Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

V. NI HÀM VÀ TH BC TU HC CA ĐẠO GII THOÁT

 

Nội hàm của Phật pháp chỉ có hai đạo chủ yếu: Đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát. Ngoài 2 loại này ra, không còn Phật pháp nào khác. Đạo Giải thoát là nói: đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp, trong pháp Thanh Văn chính là phiền não mà bậc Sơ quả cho đến Tứ quả phải đoạn. Phiền não mà bậc Sơ quả đoạn trừ được là Tam phọc kết, tức là Ngã kiến, Nghi kiến và Giới cấm thủ kiến. Phiền não mà bậc Nhị quả phải đoạn trừ là giảm bớt đi được tham trước phiền não ở cõi Dục giới, khiến cho tham sân si nhạt dần, còn gọi là Bạc Tham Sân Si. Phiền não mà bậcTam quả đoạn trừ được là Ngũ hạ phân kết, tức là Dục tham, Sân khuể, Ngã kiến, Giới cấm thủ kiến và Nghi kiến. Phiền não mà bậc Tứ quả cần đoạn diệt được là Ngũ thượng phân kết, tức là Sắc giới tham, Vô sắc giới tham, Điệu cử[1], Mạn, Vô minh. (trích từ “Cam lộ pháp vũ” của Đạo sư Bình Thực, trang 1 phần lời Tựa, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

Người Thanh Văn tu đạo Giải thoát như thế nào? Đó là họ quan sát như thực Ngũ uẩn, Nhị thập xứ, Thập bát giới của chúng ta trong quá trình đi đứng nằm ngồi, thấy tất thảy đều là Vô thường, là Không. Họ hiểu rõ như thực sắc thân không phải là Ngã, không phải là Ngã sở, sắc thân là Vô thường, là Không. Họ còn biết rõ như thực cái Tâm kiến văn giác tri của chúng ta – cũng chính là Thức uẩn – là Vô thường, là Không, là pháp biến dị. Vì thế cho nên họ đoạn được Ngã kiến. Sau khi đoạn được Ngã kiến, thì họ lại tu trừ nốt cái chấp trước vào tự ngã (tức Ngã chấp), sau đó là trở thành A La Hán. Sau khi thành La Hán, Ngã chấp đã đoạn rồi, tham ái trong Tam giới cũng đoạn rồi, thì khi xả báo họ sẽ không còn thụ sinh nữa, không còn đi đầu thai nữa, Uẩn Xứ Giới tất cả đều biến mất không còn nhìn thấy, đó gọi là Vô dư y Niết Bàn, gọi tắt là Vô dư Niết Bàn. Khi đó, quả Giải thoát được coi là đã tu chứng hoàn tất.

Phiền não trong Tam giới của anh ta đã được đoạn tận, nên sau khi xả báo có thể thoát lìa Tam giới. Nhưng khi anh ta vẫn còn chưa xả báo, thì anh ta phải đi độ chúng sinh – độ chúng sinh một cách tùy phận tùy duyên. Trước khi anh ta nhập Niết Bàn vô dư, tuy không còn phiền não, nhưng giống như chúng ta, anh ta vẫn phải chịu gió lạnh, khổ nóng, đói khát, đau ngứa, các loại hành khổ của sắc thọ tưởng thức uẩn…, nhưng đối với anh ta mà nói thì đó không phải là đại khổ, cho nên gọi là “chỗ nương dựa của chút khổ”, nghĩa là anh ta vẫn còn có nỗi khổ nhẹ nhàng này làm sở y (chỗ nương dựa), vì thế gọi là Niết Bàn hữu dư y (gọi tắt là Niết Bàn hữu dư hay Hữu dư Niết Bàn). Khi anh ta xả báo, xả bỏ hết Thập bát giới, thì những nỗi khổ nhẹ này cũng xả hết, thì gọi là Niết Bàn vô dư y, đó chính là sự giải thoát mà người Nhị thừa Bồ Đề chứng được. (trích từ “Tà kiến và Phật pháp” của Đạo sư Bình Thực, trang 14-15, Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

Còn quả giải thoát của Duyên Giác thừa thì khác với Thanh Văn thừa. Nó cũng là Niết Bàn hữu dư và Niết Bàn vô dư, nhưng là thông qua sự hiện quan Duyên khởi tính không để chứng quả giải thoát. Vậy Duyên khởi tính không là gì? Đó chính là tu Thập nhị chi duyên khởi, gồm Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thụ (Thọ), Thụ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão tử. Đây chính là nói về đạo lý có cái này thì có cái kia, đó chính là nguyên nhân khiến cho chúng sinh luân hồi sinh tử đấy! Bởi vì có Vô minh cho nên mới có Tâm hành, có Tâm hành cho nên nhất định sẽ có Danh Sắc – tức chắc chắn sẽ đi đầu thai. Chính vì có đầu thai thụ sinh, Danh Sắc có đầy đủ rồi cho nên mới có Lục thức. Vì có Lục thức và Danh Sắc rồi thì sẽ có Lục nhập (sắc thanh hương vị xúc pháp), sau đó vì có Lục nhập mà có Xúc, cứ thế cho đến sinh lão bệnh tử ưu bi não khổ. Đó là vì có cái này cho nên mới sinh ra cái kia. Sau khi họ đã hiện quan được như thế, cuối cùng thì nói rằng: cái này diệt thì cái kia diệt. Chúng ta diệt trừ được Vô minh rồi, thì cái Hành của Tâm sẽ không còn xuất hiện nữa. Tâm hành mà bị diệt thì không còn đi đầu thai nữa. Đã không đi đầu thai thì Danh Sắc cũng bị diệt rồi. Danh Sắc bị diệt thì đương nhiên sẽ không có sắc thân và Lục thức của đời sau sinh ra. Cái này diệt thì cái kia diệt, cứ thế cho đến Sinh diệt thì Lão tử ưu bi não khổ đều bị diệt. Cái đó gọi là Duyên khởi tính không.

Mười hai hữu chi này tất tần tật đều là vì Duyên mà có, chứ không phải vốn dĩ mà có, đều là do chúng duyên tập hợp mà thành, thì mới có Mười hai hữu chi này, vì thế mà chúng sinh luân hồi sinh tử. Sau khi họ hiện quan như thực như vậy xong, biết rõ được đạo lý chân thực về Duyên khởi tính không, biết rõ được đạo lý cái này diệt thì cái kia diệt, hiện quan như thực xong, thì khi xả báo cũng sẽ nhập Niết Bàn vô dư , không còn luân hồi sinh tử nữa. Đó chính là đạo Giải thoát của Duyên Giác thừa. (trích từ “Tà kiến và Phật pháp” của Đạo sư Bình Thực, trang 15-16, Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: “Điệu cử” có người nói thành “Trạo cử” không có gì sai, vì như lý do ở trên, tiếng Hán thời kỳ trung Đường trở về trước, phụ âm đ- vần còn tồn tại, đến thời vãn Đường trở về sau mới đọc thành tr-.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0