Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Mục 2: Nguồn gốc của dẫn chứng

 

Tôi nay viết cuốn sách “Cuồng Mật và Chân Mật” này, lấy “Kim Cương cú kệ” do Tổ sư Thiên Trúc (Ấn Độ cổ) phái Tát Già Tất Ngõa Ba viết, Ban Trí Đạt phái Tát Già giảng giải, Pháp Hộ dịch sang tiếng Hán thành cuốn “Đạo quả - Đại thừa yếu đạo mật tập – Bản tụng Kim Cương cú kệ chú” làm nòng cốt, lấy cuốn sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” và các kinh điển Mật tục khác của Tông Khách Ba, các cuốn luận Mật tục do các Tổ sư Mật tông viết làm tài liệu phụ (chi tiết xem danh mục sách tham khảo cuối cuốn sách này). Đó quả thật là vì cuốn “Đạo quả – Bản tụng Kim Cương cú kệ chú” (dưới đây gọi tắt là “Đạo quả”) đủ để đại diện cho pháp nghĩa của Mật tông nhất, thứ tự được trình bày cũng đủ rõ ràng nhất, nội hàm thứ tự vô cùng xác thực, đã đủ bao hàm toàn bộ pháp nghĩa các tông phái của Mật tông. Pháp nghĩa các phái và cuốn sách “Đạo quả” của phái Tát Già nói đến đều là đại đồng tiểu dị (giống nhiều khác ít). Nhưng vì cuốn “Đạo quả” rất khéo che giấu Mật ý của Mật giáo, nội dung vô cùng ngắn gọn, tàng ẩn, cần phải có sự bổ sung các chi tiết trong sách khác và khẩu quyết ở các phái khác. Còn về nội dung khẩu quyết các pháp môn bí mật được khẩu truyền của các phái, cũng được nói tản mát ở trong các cuốn Mật tục và trước tác của Thượng sư các phái, chỉ cần lần lượt kiểm duyệt, chắp nối vào trong thứ tự của cuốn “Đạo quả” là được. Chính vì lẽ đó mà cuốn sách “Cuồng Mật và Chân Mật” này lấy cuốn “Đạo quả” làm nòng cốt để bình luận, nay tổng hợp có vài lời trước như vậy.

Tiếp theo là lấy cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết và cuốn “Na Lạc lục pháp” do Nặc Mỗ Khải Kham Bố - Đạo Nhiên Ba Lạc Bố Thương Tang Bố viết, cùng với cuốn “Khúc Quăng Trai” toàn tập của Thượng sư Trần Kiện Dân làm tài liệu phụ, tham khảo thêm pháp nghĩa các phái của Tạng Mật để viết cuốn sách này. “Đạo quả” là cuốn sách có tính thứ tự nhất, nội dung bao trùm trọn vẹn nhất. Còn “Na Lạc lục pháp” thì thuộc về các khẩu quyết viên mãn cho thứ tự và pháp tức thân thành Phật. Bởi lẽ cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” có tính quyền uy nhất, cuốn “Khúc Quăng Trai” có nội dung phong phú nhất, pháp nghĩa của các phái Tạng Mật sớm đã có sự dung hợp lẫn nhau mà giống nhiều khác ít (Chú ý: Người dịch cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” Pháp Hộ vốn có tên là Tăng Khánh Trung, còn Tát Già Ban Trí Đạt là Tổ thứ tư của phái Tát Già. Nguyên bản cuốn “Đạo quả” khi kết tập có khoảng 8 cuốn sách lớn, sau này được Tưởng Dương Khâm Triết đời thứ nhất tăng bổ vào tập tổng kết. Ông này từng học pháp với hơn 300 vị Thượng sư Mật tông, tức là Đảnh Quả chuyển thế. Tưởng Dương Khâm Triết vì có công kết tập đại thành Mật pháp, Pháp Hộ dịch sang tiếng Hán, đều có hỗ trợ rất lớn cho tôi ngày nay trong việc dẫn dắt Phật giáo Mật tông quay về chính đạo, đây có thể coi là công đức của họ vậy.

Tôi tuy có khoảng hơn 200 đầu sách về Mật tông, nhưng chỉ lấy một số cuốn có tính đại diện trong đó làm chứng cứ phụ, ví dụ trong cuốn “Na Lạc lục pháp” thường hay truyền khẩu quyết rất điển hình. Lại có Thượng sư Trần Kiện Dân quảng truyền đạo Mật tông, hay viết Mật tục, thậm chí còn hay tường thuật chi tiết về Vô thượng Yoga nữa, làm cho hành môn của Mật tông không còn thần bí nữa, khiến cho bậc chân thiện tri thức cũng dễ hiểu hơn về bản chất của Mật tông, dễ bề kiểm điểm biện luận làm rõ chúng, cho nên xét về mặt uốn nắn lại tà kiến vốn có của Mật tông thì lại là có cống hiến lớn, cũng là chứng cứ quan trọng, tôi nay cũng chỉ lấy để tham khảo. Các trước tác xưa nay của Thượng sư Mật tông, về cơ bản đều là sao chép các cuốn Mật tục của Tổ sư đời trước và các Thượng sư đời nay cho nên giống nhiều khác ít.

Còn về luận thuật của “Đại sư” Khắc Chủ Kiệt thì là bắt chước lệ cũ của Tông Khách Ba, đều chứa một mùi “cả vú lấp miệng em”, đồng thời xuyên tạc Tha Không Kiến của phái Giác Nang Ba và thêm phần chỉ trích, dùng để tẩy chay tư tưởng Như Lai Tạng của phái Giác Nang Ba. Nội dung các cuốn sách như “Mật tục bộ tổng kiến lập quảng thích” của ông ta đều giống đặc Tông Khách Ba, không cần chú dẫn nữa, chỉ nói lược qua mà không đưa dẫn chứng. Các trước tác của các Thượng sư Mật tông ngày nay đa phần đều là sao chép tác phẩm của các Tổ sư thời xưa, không có nội dung mới hay sáng kiến đặc biệt, cho nên đều không dẫn chứng nữa. Các điển tịch Mật tông mà tôi tham khảo khi viết cuốn sách này đều liệt kê chi tiết ở cuối sách. Trong sách nêu ra những khai thị của các sư Mật tông đều có nêu rõ xuất xứ trong ngoặc đơn cuối đoạn văn trích dẫn để chứng minh rằng đó không phải là trích dẫn sai, không phải là ngắt câu lấy nghĩa để chỉ trích Mật tông. Ví dụ về dẫn chứng như sau: (135-85) -- phụ lục cuối sách là trang 85 cuốn sách thứ 135. Lại ví dụ thêm: (135-85-9) -- hàng thứ 9 trang 85 cuốn sách thứ 135. Lại nữa: (4-3-480) -- trang 480 quyển thứ 3 cuốn sách số 4.

Mật tục của Mật tông, đại khái có thể chia thành hai loại “Kinh điển” và “Tục”. Các “Kinh điển”, ví dụ như “Đại Nhật kinh”, “Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trì kinh”, “Kim Cương đỉnh kinh”, “Kim Cương đỉnh nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp đại thừa hiện chứng đại giáo vương kinh”, “Kim Cương phong lâu các nhất thiết du già du kỳ kinh”, “Chư Phật cảnh giới nhiếp chân thực kinh”, “Phật thuyết nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh”, “Phật thuyết bí mật tam muội đại giáo vương kinh”, “Phật thuyết nhất thiết Như Lai Kim Cương tam nghiệp tối thượng bí mật đại giáo vương kinh”, “Phật thuyết đại bị không trí Kim Cương đại giáo vương nghi quỹ kinh”, “Tô tất địa yết la kinh”, “Diệu tý Bồ Tát sở vấn kinh”...thuộc Mật giáo bộ “Đại Chính Tạng” đều là những sáng tác tập thể của các tổ sư Mật tông thời kỳ cuối “Phật giáo” ở Thiên Trúc, trải qua sự kết tập lâu dài và sau này xuất hiện ở nhân gian, nói thác rằng đó là những lời khai thị của Tỳ Lô Giá Na Phật do Long Mãnh Bồ Tát mở tháp sắt ở Nam Thiên môn lấy ra. Trong các kinh Phật Tam thừa đều không có những dự ngôn như vậy, hơn nữa những nội dung trong các cuốn kinh Mật đó đều đối chọi với pháp nghĩa trong kinh điển Tam thừa. Chính vì nó trái ngược với nội dung của Đạo Giải thoát và Đạo Phật Bồ Đề nên cuốn sách này sẽ lần lượt nói rõ từng ý, đồng thời đó cũng là những chứng cứ quan trọng mà cuốn sách này tham khảo và dẫn chứng.

“Tục bộ” thì thuộc về những cuốn sách mà do các Tổ sư Mật tông viết ra, ví dụ như “Thánh Tỳ Lô Giá Na hiện chính giác tục”, “Tứ Kim Cương tòa tục”, “Trung Quán bảo đăng”, “Trung Quán nghĩa tập”, “Trung Quán yếu quyết”, “Bạc Già Phạn mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa yếu quyết hiện quán trang nghiêm luận huệ đăng man thích”, “Bồ Đề đạo đăng thích”, “Quảng thích Bồ Đề tâm luận”, “Nhập trung luận”, “Nhập trung luận thích”, “Bồ Đề đạo thứ đệ quảng luận”, “Mật tông đạo thức đệ lược luận”, “Mật tông đạo thức đệ quảng luận”, “Nhập nhị đế”, “Cát tường luật nghi thành tựu pháp”, “Bồ Tát bảo man”, “Nhập Bồ Tát hạnh”, “Kim Cương tòa và Kim Cương ca”, “Kim Cương hợi mẫu thành tựu pháp”, “Cát tường hỉ Kim Cương du già mẫu thành tựu pháp”, “Hỷ Kim Cương tục”, “Kim Cương không hành tục”, “Kim Cương man tục”, “Tập Mật thích tục”, “Luật sinh tục”, “Nhĩ truyền --- Kim Cương kệ cú”, “Lục pháp nhĩ truyền”, “Sơ Phật tục”, “Mật ý tập thích”, “Đại viên mãn tam tự giải thoát luận”, “Giải thoát điểm luận”, “Thắng lạc ngũ thứ đệ luận”, “Thánh Quán Thế tự tại thành tựu pháp”, “Thánh độ mẫu thành tự pháp”, “Tông nghĩa bảo man”, “Bảo tính luận”, “Cam lộ Mật luận”, “Căn bản tục”, “Thọ kí Mật ý tục”... và các loại pháp tụng niệm, nghi quỹ trong Mật giáo bộ “Đại Chính Tạng”. Nói tóm lại, phàm là những trước tác do tổ sư Mật tông viết ra, những tác phẩm có liên quan đến lý luận và thực vụ tu hành của đạo Mật tông, bất luận có phải là cuốn kinh mượn lời nói rằng đó là do “Phật” nói hay không đều thuộc về Mật tục, tôi đều tham khảo hết. Còn về nghi quỹ (nghi lễ) tu pháp thì không liên quan đến pháp nghĩa, nên đều không dẫn chứng trong sách nữa.

Tuy nhiên, Mật tục lại chia làm “Tứ tục” hoặc “Thất tục”. “Tứ tục” là cách phân chia truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, gồm Sự bộ, Hành bộ, Du Già bộ (Yoga) và Vô thượng Du già bộ (Vô thượng Yoga). “Thất tục” thì lại chia nhỏ hơn, từ Hành bộ phân ra Phân biệt tục, từ Du già tục phân thành nhị tục, từ Phương tiên phụ tục của Vô thượng Du già tục thành Đại Du già tục. Cũng có khi từ Trí tuệ mẫu tục của Vô thượng Du già tục lại chia riêng thành Vô thượng Du già tục. Cũng có lúc lại chia thành Lục bộ, tức đem Vô thượng Du già tục của Tứ tục chia thành Phụ tục, Mẫu tục, Vô nhị tục, đem hợp với Sự tục, Hành tục, Du già tục thì thành Lục bộ tục.

Sự bộ lấy quy y, tịnh thân, kiến đàn làm chính; Hành bộ lấy việc cúng dường Thượng sư để tu tập tư lương học Mật, lấy ngoại hành như tu trì thân khẩu và tụng niệm làm chính. Du Già bộ thì lấy tu tập phương tiện du già (Yoga) và “tam ma địa” của ý nghiệp – Phụ tục – làm chính, lấy Mẫu tục trong “Trí năng Du già” làm phụ. Ví dụ như “Cát tường tập Mật đại tục vương” là tác phẩm tiêu biểu của Phụ tục; “Thắng lạc lược tục” là sự truyền thụ chủ yếu nhất trong Mẫu tục, đứng ở lập trường nữ giới để nói về tu tập thắng lạc. Còn Vô thượng Du già bộ thì lấy tu tập phương tiện trí tuệ - Phụ tục và Mẫu tục hợp tu – phương tiện trí tuệ vô nhị làm chính. Gọi là “Vô thượng Du già” là chỉ sự tu tập của tất cả các Mật pháp, coi đó là đỉnh cao nhất, không có pháp nào cao hơn cho nên mới có tên là “Vô thượng Du già”. Đó chính là pháp nam nữ song thân hợp tu, gọi là Không Lạc song vận, hay Không Lạc bất nhị, cùng với Phụ tục Mẫu tục...đều thuộc về Song thân pháp.

Tông Khách Ba trong Phụ tục của Song thân pháp lại chia ra làm Tứ tục gồm Tương bão (ôm nhau), Chấp thủ (nắm tay nhau), Ngôn tiếu (cười nói) và Hỗ thị (nhìn nhau). Trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, ông ta viết thế này:

Luận sư Dũng Kim Cương trong cuốn ‘Kết hợp thích’ cũng nói về Tứ tục bộ. Phẩm thứ 11 của ‘Kim Cương trang nghiêm tục’ trước tiên nói về các loại khác biệt của Tham tục trong Phương tiện tục, tiếp theo nói: ‘Ở đây làm rõ Hỗ tương bão, Tục bộ có nhiều khác biệt, như thế nên trong Chấp thủ, Tiếu, Thị cũng biết tương ứng như thế’. Đoạn này là sự giảng giải về tục, tức là cho biết sự khác nhau của Tứ tục bộ. Khi đó, tên của Tục bộ cũng gọi là Tiếu tục, Thị tục, Chấp thủ, hoặc Bão trì tục, Nhị tương hợp tục (chỉ sự tương hợp nhị căn – bộ phận sinh dục – nam nữ), cộng lại là Tứ bộ... Vậy là coi hỉ lạc sinh ra từ Tiếu (mỉm cười), Cố thị (nhìn nhau), Chấp thủ (cầm tay nhau) hoặc Bão (ôm) là Đạo, cho nên giáo nghĩa cũng toàn là lấy cái tham dục trần làm Đạo (lấy cái tham xúc giác dâm dục nam nữ làm đạo lý tu hành). Điều này cũng giống như cuốn “Đệ nhị thập ngũ tuệ” nói: “Tứ tục bộ Sự, Hành, Du già và Vô thượng Du già lấy Tiếu, Thị, Bão trì nhị hợp, Chấp thủ để biểu thị. Trong các tục bộ như Sự tục...có lấy việc chư tôn nhìn nhau biểu thị trí tuệ phương tiện tùy tham, có lúc biểu thị bằng cười vui, có lúc bằng cầm nắm tay nhau, có lúc bằng ôm rịt nhau, có lúc bằng nhị hợp (Nhị hợp là chỉ sự giao hợp của nhị căn)”. Lại nữa, trong phẩm thứ ba của “Hậu phân biệt” có nói: “Từ các điệu cười cho đến nhìn ngắm, ôm nhau cho đến hai căn lưỡng hợp, tục cũng có bốn loại”. Luận sư Tịch Tĩnh giải thích rằng: “Nói là có bốn loại, là chỉ Sự, Hành, Du già, Vô thượng Du già tục, biểu thị Tiếu, Thị, Tương trì, Nhị hợp. Như thế trong Sự tục...có nói rõ chư tôn ‘phương tiện, trí tuệ’ tùy tham mà biểu hiện nụ cười, biểu hiện nhìn nhau, biểu hiện ôm rịt nhau, biểu hiện nhị hợp”...Lại như Dũng Kim Cương trong “Kết hợp thích” viết: ‘nói đến Tiếu, Thị và Chấp thủ...là chỉ việc từ tiếng cười, hoặc từ quan sát sắc mặt, cầm nắm tay, nhị hợp diệu xúc để dẫn sinh ra Tâm vô phân biệt đại lạc’ (Dẫn sinh ra lạc xúc cao nhất của dâm lạc và trụ ở trong đó không khởi sinh phân biệt về ngôn ngữ). Nói như con sâu, là Vô lậu đại lạc không cú (chi tiết xem giải thích ở Chương 9, ở đây chưa nói vội), ý là như con sâu từ cây nào sinh ra thì ăn cây đó, như thế nghĩa là nên tu Không tính từ cái Diệu tam ma địa sinh được ra từ Lạc (tức là tu lấy cái Không tính trong ‘chư pháp duyên khởi tính không’ từ trong nhất tâm bất loạn – Định – được sinh ra từ dâm lạc)...Cầu lấy Bồ Đề trong Đạo môn từ cái tham dục trần của Minh Phi (người con gái hợp tu song thân pháp gọi là Minh Phi), trong Vô thượng bộ có đủ duyên chân thực và Minh Phi tu với mình, lấy các thứ tham như tiếu (cười)...để làm chính đạo (tức là lấy tham dục trong song thân pháp để làm chính đạo thành Phật trong Mật tông). Trong ba tục bộ dưới, Trí Phi theo duyên mà tu (người nữ vì có bộ phận sinh dục nữ nên có thể giúp nam hành giả tu học “trí tuệ song thân pháp” trong Mật tông gọi là Trí Phi) thì lấy hỉ lạc dục trần làm Đạo. Trong Du Già tục thì không thể tu nhị căn giao hợp, cho nên trừ nó ra thì lấy duyên khác như xúc hỉ lạc sinh ra từ chấp thủ (cầm nắm tay) hoặc bão trì (ôm ấp nhau) làm Đạo, phối hợp với Du Già tục. Trừ xúc trần ra, thì đều dựa vào hỉ lạc sinh ra từ mỉm cười, nhìn ngắm, lấy đó làm Đạo, phối hợp với Sự tục và Hành tục. Những điều này là để giải thích danh nghĩa của việc “lập Tứ tục bộ trong Vô thượng bộ”. (21 - 44~46)

 

Tông Khách Ba trong các tác phẩm của mình lại có cách chia Tứ bộ riêng. Lấy phương tiện dục trần làm Đạo để tu Không tính kiến và Thiên Du Già:

Muốn chứng ngộ được hai thứ này, thì phải quan sát rất nhiều ngoại sự, tức là then chốt của Sự bộ. Nếu xem ngoại sự và nội định ngang nhau, không phải là xem cực nhiều ngoại sự, tức là then chốt của Hành bộ. Nếu như trong hai thứ “ngoại sự, nội định” mà lấy định làm chính, ít coi trọng ngoại sự thì đó là then chốt của Du Già bộ. Nếu không quán sát ngoại sự, mà có thể sinh ra Vô thượng Du già thì đó là then chốt của Vô thượng Du già bộ. Theo giải thích danh nghĩa mà nói, từ ngoại sự tăng thượng thì gọi là Sự tục, thực hiện các hành như sự định thì gọi là Hành tục, coi trọng Nội Du già gọi là Du già tục, vượt cao hơn Du già này thì gọi là Vô thượng Du già. (21-47)

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0