Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

4. Pháp môn tu hành có ni hàm khác nhau

Thanh Văn thừa nghe Phật thuyết pháp mà biết thế nào là đạo lý về Tứ thánh đế, Bát chính đạo…, hiện quan Uẩn Xứ Giới[1] vô ngã (từ đó mà) thoát ra khỏi phân đoạn sinh tử ở Tam giới. Duyên Giác thừa thì hiện quan bằng pháp Thập nhị nhân duyên mà đoạn trừ được Ngã kiến và Ngã chấp, thoát ra khỏi phân đoạn sinh tử trong Tam giới. Như thế, bậc thánh Nhị thừa Thanh Văn và Duyên Giác, cái mà họ quán hành chính là chư pháp Vô Ngã, hiện quan không có cái Ngã thường hằng bất hoại từ trong các pháp Uẩn Xứ Giới thuộc thế tục pháp trong Tam giới, cho nên thân chứng (tự mình chứng biết) hiện quan Nhân vô ngã. Đối tượng quan sát (quán đến) là các pháp trong Uẩn Xứ Giới, không thể với được tới thức thứ 8 - tâm Thực Tướng của Pháp giới, cũng không thể biết được Uẩn Xứ Giới là được sinh ra từ thức thứ 8. Những điều này là chính lý có thể đích thân tìm thấy được trong các kinh Tứ A Hàm, mà chư pháp trong Uẩn Xứ Giới là thế tục pháp trong Tam giới. Những thứ thế tục pháp này tuyệt đối không có Thực Ngã, cho nên mới gọi là vô thường, khổ, không, vô ngã, chỉ thành tựu hiện quan Nhân vô ngã, không thể thân chứng được Thực Ngã vô cùng tịch tĩnh, thường trụ bất diệt, cho nên mới gọi là chứng được Sinh Không Chân Như mà không gọi là đã chứng được Pháp Không Chân Như. (trích từ “Chân giả khai ngộ” của Đạo sư Bình Thực, trang 349, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

Nội dung hành môn của pháp Đại thừa là Thắng nghĩa đế. Vậy Thắng nghĩa đế là gì?

Cái này gọi là kiến đạo trong pháp Đại thừa, không chỉ hiện quan được Thế tục đế, mà hơn thế nữa còn chứng được cái Nhân vạn pháp duyên khởi - duyên diệt mà trong Thế tục đế thường nói – tức Như Lai Tạng – tức là phải thân chứng được cái cội nguồn của Thế tục đế, cội nguồn của vạn pháp. Điều này có nghĩa là, nếu như không có Thắng nghĩa đế thì không có Thế tục đế, cho nên Thế tục đế lấy Thắng nghĩa đế làm chủ thể. Vì sao lại thế? Vì các pháp Uẩn Xứ Giới mà Thế tục đế quán sát và các pháp như Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Thập nhị nhân duyên của Thế tục đế phải dựa nhờ vào Uẩn Xứ Giới mới có, chúng đều được sinh ra từ Như Lai Tạng. Nếu không có Như Lai Tạng làm chủ thể (bản thể) của pháp duyên khởi thì cũng không có các pháp của Uẩn Xứ Giới. Nếu không có các pháp của Uẩn Xứ Giới thì không có cái chính lý (lẽ chân thật) vạn pháp duyên diệt trong Nhị thừa Bồ Đề của Thế tục đế. Cho nên mới nói Thế tục đế dựa vào Uẩn Xứ Giới mà có. Uẩn Xứ Giới thì nhờ Như Lai Tạng mới được sinh ra. Vì thế mà nói rằng, Nhất thiết pháp (tất thảy mọi pháp) tức là Như Lai Tạng, Nhị thừa Bồ Đề của Thế tục đế lấy Đại thừa Thắng nghĩa đế làm lý thể. (trích từ “Chân giả khai ngộ” của Đạo sư Bình Thực, trang 351, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: Uẩn Xứ Giới là danh từ gọi tắt của Ngũ uẩn, Thập nhị xứ, Thập bát giới.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0