Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

5. Môn đạo tu hành cp bc khác nhau

Người muốn thành Phật đạo thì phải tu chứng Đạo Phật Bồ Đề và Đạo Giải thoát. Người chứng được Đạo Giải thoát cốt ở việc đoạn trừ được các phiền não như Ngã kiến và Ngã chấp, không vì nhờ pháp quán tưởng thành Phật mà thành tựu. Người chứng được Đạo Phật Bồ Đề cốt ở việc chứng được thức thứ 8 Như Lai Tạng, nhờ đó mà sinh khởi ra Tổng tướng trí Bát Nhã, lại nhờ Tổng tướng trí Bát Nhã mà tiến tu Biệt tướng trí Bát Nhã. Nhờ việc thông đạt Biệt tướng trí Bát Nhã mà có thể tiếp tục tiến tu Nhất Thiết Chủng trí. Giai đoạn trước khi chứng được Nhất Thiết Chủng trí gọi là Đạo Chủng trí, tức là trí tuệ Bát Nhã của bậc Bồ Tát địa thượng[1]. Nếu tu chứng được đầy đủ Nhất Thiết Chủng trí của Bát Nhã tức là thành Phật đạo cứu cánh (Phật quả cuối cùng). Như thế có thể giành được Tam thân cụ túc viên mãn. Nội hàm thứ tự tiến tu như thế, mới là đạo thành Phật chân chính. (trích từ “Cuồng mật và Chân mật” của Đạo sư Bình Thực, tập 1, trang 91, NXB Chính Trí ấn hành).

Thiền Thanh Văn là bắt đầu từ việc hiện quan Ngũ uẩn, Lục nhập, Thập nhị xứ, Thập bát giới hư vọng, tức là bắt đầu bằng việc quán hành Không tướng của Uẩn, Xứ, Giới, Từ đó mà phân chứng Sơ quả cho đến Tứ quả, đoạn tận Ngã kiến, Ngã chấp mà nhập Vô dư Niết Bàn. Tuy nhiên, Bồ Tát thông giáo Đại thừa cũng có phân chứng Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả (chi tiết xem “Đại Bát Niết Bàn kinh”, quyển 36). Bồ Tát biệt giáo thì dùng phương thức tham thiền để tìm được Như Lai Tạng, tức là bắt đầu từ xúc chứng Như Lai Tàng Thức, sau đó dựa vào thể tính của Không tính Như Lai Tạng đã chứng được để phản quan Ngũ uẩn, Lục nhập, Thập nhị xứ, Thập bát giới của tất thảy chúng sinh hữu tình (gồm mình và kẻ khác) đều là hư vọng, cũng có nghĩa là sau khi tìm được Không tính Như Lai Tạng, phản quan tất thảy vạn pháp mà Như Lai Tạng hiển hiện ra là Không tướng, là hư vọng, từ đó mà đoạn Ngã kiến và Ngã chấp, chứng được các thánh quả từ Sơ quả đến Tứ quả của Thanh Văn giáo và Thông giáo. (trích từ “Nhãn kiến Phật tính” của Cư sĩ Chính Quang, trang 78-79, Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

Vô ngã quan của Đại thừa khác với vô ngã quan của Nhị thừa. Một cái là nhân vô ngã quan, pháp vô ngã quan có được từ việc tu chứng Thực Tướng pháp giới, sau đó quay trở lại quan sát cái vô thường, vô ngã, duyên khởi tính không của Ngũ âm, Thập nhị xứ, Thập bát giới của chúng ta. Còn những người tu Nhị thừa chỉ có thể quan sát duyên khởi tính không và vô ngã từ Ngũ âm, Thập nhị xứ, Thập bát giới, họ không thể quan sát được vô ngã quan của Thực Tướng pháp giới, cũng không thể tiến hành hiện quan thâm sâu dựa trên pháp vô ngã của Uẩn Xứ Giới. Cho nên, vô ngã quan của Đại thừa có đầy đủ hiện quan nhân vô ngã và pháp vô ngã, bao gồm cả Thế tục đế và Thắng nghĩa đế của Thực Tướng pháp giới. Vô ngã quan của Nhị thừa chỉ có thể quán hành, thực hành quán hành nhân vô ngã trên phương diện Ngũ âm, Thập nhị xứ, Thập bát giới của thế giới hiện tượng, hoặc (cùng lắm) là thực hiện quán hành cái thô tướng trong pháp vô ngã của Uẩn Xứ Giới, nhưng mãi mãi không thể chạm được đến Tâm Thực Tướng của pháp giới, không thể chạm đến Đệ nhất Nghĩa đế. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất về vô ngã quan mà Đại thừa và Nhị thừa thực hiện.

Cho nên La Hán Nhị thừa chỉ có thể chứng được quả vị giải thoát, không thể nào đạt được quả vị Đại Bồ Đề. Họ chỉ có thể đạt được đến Thanh Văn Bồ Đề và Duyên Giác Bồ Đề, cái chứng được chỉ là quả vị giải thoát. Còn sự tu hành của pháp Đại thừa, đến cuối cùng, không những chứng được quả vị giải thoát của Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề mà thánh nhân Nhị thừa chứng được, mà còn tu chứng được quả vị Đại Bồ Đề ở Phật địa. Đây là chỗ khác biệt khi tu chứng pháp vô ngã của Đại thừa và Nhị thừa Bồ Đề. (trích từ “Đại thừa vô ngã quan” của Đạo sư Bình Thực, trang 60-61, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

Cho nên, Phật pháp có thể khái quát thành hai loại lớn: Thứ nhất là trí tuệ của đạo Giải thoát, thứ hai là Vô sinh nhẫn, Vô sinh pháp nhẫn của Đại thừa, cũng chính là trí tuệ Chân Như và Phật tính. Mà cái trí tuệ của Chân Như và Phật tính lại chia thành 2 phần: Một là, về mặt Tổng tướng và Biệt tướng, nói về Bát Nhã Không trong Nhị chuyển pháp môn. Bát Nhã Không là nói về “Chân Tâm Không tính”, chứ không phải là nói về “Không tướng trong Uẩn Xứ Giới”. Hai là, khi đến thời kỳ Tam chuyển pháp luân, lại từ Biệt tướng nói về Nhất Thiết Chủng trí, cũng chính là Minh môn bách pháp, Thiên pháp, Vạn ức pháp của Duy Thức, là những kinh điển của hệ (dòng) Như Lai Tạng. Đó là Pháp trong Tam chuyển pháp luân. Khi tu học Pháp trong Tam chuyển pháp luân, nó có thể giúp bạn từ phá tham Minh Tâm ở Thất trụ vị, tiến vào Sơ địa, có thể hoàn thành trong một đời. Cái này bao gồm cả đạo Giải thoát của pháp Nhị thừa bên trong, mà Đại thừa Bồ Đề này không phải là thứ mà những người tu theo pháp Nhị thừa có thể biết được. Chỉ có pháp Đại thừa mới có, không bao gồm pháp Nhị thừa cho nên mới gọi là Biệt giáo.

Nói tóm lại, đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát chính là toàn bộ Phật pháp. Đạo Giải thoát nếu như có nhân duyên, nếu tu hành chăm chỉ tinh tấn từ 1 đến 4 đời thì có thể viên chứng. Còn đạo Phật Bồ Đề thì sao? Cần phải trải qua 3 đại vô lượng số kiếp (3 đại a tăng kỳ kiếp) mới có thể viên thành. Cho nên đạo Phật Bồ Đề đã thâm sâu lại càng thâm sâu, có thể nói là chúng sinh bình thường rất rất ít cơ hội được nghe đến, chứ đừng nói nói tu chứng được. (trích từ “Tà kiến và Phật pháp” của Đạo sư Bình Thực, trang 5-6, Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: Nói Bồ Tát chư địa hoặc Bồ Tát địa thượng, là chỉ các vị Bồ Tát đang ở các quả vị thuộc Thập địa.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0