Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Mục 3: Mật tông mà cuốn sách này nói đến là lấy Tây Mật làm chính

Mật tông ngày này là lấy Tây Mật (Tạng Mật) làm chính. Tạng Mật ngày nay lại lấy tứ đại giáo phái Hồng-Bạch-Hoàng-Hoa làm chính, tức là lấy Mật tục của tổ sư tứ đại giáo phái này làm nguồn gốc của đề tài. Nhưng vì pháp mà tứ đại giáo phái truyền bá đều có sự khác biệt nhất định về chi tiết, song do chương tiết có hạn, không thể dẫn chứng lần lượt từng pháp của các giáo phái cho nên tôi tường thuật bằng cách lấy ví dụ có tính chất tổng hợp. Về mặt chủ đề thì chắc chắn phù hợp nhưng về chi tiết thì không tránh khỏi có phần sai biệt và rút gọn, nay hợp lại để nói trước.

Đông Mật (chỉ Mật tông từ đời Đường Trung Quốc truyền sang Nhật Bản) nay đã suy vi, hòa nhập vào trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, cũng không còn tích cực truyền bá phát triển ra ngoài Nhật Bản, nên không có ảnh hưởng tiêu cực đối với chính pháp Phật giáo, vì thế tôi không bàn đến nó. Lại vì Đông Mật mà chúng ta đã biết này đã lâu không còn tuyên truyền về song thân tu pháp, cũng không tích cực hoằng truyền ra nước ngoài, sức ảnh hưởng đã dần dần suy giảm, vì thế tôi mới không nói đến nó nữa. Nhưng do Tây Mật không ngừng phát triển, truyền bá ra toàn thế giới, tri kiến và các pháp thực tu của nó lại vô cùng tà ác, sai lầm và cuồng vọng, chắc chắn là cùng với sự khuếch trương thế lực của nó trên toàn cầu sẽ dẫn đến phá hoại sự hoằng truyền của Phật giáo chân chính, vì thế công việc phá tà hiển chính của cuốn sách này là nhằm thẳng vào Tây Mật, không liên quan gì đến Đông Mật.

Lại nữa, trong cuốn sách này tôi có lúc cũng viết thêm phê chú, để độc giả biết được sự ẩn ý của khẩu quyết Mật tông. Nhưng vì đời này tôi chưa từng học Mật, những gì biết được là do thời niên thiếu ham thích những thuật tu hành, mà nghiên cứu tu học tĩnh tọa, quyền pháp, khí công, các tri kiến đạo thuật và những năm gần đây sau khi đọc cuốn “Thổ quan tông phái nguyên lưu” thì trong định và trong mộng (giấc mơ) lần lượt lưu xuất ra những ấn tượng ký ức khi còn làm Pháp vương hai đời trong phái Giác Nãng các kiếp trước, vì muốn bảo vệ pháp Như Lai Tạng mà đành phải tùy theo thế tục kiêm truyền bá Thời luân Kim Cương, cho nên ít nhiều cũng biết đến Mật ý, vì thế mới dựa vào đó mà phê chú Mật tông.

Lý luận và pháp thực tu của Mật tông thuật trong cuốn sách này – đặc biệt là quán đỉnh bí mật và Vô thượng Yoga – có phần dâm uế, nhưng không thể không căn cứ vào sự thực để trần thuật, bởi đó quả thực là pháp của Mật tông, vốn dĩ nó là như thế, không phải là tôi tự thêm thắt vào. Lại nữa, nếu không nói dựa trên sự thật, mà lại trần thuật một cách hàm súc ẩn giấu hộ cho họ thì e rằng các Thượng sư chấp mê danh lợi và các tín đồ mê tín trong Mật tông sẽ cố ý giảo biện, lẫn lộn nghe nhìn, nói rằng trong Mật tông không có pháp đó, khiến cho người học tin nhầm, bị cái tà ác của Mật tông dẫn dắt, tiếp tục tàng ẩn và thẩm thấu vào trong Phật giáo để bí mật hoằng truyền, như thế sẽ không thể diệt trừ ác pháp của Mật tông ra khỏi Phật giáo. Cho nên, bắt buộc phải căn cứ vào sự thật để tường thuật chi tiết, để đại chúng đều biết rõ về bản chất của Mật tông, không còn phải suy nghĩ trăn trở rằng đó liệu có phải là vấn đề dâm uế hay không.

Nếu như có ai đó muốn chỉ trích cuốn sách này không tránh nhắc đến phần dâm uế đó đi, thì anh ta nên trách tổ sư và pháp nghĩa của Mật tông, không nên trách tôi. Không phải là tôi gán ghép, thêm thắt vào cho Mật tông mà pháp tu của Mật tông vốn dĩ là pháp tà dâm hư vọng, tôi chỉ thuật lại dựa trên sự thực, chứ không thêm mắm thêm muối để vu oan cho Mật tông. Lại nữa, xét thấy trong những người học Phật, thường có nhiều người trình độ tri thức không cao, họ là những người dễ bị Mật tông mê hoặc nhất, nếu như tôi nói mà lại né tránh sự thực thì những người có trình độ tri thức hơi thấp sẽ không thể nào biết được tôi nói thế là ý gì trong cuốn sách. Chính vì lẽ đó, khi gặp phải những chỗ then chốt và danh tướng Mật pháp có ý ẩn giấu, tôi cần phải đánh ngoặc đơn để thêm một vài chú thích đơn giản, giúp những người ít chữ cũng có thể đọc và hiểu được ý muốn nói đến trong cuốn sách. Cho nên, không thể không viết thêm những phê chú thô thiển, nếu không thì những hàm ý của song thân tu pháp khó có thể lộ rõ. Đó chính là những việc không thể không làm để bảo vệ chính pháp của Thế Tôn thời mạt pháp, mong những người có trí chứng giám cho!

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0