Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

3. Trí tu chng được nông sâu khác nhau

Phật Bồ Đề có đủ cả Nhất Thiết trí và Nhất Thiết Chủng trí, chí cao vô thượng (cao không thể cao hơn), cho nên gọi là Đại. Nhất Thiết trí chia làm 10 loại: Thế tục trí, Pháp trí, Loại trí, Khổ đế trí, Khổ tập đế trí, Khổ diệt đế trí, Khổ diệt đạo đế trí, Tri tha tâm trí, Tận trí và Vô sinh trí.

Nhất Thiết Chủng trí là trí tuệ thuộc Nhất thiết Chủng tử giới của Bát thức Tâm vương, trên cơ sở xúc chứng được Như Lai Tạng mà tuần tự tu học, trải qua Tổng tướng trí, Biệt tướng trí Bát Nhã trong Tam hiền vị cho đến Chủng trí của Biệt tướng trí Bát Nhã tu được từ Sơ địa - tức trí tuệ của Nhất Thiết Chủng trí trong Bát thức Tâm vương – Duy Thức bách pháp minh môn, Thiên vạn ức pháp minh môn. Khi tu chứng viên mãn được trí tuệ Nhất Thiết Chủng trí thì đoạn được sinh tử biến dị mà thành Phật đạo. Chân Như ở Phật địa duy chỉ mang theo cựu chủng (giống gốc), sau khi thành Phật thì không còn bị huân tập (hun nhiễm), nên mới gọi là Nhất Thiết Chủng trí. Do Nhất Thiết Chủng trí từ Sơ địa cho đến Đẳng giác Bồ Tát chưa được viên mãn nên mới chỉ gọi là Đạo Chủng trí. Bồ Tát ở quả vị Đạo Chủng trí chỉ có Diệu Quan Sát trí, Bình Đẳng Tính trí từ hạ phẩm đến trung phẩm. Còn Nhất Thiết Chủng trí ở Phật địa thì có đủ Diệu Quan Sát trí, Bình Đẳng Tính trí và Đại Viên Kính trí, Thành Sở Tác trí thượng đẳng cứu cánh viên mãn.

Thập trí của Nhất thiết trí vẫn chỉ là quả vị giải thoát, là tầng thứ mà bậc vô học Tam thừa đều có cả. Bậc hữu học, vô học của Tam thừa thông giáo dựa vào đó mà lập nên các tầng thứ quả vị (cấp bậc tu chứng), hiển thị tầng thứ mà quả Giải thoát tu chứng được, cho nên gọi là Thông giáo. Vì thế, Bồ Tát Đại thừa dựa vào tu chứng của quả Giải thoát thông giáo này mà cũng chia thành Tứ quả, Tứ hướng, không phải chỉ có 52 cấp bậc quả vị trong Biệt giáo. Thập trí trong Nhất Thiết trí đều có đủ, chỉ là cực quả (quả vị cao nhất) của Nhị thừa Bồ Đề, không vượt ra ngoài cảnh giới giải thoát của La Hán và Bích Chi Phật.

Vô dư Niết Bàn của bậc vô học Tam thừa cũng cùng một cảnh giới như vậy, không vượt hơn nó. Cho nên mới nói Nhị thừa Bồ Đề và quả vị giải thoát là những cảnh giới mà tu chứng Tam thừa đều có cả.

Nhất Thiết Chủng trí là quả vị của Phật Bồ Đề, tức Đại Bồ Đề quả, duy chỉ có Biệt giáo Đại thừa mới có, bậc hành nhân định tính Nhị thừa Bồ Đề không cùng có. Đại thừa ngoại trừ dựa vào quả giải thoát Thông giáo hiển thị tầng thứ tu chứng, còn dựa vào tu chứng của Phật Bồ Đề quả, khác với Thông giáo ở chỗ còn lập nên 6 loại Bồ Tát tính thuộc 52 giai vị (cấp bậc), tức gồm Thập tín Phàm phu tính, Thập trú Tập chủng tính, Thập hành Tính chủng tính, Thập hồi hướng Đạo chủng tính, Thập địa Thánh chủng tính, Đẳng giác tính và Diệu giác tính. Như thế, cấp bậc thứ tự của Bồ Tát cũng được xây dựng theo tu chứng của quả Phật Bồ Đề (tăng thượng tuệ học). Cũng vì thế mà tu chứng của Phật Bồ Đề không bao gồm Nhị thừa Bồ Đề nên gọi là Biệt giáo. (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 141-142, NXB Chính Trí ấn hành).

Có rất nhiều người hiểu lầm về Phật pháp, cho rằng chỉ cần tu học thiền định, ngồi thiền liên tục là có thể thoát khỏi Tam giới, là có thể giải thoát. Nhưng trên thực tế, đạo Giải thoát của Thanh Văn Bồ Đề và Duyên Giác Bồ Đề đều thoát khỏi Tam giới dựa vào Bồ Đề tuệ của Thanh Văn và Bồ Đề tuệ của Duyên Giác chứ không phải thoát khỏi Tam giới nhờ vào thiền định. Điều này cũng có nghĩa là, Phật pháp Thanh Văn và Phật pháp Duyên Giác cũng phải dựa vào trí tuệ mới có thể thoát khỏi sinh tử luân hồi của Tam giới. Tuy nhiên, họ dù có thoát khỏi sinh tử luân hồi ở Tam giới thì cũng vẫn không hiểu được Phật Bồ Đề là cái gì? Vẫn không biết Thực Tướng của Pháp giới mà Bồ Tát của Đại thừa chứng được, cũng có nghĩa là họ không biết Chân Như và Phật tính là cái gì? Nhưng ngược lại, Bồ Tát lại có thể chứng được Thanh Văn Bồ Đề và Duyên Giác Bồ Đề mà thoát khỏi Tam giới, cho nên mới nói đạo Giải thoát là ba thừa cùng chung.

Nhưng trong pháp Đại thừa, Bồ Tát tu học Phật Bồ Đề, muốn thành tựu viên mãn Đại Bồ Đề quả trong Phật địa thì lại không cộng thêm Nhị thừa, bởi vì sự viên mãn của Bồ Đề quả là Phật địa cứu cánh. Còn những gì mà Phật Bồ Đề quả tu chứng được, tất cả đều thuộc Bát thức Tâm vương, 51 tâm sở hữu pháp, 11 sắc pháp, 24 tâm bất tương ứng hành pháp, 6 vô vi pháp của bản thân chúng sinh hữu tình. Trong các pháp này, cái quan trọng nhất cũng là cái cơ bản nhất chính là Thức thứ 8 A Lại Da. Cái thức A Lại Da này còn gọi là Như Lai Tạng. Bởi vì nó tàng chứa những công năng có thể giúp chúng ta đạt được Phật đạo cứu cánh trong tương lai. Những công năng đó chính là các chủng tử (hạt giống), cho nên nó mới có tên gọi là “Như Lai Tạng”. “Tạng” có nghĩa là “tàng chứa”, cho nên có vị sư tổ từng nói “Trong Như Lai Tạng tàng Như Lai[1]. Bởi vì nó tàng chứa những hạt giống giúp chúng ta thành Phật trong tương lai, bởi thế gọi là “Như Lai Tạng”. (trích từ “Tà kiến và Phật pháp” của Đạo sư Bình Thực, trang 2-3, Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: “Trong Như Lai Tạng tàng Như Lai” cũng là tên một cuốn sách nhỏ giới thiệu về Như Lai Tạng, sẽ được giới thiệu cho độc giả sau.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0