Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
VI. NỘI HÀM VÀ THỨ TỰ TU HÀNH CỦA ĐẠO PHẬT BỒ ĐỀ
Đạo Phật Bồ Đề là nói về tu chứng trí tuệ Thực Tướng pháp giới, tức là (trí tuệ) Bát Nhã nói trong Nhị chuyển pháp luân và Tam chuyển pháp luân. Bát Nhã chia làm Tổng tướng trí, Biệt tướng trí, Chủng trí. Tổng tướng trí và Biệt tướng trí là Bát Nhã được nói trong Đại phẩm “Kinh Bát Nhã”, Tiểu phẩm “Kinh Bát Nhã” và “Kinh Kim Cương”, “Tâm Kinh”. Chủng trí là Nhất thiết pháp Bát thức tâm vương (Phật nói trong thời kỳ) Tam chuyển pháp luân, tức chính là Duy Thức học. (trích từ “Cam lộ pháp vũ” của Đạo sư Bình Thực, trang 1, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).
Việc nhập đạo của Đại thừa Bồ Đề, trước hết phải trừ cái chấp trước của Ngã sở. Sau khi diệt trừ được chấp trước Ngã sở, thì tiếp theo là đoạn trừ Ngã kiến và Tam phọc kết. Sau đó trải qua tu học pháp đạo của Thiền tông, cầu chứng Tự Tâm Như Lai Tạng. Sau khi chứng được Như Lai Tạng rồi, thì tiến tu cầu nhãn kiến Phật tính[1] của tất thảy hữu tình mình và người, sau đó thì tiến tu Nhất Thiết Chủng trí. Bồ Tát như thế tự mình có thể thông đạt Nhị thừa Bồ Đề, lại có thể tu chứng Nhị thừa Bồ Đề, đoạn trừ Ngã chấp và các chủng tử (hạt giống) tập khí của Ngã chấp, dần dần chứng được Vô sinh Pháp nhẫn ở chư địa (tức Thập địa), rồi dần dần vượt qua giai đoạn chư địa, từng bước thành tựu Phật đạo.
Phàm việc tu học Phật pháp Đại thừa như thế này, tất cả đều phải lấy thân chứng Như Lai Tạng làm đầu, sau đó mới dần từng bước cầu chứng thành tựu, tu hết đạo nghiệp. Cho nên, những người tu học Đại thừa nếu quả thực muốn học tu Bồ Tát hạnh, nếu quả thực muốn chân cầu Phật đạo, thì không chỉ cầu quả Giải thoát mà bên Nhị thừa Bồ Đề chứng được, trước hết nên chăm chỉ cầu chứng ngộ Minh Tâm của Thiền tông, lấy đó làm nhiệm vụ hàng đầu: Phàm mọi sự không gì gấp hơn như cầu khai ngộ, phàm mọi sự không gì gấp hơn như kiến đạo, vì chứng ngộ kiến đạo mới là bước nhập đạo của Đại thừa, mới là bước nhập môn của pháp Đại thừa. Mà những điều kiện cần phải hội tụ đầy đủ để cầu ngộ như Định lực, Tuệ lực, Phúc đức muốn có được thì lúc nào cũng cần phải đi theo bậc chân thiện tri thức mà dốc sức tu hành, sau đó từng bước tu tập, từng bước chứng ngộ, từng bước thành tựu Phật đạo. Cho nên mới nói việc khai ngộ của Thiền tông Lâm Tế, đó là mục tiêu đầu tiên, mục tiêu cấp thiết của hành giả mọi tông phái trong pháp Đại thừa. Nếu như bỏ qua việc thân chứng phá tham khai ngộ của Thiền tông thì không thể thực sự bước vào Phật giáo nội môn để tu học Phật pháp được. (trích từ “Nhập bất nhị môn” của Đạo sư Bình Thực, trang 25-26, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).
Việc tu chứng của Đạo Phật Bồ Đề bắt đầu từ việc huân tập của Lục độ vạn hành, quảng hành Lục độ vạn hành ở ngoại môn. Sau đó là qua Tứ gia hành đoạn trừ Ngã kiến, song chứng Năng thủ - Sở thủ đều là Không; tiến đến chứng đắc thức thứ 8 Như Lai Tạng, hiểu rõ Tâm Thực Tướng mà tất cả hữu tình vốn đều có, thông đạt Tổng tướng trí Bát Nhã; sau đó, tiến tu Biệt tướng trí Bát Nhã – cần đọc các loại kinh thuộc dòng Bát Nhã – để thông đạt Biệt tướng trí của Bát Nhã; tiếp đến tiến tu đoạn Dị sinh tính, phát khởi Tâm Kim Cương mà tiến tu Chủng trí - tức các kinh nghĩa dòng Duy Thức trong Tam chuyển pháp luân, tu chứng Đạo Chủng trí; sau đó thứ tự tiến tu Thập độ hành ở Thập địa, dần tiến đến Phật địa. Đó chính là đạo Phật Bồ Đề, lấy tu chứng Tự Tâm thức thứ 8 làm căn bản, sau đó tiệm tu theo thứ tự, địa địa chuyển tiến, không được nóng vội nhảy cóc, như thế mới gọi là đạo Phật Bồ Đề. (trích từ “Cam lộ pháp vũ” của Đạo sư Bình Thực, trang 5-6, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).
Nói một cách vắn tắt là: Đạo thành Phật cần phải tiến tu dần dà từng bước dựa trên ngũ vị trong Duy Thức, cho đến Cứu cánh địa.
Đầu tiên là Tư lương vị: Tu hành Thập tín từ 1 kiếp cho đến vạn kiếp, thành tín không lùi.
Thứ hai là Gia hành vị: Ở ngoại môn tu Lục độ vạn hành, cho đến Lục trụ vị thì tu gia hành Bát Nhã. Trong giai đoạn Gia hành vị này, vì anh ta ngộ nhập Duy Thức tính cho nên ngộ nhập Tam tính, đây chính là phá tham Minh Tâm ở trong Thiền tông, tức đạt Tổng tướng trí Bát Nhã, là chân kiến đạo vị của Đại thừa biệt giáo.
Tiếp đến, nhập Cực Hỷ địa, rồi nhập Duy Thức tướng và những công đức mà Duy Thức hạnh cần đến, đó tức là Kiến đạo. Cuốn “Du Già sư địa luận” có nói rằng: “Đã nhập vào Địa này là đắc kiến đạo rồi, tức là nhập Duy Thức”, tức là chân kiến đạo này đó. Điều này có nghĩa là người không chứng được Như Lai Tạng, thì không được gọi là chân kiến đạo của Biệt giáo Đại thừa. Người không chứng đắc chân kiến đạo này, thì không thể vào Thông đạt vị của Biệt giáo. Thông đạt vị tức là Nhập địa tâm[2] của Sơ địa, tức là sự khởi đầu của chính tu Phật đạo đó. Để cầu chứng Tàng Thức mà huân tu hiện quan Không tướng của Uẩn Xứ Giới, và huân tu “tri kiến thân chứng Tàng thức Không tính”, đó tức là Tứ gia hành vậy.
Thứ ba là Thắng giải hành vị, tức là nói người học sơ chứng Tàng Thức Tự Tâm, sau khi vào chân kiến đạo vị của Biệt giáo Đại thừa, chứng được Tổng tướng trí Bát Nhã, gọi là chân kiến đạo Thất trụ (ở Thất trụ vị), chứng được Vô phân biệt trí căn bản. Dựa vào cái Căn bản trí này mà thực tập quán hành trong Duy Thức tính và Duy Thức tướng, huân tập Chủng trí, sinh khởi Vô phân biệt trí hậu đắc, những thứ này đều thuộc về Biệt tướng trí Bát Nhã. Người thông đạt đến đây, tức là nhập vào Sơ địa rồi, nên gọi là Thông đạt vị. Bắt đầu từ chân kiến đạo ở Thất trụ vị, có thể dần dần sinh khởi Thắng giải và Thắng hành đối với các kinh Tam Thừa, không phải là chỉ thực hành thông qua ức đoán và không có gốc rễ, cho nên mới gọi là Thắng giải hành vị.
Thứ tư là Tu đạo vị. Trong giai đoạn Tu đạo vị này, bắt đầu từ Sơ địa, kết thúc ở Đẳng giác vị. Ở đây thì tu các đạo nào? Đó là nhập Nhân quả phần, tu Sai biệt phần và Tam học phần, đó là tu đạo trong 11 vị này (từ Sơ địa đến Đẳng giác), tức là Duy Thức hành đó.
Thứ năm là Cứu cánh vị, là nói viên mãn Quả Địa trí và Quả Địa đoạn, đi đến tột cùng không còn dư thừa, cho nên mới có tên là Cứu cánh vị, tức là Duy Thức quả vậy. Điều này nghĩa là: Nếu như người tu hành không tuân dựa theo Ngũ vị của Duy Thức biệt giáo để tu học viên mãn hai môn Duy Thức chân thực và Duy Thức hư vọng thì không thể nào thành tựu được Phật đạo cứu cánh. Hai môn này đều lấy Tâm Như Lai Tạng của Duy Thức chân thực làm căn bản. (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 174-175, NXB Chính Trí ấn hành).
Cái Tâm Thể Vô Niệm mà tông môn Đại thừa chứng ngộ được chính là “Như Lai Tạng, Tâm, A Đà Na, A Lại Da, Vô Cấu Thức, Chân Như, Sở Tri Y” nói trong các kinh hệ Duy Thức, cũng là Không tính nói trong các kinh Bát Nhã, cũng là cái “Thức trong ‘Danh Sắc duyên Thức’, Bản Tế Niết Bàn, Hữu Phân Thức, Thức, Hân A Lại Da, Hỷ A Lại Da” mà các kinh A Hàm có đề cập đến. Các tên gọi này đều là chỉ thức thứ 8 của chúng sinh hữu tình[3]. Thức này từ vô lượng kiếp đến nay mãi không khởi niệm, không tương ứng (tiếp xúc, tương tác) với ngôn ngữ, không tương ứng với kiến văn giác tri (của chúng sinh hữu tình), không từng tạm sinh khởi một niệm phân biệt trong Lục trần, cho nên gọi là Tâm Thể Vô Niệm.
Cái thể tính vô niệm, từ vô thủy kiếp đến nay đã như thế rồi, không phải vì nhờ Thiền tu mà sau này mới như thế. (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 253, NXB Chính Trí ấn hành).
Như vậy, cái đạo thành Phật lấy việc thân chứng A Lại Da thức làm nhân. Trong kinh Hoa Nghiêm cũng nói rằng: Người chứng đắc A Lại Da thức là có thể giành được cái trí Bản Giác, tức là có thể chứng thực rằng: Người chứng đắc A Lại Da thức tức là người khai ngộ trong pháp Đại thừa, tức là người chân kiến đạo trong pháp Đại thừa. Trong kinh lại nói người chứng được A Lại Da thức mà có thể chuyển y Pháp tính Chân Như hiển hiện trên thức này, có thể an nhẫn mà không thoái thất, tức là thánh nhân, thì nên biết rằng khi thân chứng được A Lại Da thức tức là khai ngộ kiến đạo rồi, cũng nên biết rằng ngoại trừ việc này ra, thì không còn cái chân kiến đạo nào khác trong chính pháp của Biệt giáo Đại thừa nữa. (trích từ “Chân giả khai ngộ” của Đạo sư Bình Thực, trang 427, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).
Cũng có nghĩa là lấy thức thứ 8 này làm nòng cốt để trở thành một hệ thống Phật pháp hoàn chỉnh tựa như một tòa bảo tháp: “Lấy Tâm thể A Lại Da thức làm nền tảng để tu hành, A Lại Da Thức tịnh trừ sự hiện hành của Phiền não chướng mà chuyển biến lên trên, trở thành Dị Thục thức, rồi lại tịnh trừ các tập khí chủng tử của Phiền não chướng và Vô minh tùy miên của Sở tri chướng mà chuyển biến lên trên trở thành Vô Cấu thức. Vô Cấu thức cũng là Chân Như. Dị Thục thức cũng chính là Chân Như. Cái A Lại Da thức của chúng sinh tầng dưới cũng là Chân Như. Niết Bàn dựa vào thức thứ 8 mà có, Phật pháp trong Duyên khởi và Tính không cũng dựa vào thức thứ 8 này mà có. Tất cả mọi pháp đều hồi quy về thức thứ 8, ngoài ra không còn Phật pháp nào khác”. Có thể được như thế, thì cả hệ thống Phật pháp đã có thể quán thông hòa hợp rồi, có thể làm cho chính pháp của Phật giáo hiện đại quay trở về với nội hàm của chính pháp thời đại Thế Tôn rồi. (trích từ “Chân giả khai ngộ” của Đạo sư Bình Thực, trang 216-217, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).
[1] Chú thích của dịch giả: Chứng ngộ Tự Tâm Như Lai Tạng trong Thiền tông gọi là Minh Tâm, là khai ngộ. Đây mới là nghĩa “giác ngộ, khai ngộ” thực sự ở bước ban đầu trong đạo Phật, chứ không như giới Phật giáo hiện nay sử dụng từ “khai ngộ, giác ngộ” một cách bừa bãi, không đúng bản chất sự việc, thậm chí chỉ cần ai đó cắt tóc xuất gia, hoặc đọc được vài cuốn kinh hoặc luận giải của một số hòa thượng, mới chỉ hiểu được một số lý lẽ cơ bản của Phật pháp đã tự coi là “giác ngộ” rồi. Việc “Minh Tâm, khai ngộ, chứng ngộ Chân Tâm Như Lai Tạng” xảy ra sau khi hành giả tu Lục trụ vị mãn tâm, hội tụ đủ các điều kiện cần thiết của việc chứng ngộ, bước vào Thất trụ vị, trở thành Bồ Tát bất thoái chuyển. Còn việc “Nhãn kiến Phật tính” hay “Kiến Tính – kiến tánh” là chỉ hành giả đã đích thân chứng ngộ, nhìn thấy được Phật tính ở Thập trụ vị. Khoảng cách giữa Minh Tâm và Kiến Tính là khá xa trong bước đường tu hành của Bồ Tát đạo, nhưng do nhiều người xưa không nắm rõ quy trình thứ tự, hoặc biết mà nói tắt thành “Minh Tâm Kiến Tính”, người đời nay càng không hiểu ý, dẫn đến lẫn lộn, nhầm lẫn cho rằng Minh Tâm tức là Kiến Tính, kỳ thực là nội dung, chứng lượng, phúc đức, công đức… khác nhau rất nhiều.
[2] Chú thích của dịch giả: Mỗi địa (cảnh giới) đều được chia thành 3 giai đoạn: Nhập địa tâm, Trụ địa tâm và Mãn địa tâm. Tu xong Mãn địa tâm ở địa dưới mới chuyển lên Nhập địa tâm ở địa trên. Tất cả các quá trình đó đều phải có bậc chân thiện tri thức dẫn dắt.
[3] Chú thích của dịch giả: Thức thứ tám Như Lai Tạng này còn có rất nhiều tên khác, tùy theo hoàn cảnh, công năng mà đặt tên khác nhau như: Phi Tâm Tâm, Bản Địa Phong Quang, Mạc Tà Kiếm, Vô Tâm Tướng Tâm, Vô Phân Biệt Tâm, Vô Danh Tướng Pháp, Vô Niệm Tâm, Chân Tâm, Chân Ngã, Pháp, Đại Pháp, Thử Kinh, Kim Cương Tâm…
Lượt xem trang: 0