Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

VII. LI KT

 

Khi Thế Tôn thành Phật, nhận thấy chúng sinh ở đất này khó độ, nên muốn thủ chứng Niết Bàn, đó là vì đạo thành Phật vô cùng khó tuyên thuyết, chúng sinh vô cùng khó mà tin theo. Sau đó, nhờ có Đại Phạm Thiên ra sức thỉnh cầu, thì Thế Tôn mới lưu lại nhân gian, nhưng không thể không nghĩ đến việc nên làm thế nào để thuyết pháp cho chúng sinh, cho nên đã quan sát chư Phật đời quá khứ đã lợi lạc chúng sinh như thế nào, cuối cùng mới bày đặt ra thuyết pháp Tam hội, từ nông đến sâu, lần lượt phương tiện dẫn dắt chúng sinh vào pháp liễu nghĩa Đại thừa. Đầu tiên, Thế Tôn nói về sự tu chứng Niết Bàn để chúng đệ tử có thể giải thoát khỏi sinh tử, sinh khởi đại tín. Tiếp đến, Thế Tôn tuyên giảng về Trung đạo Bát Nhã, khiến các đệ tử chứng biết được Chân Tướng của Pháp giới, khiến họ hiểu rằng giải thoát (trước đây mà họ chứng được) không có nghĩa là thân chứng Thực Tướng Pháp giới. Cuối cùng, Thế Tôn mới tuyên thuyết về Phương Quảng Duy Thức giáo, khiến cho (thánh đệ tử) hiểu biết được nội hàm của Nhất thiết Chủng trí mà đạo thành Phật dựa vào, để họ tiến tu Vô sinh Pháp nhẫn ở chư địa, cuối cùng thành tựu Phật đạo. Đó là quá trình lần lượt có thứ tự dẫn dắt người học Phật vào trong giáo pháp Đại thừa, cuối cùng viên thành Phật đạo. Đây chính là nguồn gốc của Tiệm giáo vậy. (trích từ “A Hàm chính nghĩa” của Đạo sư Bình Thực, tập 1, trang 106, NXB Chính Trí ấn hành).

Các Pháp nghĩa mà kinh Tứ A Hàm nói đến lấy Nhị thừa Bồ Đề làm chính. Nhị thừa Bồ Đề tức là pháp nghĩa của đạo Giải thoát, chuyên thuật về pháp nghĩa đạo Giải thoát để thoát khỏi phân đoạn sinh tử, không có nội hàm về thực chứng Thực Tướng của pháp giới vạn pháp, cho nên nó không có quan hệ trực tiếp với đạo Phật Bồ Đề trong đạo thành Phật, bởi vì đạo thành Phật là phải bắt đầu từ thân chứng thức thứ 8 Như Lai Tạng cội nguồn của vạn pháp.

Pháp nghĩa của các kinh Đại thừa mà Phật giảng trong thời kỳ Nhị chuyển pháp luân, Tam chuyển pháp luân là lấy đạo thành Phật làm chính. Đạo thành Phật của Đại thừa thì lấy trí tuệ Phật Bồ Đề làm chính, lại bao hàm cả đạo Giải thoát của Nhị thừa Bồ Đề. Do nên đạo thành Phật Đại thừa không chỉ có tu chứng Tổng tướng trí, Biệt tướng trí Bát Nhã Thực Tướng nói đến trong các kinh dòng Bát Nhã thuộc Nhị chuyển pháp luân, mà hơn nữa còn phải cầu chứng Nhất Thiết Chủng trí tăng thượng tuệ học. Bát Nhã thì phải bắt đầu từ thân chứng Như Lai Tạng, dựa vào Như Lai Tạng đã chứng được mới có thể hiện quan nghĩa lý Thực Tướng Trung đạo của Như Lai Tạng. Còn Nhất Thiết Chủng trí tăng thượng tuệ học chính là diệu nghĩa Tự tính Như Lai Tạng nói trong các kinh thuộc dòng Tam chuyển pháp luân và lấy tăng thượng tuệ học như Nhất thiết Chủng tử mà Như Lai Tạng hàm chứa làm gốc. Vì đã thân chứng đầy đủ Nhất thiết Chủng tử hàm chứa trong Tâm thể Như Lai Tạng cội nguồn của vạn pháp, cho nên gọi là viên mãn thành tựu Nhất Thiết Chủng trí, tức là thành Phật.

Như vậy, tổng hợp cả trí tuệ Đạo Giải thoát, Tổng tướng trí Bát Nhã, Biệt tướng trí Bát Nhã và trí tuệ của Nhất Thiết Chủng trí mới có thể gọi là đạo thành Phật, chứ không phải như một số pháp sư, học giả chỉ coi đạo Giải thoát của Nhị thừa Bồ Đề gọi là đạo thành Phật được đâu. Nếu không thì tất cả mọi La Hán lẽ ra cũng đều đã thành Phật cả rồi! Thế nhưng chúng ta quan sát đều thấy tất cả các vị La Hán đều không phải là Phật, cũng chẳng có một vị La Hán nào dám tự xưng mình đã thành Phật sau khi Phật Thế Tôn nhập diệt. Do đó, nên biết rằng đạo thành Phật đã bao gồm cả đạo Giải thoát của Nhị Thừa Bồ Đề, cũng hàm chứa cả các trí tuệ như Tổng tướng trí Bát Nhã, Biệt tướng trí Bát Nhã và Nhất Thiết Chủng trí không có trong Nhị thừa của Biệt giáo Đại thừa. Có đầy đủ những trí tuệ như thế mới gọi là thành Phật. (trích từ “A Hàm chính nghĩa” của Đạo sư Bình Thực, lời tựa, trang 3-4, NXB Chính Trí ấn hành).

Sau khi bạn đem chính tri chính kiến và thực tế của đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát tiến hành thân chứng và quán thông, thì bạn đã hiểu rất rõ nội hàm và thứ tự của Phật pháp rồi. Từ đó trở đi, pháp này thông với pháp kia, pháp kia thông với pháp này, các pháp hỗ thông với nhau. Có một câu ngạn ngữ Đài Loan nói rằng: “Nhất lý thông, vạn lý triệt”, chính là nói ý này vậy. Như thế mới là công đức thân chứng Phật pháp. Sau khi bạn đã thực chứng Phật pháp, xuất thế hoằng dương hai đạo chủ yếu này - tức đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát, sẽ hoàn toàn dựa vào chỉ ý chân thực của Phật Đà để hoằng dương. Việc bố thí Phật pháp như thế mới có thể gọi là bố thí pháp Cam Lộ chân chính. (trích từ “Cam lộ pháp vũ” của Đạo sư Bình Thực, trang 60, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0