Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

3. Pht tha duy nht chia làm Tam tha là do t bi nhiếp chúng

Cần quan sát như thế này: việc phân tông lập phái, dừng bước tự phong trong Phật pháp Đại thừa thực chất là tự giới hạn việc kiến đạo, tu đạo của bản thân, không đem lại ích lợi gì cho người khác. Những người ngộ sai lầm nếu càng cho rằng mình đúng, kẻ khác sai, lấy cái tông nghĩa hiểu sai của mình để phủ nhận các tông phái khác (cho họ là sai lầm), thì sẽ trở thành những kẻ phá pháp, sẽ càng gây chướng ngại cho đạo nghiệp của mình và người, đều là có hại mà không có lợi với mình và với người. Từ chính lý này mà tôi tuyên bố rằng: “Phật pháp Đại thừa phải bao hàm cả pháp môn kiến đạo, pháp môn tu đạo của cả Giải thoát quả và Phật Bồ Đề quả, không nên phân tông lập phái, mình đúng người sai. Tất cả những người ngộ đều nên kiểm dị biện ma (kiểm tra sự khác lạ và phân biệt các loại ma), tẩn trừ các tà tri, tà kiến ra ngoài Phật môn, để cho người và trời được yên.

Lại nữa, việc Phật pháp chia làm Tam thừa chỉ là một thứ phương tiện (công cụ), bản chất vẫn chỉ là Nhất thừa – là Phật thừa duy nhất mà Đại thừa biệt giáo tu chứng – vì nó đã bao gồm cả đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát trong đó. Chẳng qua vì những người mong muốn gấp rút thoát khỏi Tam giới (nên Phật Thế Tôn mới tách riêng) để khiến họ chứng được quả Giải thoát trước – tức Nhị thừa Bồ Đề. Sau khi chứng được quả Giải thoát, thì họ mới tin lời Phật nói là chân thực bất hư (đúng đắn không sai), tin là Phật pháp quả thực có thể chứng được, từ đó mới dám hồi tâm về với Đại thừa, tu học quả Phật Bồ Đề của Biệt giáo – tu Nhất Thiết Chủng trí vô sinh Pháp nhẫn. Với lòng từ bi và trí tuệ khéo léo, từ Phật thừa duy nhất mà Phật Thế Tôn đã đem một chia làm ba, thành ra mới có cái sự khác nhau và giống nhau trong Tam thừa Bồ Đề, chứ thực tế chỉ có một Phật thừa duy nhất, không hề có cái gọi là Nhị thừa, Tam thừa. Như thế mới là nghĩa chân thực nói trong Chung giáo (Viên giáo) ở “Kinh Pháp Hoa”.

“Kinh Đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết” quyển 2 viết rằng: “Lúc đó, Thánh giả Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát bạch Phật nói rằng: ‘Thưa Thế Tôn, nếu như không có sự khác biệt gì trong Tam thừa, vì sao Như Lai lại thuyết pháp Tam thừa cho các chúng sinh? Mà nói đây là Thanh Văn học thừa? Mà nói đây là Duyên Giác học thừa? Mà nói đây là Bồ Tát học thừa?’ Phật mới nói cho Văn Thù Sư Lợi rằng: ‘Chư Phật Như Lai nói về Tam thừa là nói về sự khác biệt ở Địa, không phải là nói về sự khác biệt ở Thừa. Tam thừa mà chư Phật Như Lai nói ở đây là nói về sự khác biệt ở Pháp tướng chứ không phải là sự khác biệt ở Thừa. Chư Phật Như Lai nói về Tam thừa là nói về sự khác biệt ở Người, chứ không phải là sự khác biệt ở Thừa. Chư Phật Như Lai nói về Tam thừa là để thị hiện về công đức ít, công đức biết nhiều. Chứ trong Phật pháp không có sự khác biệt về Thừa. Vì sao lại thế? Là vì tính Pháp giới không có sự khác biệt nào. Này Văn Thù Sư Lợi, chư Phật Như Lai nói về Tam thừa là để các chúng sinh đều biết đường mà vào cửa pháp của chư Phật Như Lai, để cho chúng sinh dần dần đi vào pháp môn Đại thừa của chư Phật Như Lai. Nó cũng giống như việc đi học các kỹ năng, phải tu học theo từng cấp bậc’.”

Trong tu chứng của pháp môn biệt giáo Đại thừa vốn đã bao hàm cả sự tu chứng quả Giải thoát của Nhị thừa Bồ Đề mà cũng hiển thị đầy đủ nội dung của đạo Phật Bồ Đề, như thế thì việc gì phải lập riêng pháp Nhị thừa Bồ Đề? Mà sinh ra (cái gọi là) Bồ Đề Thông giáo? Tất cả những cái đó đều là vì Bồ Đề Biệt giáo khó ngộ khó chứng. Những người chưa ngộ được mà nghe thấy sẽ vô cùng khó tin khó hiểu, thì làm sao có thể tu chứng được. Chẳng thà tuyên giảng về Nhị thừa Bồ Đề trước đã, cho nên mới xây dựng riêng ra Nhị thừa Bồ Đề, vì nó dễ hiểu, dễ tu, dễ chứng. Chứng được xong rồi, sẽ quan sát thời cơ, nhân duyên, rồi mới dần dần dẫn nhập vào đạo Phật Bồ Đề - để họ tu Trung quán Bát Nhã của Tự Tâm Như Lai Tạng, cho đến tu Nhất Thiết Chủng trí vô sinh Pháp nhẫn trong Tự Tâm Như Lai Tạng. Chính vì lẽ đó mà Thế Tôn xem cơ mà dạy, căn cứ vào sự khác biệt về căn cơ, khác biệt về cảnh giới, khác biệt về pháp tướng, khác biệt về công đức mà đem Phật Thừa duy nhất một chia thành ba, tạo nên sự khác biệt của Tam thừa Bồ Đề. Thế nhưng, Tam thừa Bồ Đề đều cùng là một pháp giới tính – Như Lai Tạng Tính, đều dựa vào Tàng Thức mà hình thành nên. Mà thể tính Tàng Thức pháp giới vốn không có sự khác biệt nào hết, cho nên không nên chia thành Tam thừa. Nay pháp môn Biệt giáo Đại thừa của ta đã bao hàm cả Tam thừa Bồ Đề, đầy đủ viên mãn rồi, thì tại sao lại cần phải chia làm Tam thừa nữa? Cho nên, cần phải dựa vào pháp môn Biệt giáo để tu chứng Phật pháp toàn diện, vốn dĩ không cần chia làm Tam thừa Bồ Đề, thì nói gì đến việc chia tông lập phái trong pháp Đại thừa nữa? (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 366-368, NXB Chính Trí ấn hành).

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0