là sự bí mật của bản thân pháp tính, cũng không phải là người nào đó có thể giữ được bí mật này không tiết lộ ra. Khi pháp tính của nó tự nhiên hiển lộ, thì cũng hoàn toàn không phí sức. Cho nên nói về cái bí mật, là nhằm vào những đối tượng là người chưa từng kinh nghiệm qua mà nói. Còn đối với những người đã từng kinh nghiệm qua, thì cũng thấy bình bình thường thường thôi... Bí mật của pháp tính này cũng đúng như một hình cầu trong suốt như pha lê, người nào người nấy đứng từ phía đông cũng nhìn thấu sang phía tây, ngược lại bất cứ ai đứng từ phía tây cũng nhìn thấy phía đông. Không phải có ý chỉ riêng rằng bên đông là quả cầu pha lê, cũng không thể chỉ riêng bên tây là quả cầu pha lê. Nếu như đạo lấy pháp tính coi là quả cầu pha lê, nhấc toàn bộ lên, ai là người có thể biết? Nếu như có người này, thử hỏi người đó có thể đặt thân đứng bên ngoài pháp tính không? Người này bản thân là thuộc về pháp tính. Lại nữa, liệu có ai có thể đem người này và pháp tính cùng nhấc lên xem không? Thế nhưng Mật tông và Hiển giáo đều nói toàn thể khởi dụng, làm thế nào để khởi dụng cái toàn thể này đây? Không phải là người đã từng đến (kinh qua) thì quả thật không thể hiểu nổi, thuyết minh nổi, thực hiện nổi. Vì thế mới gọi nó là bí mật không thể nghĩ bàn... Pháp tính thẩm thấu vào trong các loại tình huống bình thường và đặc biệt, do đó không thể tiến vào từ bất kỳ bên nào. Thượng sư đã không thể dùng lời nói để truyền thụ, đệ tử cũng không thể vận dụng tâm linh để lĩnh hội... Thế nhưng Mật tông Đại viên mãn, Đại thủ ấn, ở bất cứ chỗ nào cũng vẫn có thể thiết lập khéo léo, dẫn dắt đến Tứ quán (chỉ Lạc Không bất nhị của song thân pháp), nhất định sẽ có ngày thành công. Thiền tông thì dựa vào tác phong trực chỉ chứng lượng của con cháu, cũng chứng đắc căn cơ đặc biệt, nhưng cuối cùng thì cũng không thể nào phá được bí mật của pháp tính này. Duy chỉ có người đến tự mình hiện tiền liễu ngộ chứng lượng của anh ta. Khi anh ta liễu ngộ, cũng là bình thường, cuối cùng cũng không công khai phương thuốc kỳ diệu bí mật của pháp tính”. (34-10~13).
Đây chính là cái sở ngộ của tất cả các tổ sư kim cổ của Mật tông – hoặc nói khi nhất niệm bất sinh, “Minh tính – liễu tri” và “Không vô chi tính” là bất nhị (không hai). Hoặc như Thượng sư họ Trần lấy quán tưởng trên dưới bốn phương như quả cầu tròn, không vô biên tế, là cái Không không có ngăn trở, cho rằng đó là Pháp tính, rồi nói đó là tầng bí mật thứ nhất của Mật tông. Kỳ thực, đó vẫn là cảnh giới vọng tưởng của Ý thức. Còn bí mật pháp tính mà Thiền tông liễu ngộ chính là Thức thứ 8 – A Lại Da thức mà chúng sinh hữu tình vẫn thọ dụng hàng ngày. Thức này có thể thực chứng và vận dụng nó, ngay cả khi chưa quán tưởng cho đến khi đang quán tưởng thì nó vẫn tồn tại rõ ràng, không phải là khi quán tưởng thì nó mới hiện tiền để cho mà thấy, không phải là khi không quán tưởng thì không nhìn thấy nữa, cũng không phải là thấy được bằng cách quán tưởng như vậy của Mật tông. Vì thế, pháp tính mà Thượng sư họ Trần nói đến không phải là Pháp tính thực sự ở trong Phật pháp, đó chỉ là pháp tính mà kẻ vọng tưởng nghĩ ra mà thôi. Thế nhưng, cảnh giới mà thành tựu dựa vào cách quán tưởng này vẫn chưa hề tách rời khỏi pháp tính, nó vẫn do Pháp tính A Lại Da thức sinh ra, vậy mà Thượng sư họ Trần không biết Bản tâm A Lại Da thức nằm ở đâu, chẳng qua là tưởng tượng mà nói ra như thế thôi.
Còn về bí mật duyên khởi của Mật tông, tức là “Bí mật duyên khởi trong kinh nghiệm trí đức quả vị Phật” mà Mật tông nói đến, chính là pháp tu song thân nam nữ hợp tu. Mật tông vì có pháp này nên tự xưng là “Pháp tu hành quả địa”, tự xưng có thể khiến cho người ta tức thân thành Phật, mà đặt tên là “Quả địa tu hành diệu thừa”, do đó mà hạ thấp Hiển tông thành “Nhân địa tu hành pháp”, cho rằng Hiển tông chứng lượng nông cạn, không thể tức thân thành Phật. Nay hãy xem Thượng sư Trần Kiện Dân vô cùng nổi tiếng trong số các Thượng sư người Hán tu Mật Tông thời cận đại giải thích thế nào về “bí mật duyên khởi”:
“Bí mật duyên khởi trong kinh nghiệm trí đức quả vị Phật”: Phật sau khi đắc Tam ma địa, có đầy đủ Diệu quan sát trí và Thành sở tác trí, vì thế mà phát ra Bi tâm trí tuệ diệu dụng. Pháp thân ở quả vị Phật là cùng một thể với Tâm của tất cả chúng sinh, cho nên có đầy đủ 18 bất cộng pháp. Phàm việc tạo nghiệp, tích thiện, việc theo thầy, việc học pháp của tất cả mọi chúng sinh ở quá khứ, hiện tại, tương lai, không có gì là không thể hiểu biết. Chính vì trong Tam ma địa căn bản, không có lấy nửa chút ô nhiễm và trở ngại của Vô minh Ngã chấp, cho nên tất cả mọi Phật tính của tất cả chúng sinh trong cùng một pháp tính này, cùng với nghiệp lực của Vô minh do anh ta tạo tác, Phật đều có thể hiểu rõ từng cái một, như quả nằm trên bàn tay. Thêm vào đó kinh nghiệm mà quả vị của anh ta chứng được, mà bày đặt ra các loại phương tiện của Mật pháp, khiến cho cái Pháp, cái Đạo phải tu hành trong ba đại a tăng kỳ kiếp của Hiển giáo từ đó được rút ngắn tăng nhanh, vì thế mới thành lập nên đạo Kim Cương thừa... Từ kinh nghiệm quả vị Phật mà thành lập nên bí mật duyên khởi tức thân thành Phật: Phật trong Tiểu thừa và Đại thừa của Hiển giáo chỉ nói Tâm hành như thế nào để thành tựu A La Hán hoặc Bồ Tát, nhưng riêng ở Mật tông thì lại đem bí mật duyên khởi của quả vị bản thân mình để quy nạp các tướng khác biệt, xây dựng lên pháp tu tập thân Phật. Việc tu tập thân khẩu ý nghiệp của Bản tôn như thế, quán tưởng trì chú, nhất nhất mọi thứ giống như kinh nghiệm của Ngài, sắp xếp thành một phương pháp học tập quả vị. Vì thế mà có tất cả các phương pháp như Ngũ tướng thành thân, tu tập thứ tự sinh khởi (sinh khởi thứ đệ) Bản tôn, thứ tự viên mãn (viên mãn thứ đệ). Trong đạo Giải thoát, có nói đến Pháp tính không có tỷ dụ không thể tỷ dụ, phiên (dịch) thành bí mật duyên khởi. Phàm là những thứ có thể chứng được trên kinh nghiệm Phật quả, Phật đều lấy bản thân mình làm ví dụ, giúp cho những hành giả Mật pháp tu quả vị, thực hành hành, ngữ, tâm (thân khẩu ý), từ đó thành lập nên bí mật duyên khởi Tam Mật tương ứng. Chính vì Ngài trong Tam ma địa căn bản hiểu rõ Pháp tính không thể tỷ dụ (mô phỏng), chỉ có Phật là biết Phật, Phật có thể thành Phật, Phật và Phật đạo giống nhau. Chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. Nay đem kinh nghiệm quý báu thành Phật cuối cùng, nhất nhất biên lại thành Mật pháp, để trao truyền quán đỉnh, gia bị thành tựu. Tất cả các pháp khác không thể tỷ dụ như Phật, nhưng lấy Phật sánh ngang Phật, lấy Phật dạy Phật, bí mật phương tiện, cho nên mới có duyên khởi thù thắng này.... Dựa vào bí mật duyên khởi hình tướng: Trong bí mật pháp tính, có cái bí mật của thuyết pháp vô tình, nhưng trong bí mật duyên khởi, lại có dựa vào bí mật hình tướng: Những vật vô tình, sự duyên khởi hòa hợp của nó tất có hình tướng, phổ biến nhất ví dụ là Chùy (sinh thực khí nam) có tướng Kim Cương, Chuông (sinh thực khí nữ) có tướng Hoa Sen, hai tướng này phối hợp với nhau, sẽ thành một bộ bí mật của Mật tông Vô thượng tồn tại trong đó vậy. Các vật khác trên thế gian, như lồi và lõm, như lỗ mộng và dùi đục, như chày và cối, như khóa và chìa, như móc câu và vòng khuyên, như điện âm và điện dương, như ngàm (chốt) và lỗ, như túi nang và thìa khóa, như ấm và nắp, như trời và đất, như núi và sông, như mặt trời và mặt trăng, đều là vô tình, nhưng đều có thể nói (tỷ dụ) về hữu tình. Mật tông dùng thủ ấn kết thành các loại hình tướng, hoặc như Bản tôn, hoặc như pháp khí, hoặc như chỉ thị, hoặc như động tác...đều có sự sinh khởi diệu dụng của nó, cho nên tu thế thì sẽ có ứng, kết như thế thì có linh, không có cái nào vô ích cả. Bí mật duyên khởi của Pháp thân vô vi: Pháp thân vô vi, vốn thuộc về bí mật pháp tính, nhưng Phật dựa vào kinh nghiệm quả vị thành Phật, phát hiện có các loại duyên khởi có thể hiện ra quang minh Pháp tính Không tính, như khi say rượu, khi giao hợp, khi được quán đỉnh, khi điều tập, khi nhập Trung mạch, khi hôn mê, khi lâm chung, khi ngủ say, cái này phải xem giải thích trong “Hỷ Kim Cương viên mãn thứ đệ”. Cuốn “Khẩu thụ luận” thì nói rằng: “Pháp thân hỷ lan khắp cái Không, khi chết, hôn mê, ngủ say, ngáp và hắt hơi, trong từng sát na đều có thể nhận biết”. Duy có điều trong từng sát na đó thì chúng sinh lại không tự nhận biết. Phật Đà có thể phát hiện ra cái quang minh (ánh sáng) của Pháp thân của mỗi chúng sinh phát nhanh mất nhanh, cho nên Ngài xuất phát từ đại bi của mình mà mở ra các phương pháp Mật pháp, lợi dụng khi ngủ say không mơ, tu tập quang minh của Pháp thân. Mà cả một bộ Tham đạo, tức chỉ có phương tiện giao hợp (phương tiện thiện xảo của kỹ thuật làm tình), dùng khí công Minh điểm, sinh khởi Tứ hỷ Tứ không, để phù hợp với bí mật duyên khởi của nó. (34-15~19)
Trong đoạn trên, cái lý nói đến viết bằng lối chữ họ Nhan[1] cũng có sai lầm lớn, chỗ này tạm bỏ qua, phần dưới sẽ thuật lại kỹ.
Hai loại bí mật này đều lấy sự tu chứng của cảnh giới Ý thức để làm “pháp tu hành quả vị” tức thân thành Phật của Mật tông. Đặc biệt là tu bằng sự dâm dục hợp tu hai giới nam nữ của Tham đạo, dựa vào sự kiểm soát khí công Minh điểm để không xuất tinh dịch, kéo dài thời gian cực khoái dâm lạc, đặt tâm mình (hành giả) vào trong cơn cực khoái tình dục, thể hội lấy cái lạc “hình tướng không vô” của dâm lạc, gọi đó là Không tính. Cách thể nghiệm dâm lạc như thế gọi là Không tính, gọi là chứng đắc Không tính, gọi là Không Lạc bất nhị. Lại nữa, trong cảnh giới cực khoái tình dục kéo dài không thoái, khiến cho Tâm giác tri biệt khởi một niệm rằng không khởi tham đối với lạc khoái tình dục, cứ như thế trụ mãi trong cảnh giới cực khoái tình dục lan tỏa khắp toàn thân, gọi đó là Đại lạc ở Phật địa, là Chính Biến Tri Giác. Đó chính là đạo “tức thân thành Phật” vô cùng tôn quý và bí mật không thể tiết lộ của Mật tông – là thắng diệu pháp “tu hành quả vị” mà Mật tông lấy làm tự hào.
Vì thế, Thượng sư Trần Kiện Dân lại nói thế này: “Cái gọi là đảnh lễ tự tính của ngũ Phật, từ hình tướng chia thành ngũ Trí, ngũ Phật: Sắc uẩn Pháp giới thể tính trí tương ứng với Tỳ Lô Giá Na Phật, Thức uẩn Đại viên kính trí tương ứng với Bất Động Kim Cương, Thụ uẩn Bình đẳng tính trí tương ứng với Bảo Sinh Phật, Tưởng uẩn Diệu quan sát trí tương ứng với Vô Lượng Quan Phật, Hành uẩn Thành sở tác trí tương ứng với Không Thành Tựu Phật. Ngũ Phật ngũ Trí ngũ Uẩn, tất cả trong Bản thể đại lạc sinh ra”. Bản thể đại lạc là chỉ Tâm giác tri trụ lâu dài ở trong dâm lạc, ý nói rằng Tâm giác tri trong dâm lạc là Bản thể của sinh mệnh hữu tình. Qua đó có thể thấy “Ngũ Phật, ngũ Trí” mà Mật tông tu chứng được đều là sự quán hành trong xúc lạc dâm dục như thế, thế mà lại tự cho rằng đó là chứng đắc Phật pháp thực sự. Nếu tham cứu thực chất của nó thì vẫn ở trong cảnh giới của Ý thức, vẫn còn chưa biết Mạt Na thức ở đâu, nói gì đến việc biết A Lại Da thức mà Phật nói đến? Hành môn dâm tà mà người Mật tông tu như thế cũng không thể nói là có thể chứng được Bát Nhã, đều không phải là những người Kiến Đạo, không nên tự xưng là pháp môn tối thắng “tu hành quả vị”. Pháp môn như thế dù có tu lâu hàng kiếp cũng không thể Kiến Đạo được.
Mật tông cũng lấy quán tưởng Trung mạch Minh điểm và Bảo bình khí để làm “Phật pháp chính tu”, nhưng những pháp này tuyệt đối không phải là Phật pháp, cho nên những ngôn thuyết về tu hành quả vị của họ quyết không thể tin được. Còn bí mật pháp tính mà họ nói cũng không có nội dung nào liên quan đến Pháp tính. Pháp tu song thân pháp Lạc Không bất nhị của bí mật duyên khởi cũng không có chút dính dáng gì đến Phật pháp, đều là những hành môn (pháp môn) của kẻ vọng tưởng, không liên quan gì đến sự tu chứng của Phật pháp.
[1] Chú thích của người dịch: Nhà thư pháp Nhan Chân Khanh.
Lượt xem trang: 0