Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
1. Quả chứng giành được cao thấp khác nhau
Phật Bồ Đề còn gọi là Đại thừa Bồ Đề hoặc gọi là Đại Bồ Đề, nhờ nó mà có thể thành Phật cho nên mới có tên là Phật Bồ Đề. Thời gian để có thể tu thành Phật vô cùng dài, phải biết tự độ độ tha, số lượng chúng sinh được độ vô cùng nhiều, do đó mới có tên gọi là Đại thừa[1] Bồ Đề. Bậc quả vị này không còn gì cao hơn, đi đến cùng cực, không lẫn chung với bậc vô học định tính Nhị thừa, cho nên có tên gọi là Đại Bồ Đề. Những gì bậc quả vị này chứng được đã bao gồm cả Nhị thừa Bồ Đề, cho nên mới gọi là Đại Bồ Đề.
Còn đối với Bồ Đề mà bậc vô học định tính[2] Nhị thừa Bồ Đề chứng được tại sao lại không thể giúp họ thành Phật được mà chỉ có thể đạt được quả vị La Hán, hoặc quả vị Bích Chi Phật? Cái này gọi là trí tuệ mà Nhị thừa Bồ Đề giác ngộ được, chỉ có thể đạt được quả vị giải thoát, dứt khỏi sinh tử phân đoạn ở Tam giới, không thể thành Phật, cho nên không thể gọi là Phật Bồ Đề (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 140, NXB Chính Trí ấn hành).
[1] Chú thích của dịch giả: Đại thừa là cỗ xe lớn, ngụ ý có thể chở được nhiều người, độ được nhiều người.
[2] Chú thích của dịch giả: Trong Phật pháp có 2 loại bậc vô học, ở đạo Giải thoát thì đại A La Hán tam minh lục thông là bậc vô học, tức đã học hết pháp trong Nhị thừa Bồ Đề, không còn gì để học nữa thì gọi là vô học. Trong đạo Phật Bồ Đề thì Phật là bậc vô học, bao hàm luôn cả đạo Giải thoát. Còn bậc “vô học định tính trong Nhị thừa” là nói một vị La Hán tu hành đạo Giải thoát một mực, nhất quyết nhập Vô dư Niết Bàn sau khi xả báo, không hề muốn hồi tiểu hướng đại để chuyển sang tu học đạo Phật Bồ Đề.
Lượt xem trang: 0