Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

2. Chúng sinh độ được ít nhiu khác nhau

Khi bậc vô học định tính Nhị thừa xả thọ nhất định sẽ nhập vào Vô dư Niết Bàn, Thập bát giới của anh ta đều đoạn diệt, đến tận cùng biên tế vị lai cũng không còn quay lại đầu thai tái sinh. Duy chỉ trước khi xả thọ thì tùy duyên mà độ chúng sinh. Chúng sinh được độ cũng chỉ có thể chứng được Nhị thừa Bồ Đề, sau khi xả thọ cũng nhập diệt độ, không thể đi đến tận biên tế vị lai để độ hóa chúng sinh thành Phật. Số người được độ ra khỏi Tam giới cũng có giới hạn, cho nên mới nói Nhị thừa Bồ Đề không thể gọi là Đại thừa Bồ Đề.

Còn Đại thừa Bồ Đề nếu được chứng ngộ, bất luận sau khi chứng ngộ Bồ Đề đã chứng được Hữu dư Niết Bàn hay chưa, sau khi ngộ đều phải dựa vào tâm từ bi mà phát đại nguyện đời đời thụ sinh, không nhập Vô dư Niết Bàn, đời đời tự độ, cứ thế quay vòng để dạy người đời, chuyển độ cho chúng sinh hữu tình khác (độ tha). Cứ như thế cho đến khi thành Phật, độ được vô lượng chúng sinh, cho nên mới gọi là Đại thừa Bồ Đề. Tất cả mọi Bồ Tát[1] sau khi thành Phật, về mặt thân sắc phải diệt độ mà nhập Vô dư Niết Bàn, nhưng báo thân trang nghiêm 32 tướng của họ vĩnh viễn không bao giờ nhập diệt, mãi mãi tuyên thuyết Chủng trí cho Bồ Tát chư địa thập phương, tận vị lai tế mà không có cùng tận, cho nên số lượng chúng sinh được độ là vô hạn lượng, vì thế mới gọi là Đại thừa Bồ Đề (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 140-141, NXB Chính Trí ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: Từ gọi tắt của Bồ Đề Tát Đỏa, nghĩa là hữu tình giác ngộ.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0