Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.



II. ĐẠO PHT B ĐỀĐẠO GII THOÁT LÀ S TU CHNG VI TNG TH KHÁC NHAU

 

Phật pháp là gì? Có người nói: “Phật pháp chính là nói về Tứ thánh đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chính đạo, Tam thập thất đạo phẩm…” Tuy nhiên, Phật pháp không chỉ có vậy, bởi vì Phật pháp cần chia ra làm 2 phần lớn: Một là đạo Giải thoát, phần kia là đạo Phật Bồ Đề. Đạo Giải thoát là gì? Đạo Giải thoát chính là giảng về phương pháp và hành môn làm thế nào để thoát khỏi sinh tử luân hồi trong Tam giới. Còn đạo Phật Bồ Đề là gì? Đạo Phật Bồ Đề chính là sự chứng biết được Thực Tướng – cội nguồn của pháp giới – của sinh mệnh. Thực Tướng pháp giới nói về Chân Như và Phật tính mà mọi loài hữu tình đều có.

Cũng có người có lẽ sẽ nghĩ rằng: “Những người tu Nhị thừa chẳng phải cũng có Bồ Đề đấy ư? Tại sao họ lại không thuộc đạo Bồ Đề?” Điều này có nghĩa là, đạo Bồ Đề có sự khác biệt trong Tam thừa, gồm: Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề và Phật Bồ Đề. Thanh Văn Bồ Đề và Duyên Giác Bồ Đề hoàn toàn chỉ nói về đạo Giải thoát, cũng có nghĩa là nó cho chúng ta biết làm thế nào để tu trừ đi tham trước trong Tam giới. Nhưng trước khi tu trừ những phiền não này, cần phải “kiến đạo”. “Kiến đạo” tức là đoạn trừ Ngã kiến. Đạo Bồ Đề của Thanh Văn, Duyên Giác là Tam thừa cộng pháp[1]. (trích từ “Tà kiến và Phật pháp” của Đạo sư Bình Thực, trang 2, do Hội đồng tu Chính giác Phật giáo ấn hành).

Trong Phật môn, nói về Bồ Đề tức là nói đến giác ngộ. Tuy nhiên, nội hàm của “Ngộ” mỗi thứ lại khác nhau, cho nên mới chia làm Tam thừa. Vì thế “Kinh Kim Cương” nói rằng: “Tất cả mọi thánh hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sai biệt”. Người giác ngộ Thanh Văn Bồ Đề tức thành người Thanh Văn thừa (người cưỡi cỗ xe Thanh Văn), người giác ngộ Duyên Giác Bồ Đề tức thành người Duyên Giác thừa, người giác ngộ Phật Bồ Đề tức thành Bồ Tát hiền thánh và Phật cứu cánh. Tuy vậy, sự khác và giống nhau trong này vô cùng phức tạp, không thể năm câu ba điều là có thể nói rõ được (trích từ “Tông thông và Thuyết thông” của Đạo sư Bình Thực, trang 136, NXB Chính Trí ấn hành).

 


[1] Chú thích của dịch giả: Pháp có chung trong ba thừa.


Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0