Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
1. Tứ thánh đế của đạo Phật Bồ Đề hàm chứa cả Tứ thánh đế của đạo Giải thoát
Bồ Tát không chỉ dựa vào Nhị thừa pháp tuyên thuyết Tứ thánh đế, tuyên thuyết Bát khổ, Tam khổ, Nhất khổ cho chúng sinh để cho chúng sinh hiểu biết về Khổ thánh đế cho đến Tập diệt đạo đế, mà Bồ Tát còn thuyết giảng Tứ thánh đế dựa theo pháp Đại thừa. Trong Đại thừa, không coi Khổ là Thánh đế, là nói trâu bò, dê, loài người cho đến sinh mệnh hữu tình ở địa ngục đều chịu các loại khổ đau, biết rõ về cái lý vô thường, khổ, không, như thế là có Khổ thánh đế. Tuy nhiên, các loại chúng sinh đó đều không có Khổ thánh đế, vì biết khổ mà không biết làm thế nào để thoát khỏi cảnh khổ. Bậc hữu học, bậc vô học của Nhị thừa Bồ Đề cũng không có Khổ thánh đế, là nói những người không biết hồi tâm đó đều không được biết cũng không được nghe đến (cái gọi là) Như Lai bí tạng –Thực Tướng Tàng Thức Tự Tâm. Còn những người hồi tâm, tuy được nghe đến, nhưng lại không biết cũng không chứng được, lòng muốn tu chứng mà không thể nào chứng được, cho nên mới gọi đó là Khổ. Tu xong và chứng được, có thể tự mình lĩnh ngộ, nhập Bồ Tát số[1], hiện quan sự khổ- không-vô thường-vô ngã của cái Ngã Uẩn Xứ Giới, đó là phải nhờ lấy Tàng Thức Tự Tâm làm nhân thì mới có (quả là) khổ-không-vô thường-vô ngã của Uẩn Xứ Giới; hiện quan (cái) duyên khởi tính không của Uẩn Xứ Giới thì phải dựa vào Tàng ThứcTự Tâm mới có duyên khởi, mới có duyên diệt, mới có Tính không. Bồ Tát hiện quan như thế, chứng thực được Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn chính là Thực Tướng của Khổ thánh đế và Nhân duyên quan của Nhị thừa, (trong khi đó) bậc vô học định tính của Nhị thừa lại không biết, không chứng được cái Thực Tướng này, vì lo sợ cái mê cách âm[2] mà không nguyện muốn tái chịu sinh tử luân hồi. Do Bồ Tát chứng được Thực Tướng này, không lìa thoát khỏi cái mê cách âm mà phát nguyện chịu sinh, chấp nhận vào vòng sinh tử luân hồi, trong lòng không hề sợ hãi. Vì thế, bậc vô học Nhị thừa định tính rất sợ cái khổ sinh tử, (cho nên) họ chỉ có Khổ mà không có Khổ thánh đế. Bồ Tát không sợ cái khổ sinh tử, không chỉ có Khổ mà còn có Khổ thánh đế, vì Bồ Tát hiện quan thấy được bậc vô học Nhị thừa định tính không biết cũng không chứng được Thực Tướng mà sợ cái Khổ sinh tử.
Nói qua về đạo lý Tập diệt đạo đế như sau: Bậc Thanh Văn, Duyên Giác định tính chỉ biết cái lý Khổ tập trong Uẩn Xứ Giới, không biết đạo lý tu tập Bát Nhã chân trí. Nếu như có nghe đến chân trí Bát Nhã Thực Tướng thì sinh ra phiền não, thế là không muốn tu chứng nữa. Cho nên, vì thế mới nói bậc vô học Nhị thừa định tính có Khổ tập mà không có Khổ tập thánh đế trong pháp Đại thừa. Bồ Tát không chỉ hiểu được Khổ tập thánh đế của bậc vô học Nhị thừa định tính mà còn hiểu rõ những người đó bị cái vô thủy Vô minh gây ra chướng ngại nên không biết, không chứng được Thực tướng. Còn Bồ Tát lại đích thân tự chứng được, cho nên Bồ Tát vừa chứng được Khổ tập, vừa chứng được Khổ tập thánh đế trong Pháp Đại thừa. Vì sao lại thế? Là vì Bồ Tát vẫn chưa toàn toàn đoạn trừ hết cái Vô minh vô thủy, cho nên có Khổ tập. Khi đã biết, đã chứng được Thực Tướng thì dần dần tu chứng sâu nữa, cho nên mới có Khổ tập thánh đế.
Bậc vô học Nhị thừa định tính có thể biết được cái cảnh giới diệt trừ khổ tập của Uẩn Xứ Giới nhưng không biết đến cảnh giới diệt trừ vô thủy Vô minh tùy miên hàm chứa trong Tự Tâm Chân Như, cho nên mới nói bậc vô học Nhị thừa định tính không có Diệt thánh đế trong pháp Đại thừa .
Bồ Tát không chỉ hiểu được Diệt thánh đế của Nhị thừa mà còn có thể hiểu được cái lý “diệt tận Vô minh vô thủy tùy miên tức thành Phật đạo”, cho nên mới nói Bồ Tát vừa có Khổ diệt vừa có Khổ diệt thánh đế trong pháp Đại thừa.
Bậc vô học Nhị thừa định tính có thể biết đến cái đạo diệt trừ khổ tập trong Uẩn Xứ Giới – Bát chính đạo, nhưng không biết cái đạo diệt trừ trần sa hoặc vô thủy Vô minh, cho nên không có cái “Đạo thánh đế” của Khổ diệt trong pháp Đại thừa. Bồ Tát không chỉ chứng được cái Đạo diệt khổ của Nhị thừa định tính mà còn chứng được cái Đạo diệt trừ trần sa hoặc của vô thủy Vô minh, đó là do có trí tuệ Bát Nhã Thực Tướng. Cho nên Bồ Tát mới có thể hóa độ chúng sinh chứng ngộ Tự Tâm Chân Như, từ đó phát khởi chân trí, tự biết trong tương lai chắc chắn sẽ thành Phật. Bồ Tát đã biết cái đạo thành Phật, vì biết rõ như thực nên mới nới Bồ Tát có được cái Đạo khổ diệt, cũng có cả Khổ diệt đạo thánh đế trong pháp Đại thừa. (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 52-54, NXB Chính Trí ấn hành).
[1] Chú thích của dịch giả: “Nhập Bồ Tát số” là nói nhập vào hàng ngũ các vị Bồ Tát.
[2] Chú thích của dịch giả: “Cái mê cách âm” ở đây ý nói mỗi người sau khi chết, nếu phúc đủ thì đầu thai sang làm người ở kiếp sau, nhưng vì Ý thức đời trước đã đoạn diệt, nên không nhớ gì về đời trước nữa. Ở đây các La Hán sợ phải tái sinh, vì có mê cách âm nên sẽ quên hết mọi việc ở đời trước, do đó sẽ lại hành các nghiệp thiện ác, tham trước Ngũ dục, khiến cho mình tiếp tục phải luân hồi sinh tử, chịu mọi khổ đau. Nếu lỡ hành đại ác nghiệp mà đời sau nữa phải xuống tam ác đạo thì còn thê thảm hơn. Do đó, các La Hán định tính nếu đã có thành tựu ở đời này thì anh ta nhất quyết sẽ muốn nhập Vô dư Niết Bàn, không còn tái sinh trong đời sau nữa để tránh cái khổ sinh tử.
Lượt xem trang: 0