Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

2. “Pháp vô ngã” ca Đạo Pht B Đề hàm cha “Pháp vô ngã” Đạo Gii thoát

Cái trí tuệ Pháp vô ngã của Thanh Văn thừa tức là “chư pháp vô ngã” trong Tam pháp ấn. Các hành giả Thanh Văn đó chứng nghiệm được nhân vô ngã trong Ngũ uẩn, Thập nhị xứ, Thập bát giới xong, sau đó dựa trên nền tảng trí tuệ nhân vô ngã của Uẩn Xứ Giới đó, hiện tiền quan sát (nhìn thấy trước mắt) trong các pháp mà Uẩn Xứ Giới triển chuyển sinh ra không có cái Ngã bất hoại nào, nhờ thế mới đoạn trừ được Ngã chấp trở thành A La Hán, nhưng vẫn không hề biết cái nhân duyên khởi, duyên diệt của chư pháp – tức là Tàng Thức Thực Tướng. Do đó mà không tương ứng với trí tuệ Bát Nhã Đại thừa, thành ra ai ai (La Hán nào) cũng sợ gặp phải đại sĩ Duy Ma Cật[1]. Thế nhưng bậc vô học Thanh Văn lại có thể tuyên thuyết chư pháp vô ngã cho chúng sinh, do đó mới gọi là trí tuệ pháp vô ngã của Thanh Văn, anh ta không chỉ đắc Tận trí mà còn đắc Vô sinh trí, đó là cái thuyết thông về “Trí tuệ pháp vô ngã Thanh Văn”.

Còn trí tuệ pháp vô ngã của Duyên Giác thừa cũng không tách rời “chư pháp vô ngã”. Những hành giả theo Duyên Giác thừa dựa trên chính quan về duyên khởi trong Thập nhị nhân duyên, chứng ngộ sâu sắc rằng trong chư pháp không có cái ngã thường hằng tự tại (tồn tại mãi mãi), đều giống với duyên khởi, duyên diệt trong Uẩn Xứ Giới. Thế nhưng, người Duyên Giác thừa hiện quan từ trong pháp duyên khởi thấy “THỨC (A Lại Da) duyên Danh Sắc (Ý căn và trứng thụ tinh) và Danh Sắc duyên THỨC”, do đó có thể hiểu biết được Vô minh nó thường trú trong A Lại Da thức rồi tồn tại kéo đến hậu thế (đời sau) mà hiện hành (phát tác). Cái trí tuệ đó của Duyên Giác quả là thâm sâu, La Hán của Thanh Văn thừa không thể biết được đến trí tuệ này. Tuy là như thế, nhưng vì còn chưa thể tự chứng được Tự Tâm A Lại Da, cho nên cũng không thể chứng nhập được cái lý Trung quán Bát Nhã mà Bồ Tát thuyết giảng. Do vậy, Bích Chi Phật (tức Duyên Giác) có thể tuyên thuyết chính quan duyên khởi trong Thập nhị nhân duyên –THỨC duyên Danh Sắc và Danh Sắc duyên THỨC cho mọi người. Đó là cái thuyết thông về “Trí tuệ pháp vô ngã của pháp Duyên Giác”.

Bậc vô học Nhị thừa có trí tuệ Pháp vô ngã như thế, nhưng trí tuệ Pháp vô ngã này chưa tương ứng (tương thông, cảm ứng) với (trí tuệ) Bát Nhã Thực Tướng, không thể chứng biết Thực Tướng của chư pháp vô ngã, không thể chứng biết tính vô ngã của pháp tính của chư pháp, do đó không phải là (trí tuệ) Pháp vô ngã thực sự. Bồ Tát thì không như vậy, Ngài có thể dựa vào Tàng Thức Tự Tâm mà thân chứng và lĩnh ngộ được tính của nó, chứng được tính vô ngã của pháp tính Tàng Thức, chứng biết được tính vô ngã của Thập bát giới, Ngũ uẩn, Thập nhị xứ mà Tàng Thức sinh ra, lại cũng có thể chứng biết được tất thảy các pháp mà Tàng Thức Tự Tâm và Uẩn Xứ Giới cùng triển chuyển xoay vần sinh ra đều không có cái ngã thường hằng bất hoại. Trí tuệ pháp vô ngã của Bồ Tát như thế, dưới từ Ngũ pháp, Tam tự tính, 7 loại Tính tự tính, 7 loại Đệ nhất nghĩa, 2 loại Đạo Chủng trí mà Pháp vô ngã có được thuộc về Bát thức tâm vương mà Bồ Tát sơ địa chứng được; trên đến 2 loại chuyển y cứu cánh, 4 loại Viên Tịch, Nhất Thiết Chủng trí trong Tứ trí viên minh của chư Phật đều gọi là trí tuệ Pháp vô ngã Đại thừa. Bồ Tát nương theo trí tuệ Pháp vô ngã mà mình chứng được, có thể tuyên thuyết cho mọi người, cho nên gọi là thuyết thông về “Trí tuệ pháp vô ngã của Đại thừa”, nội dung của nó hàm chứa trí tuệ Pháp vô ngã trong “chư pháp vô ngã” của Nhị thừa. (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 54-56, NXB Chính Trí ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: Bồ Tát Duy Ma Cật sinh bệnh, Thế Tôn lần lượt sai các đại đệ tử (La Hán) thay mình đi thăm bệnh, nhưng ai nấy đều viện lý do này nọ mà khước từ, vì sợ không đối đáp được với Bồ Tát Duy Ma Cật, bởi trong quá khứ đã từng gặp phải chuyện đó rồi nên sinh tâm lý ngại ngùng.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0