Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
III. LỜI KẾT
Đọc lại lịch sử Mật giáo Tây Tạng, chúng ta có thể phát hiện thấy, từ tạp Mật cho đến thuần Mật, rồi đến Vô thượng Yoga, là quá trình từng bước loại bỏ Phật giáo chính thống (Hiển giáo) chuyển dần sang “phái Tính Lực” quỷ thần của Ấn Độ, cuối cùng là bị Mật giáo hóa hoàn toàn. Trong quá trình đó còn pha tạp một phần lớn tín ngưỡng và nghi lễ của Bôn giáo (cúng tế, nhảy thần, bói toán, giải hạn). Bắt đầu từ truyền thuyết La Thoát Thoát Nhật Niên Tán “thiên giáng thần vật[1]”, trải qua quá trình thu nhận Phật pháp (chủ yếu là Mật pháp của Phật giáo) của Tùng Tán Can Bố, những vật phẩm Phật giáo [2] mà công chúa Xích Tôn của Nepal (tuyên xưng là hóa thân của Phẫn Nộ Độ Mẫu) và công chúa Văn Thành của Đại Đường đem đến là hoàn toàn khác nhau. Cuối cùng, Xích Tùng Đức Tán trước sau có nghênh thỉnh Tịch Hộ và Liên Hoa Sinh vào Tây Tạng. Hai người này, một là kẻ phàm phu theo Lục thức luận [3] của Trung Quán phái Tự tục, một người là Ma pháp sư của Mật giáo. Muộn hơn một chút nữa là sự thịnh hành của Thiền tông sai lầm của Ma Ha Diễn người Đường, tuy có ở chùa Tang Da “tranh cãi về Đốn, Tiệm[4]” nhưng các tăng sư Thiền tông sai lầm đã thất bại. Học thuyết của Tịch Hộ (Liên Hoa Giới) và chú thuật của Liên Hoa Sinh đã thống ngự toàn diện tôn giáo ở Tây Tạng. Trung Quán, Mật pháp và Thiền tông được truyền thụ ở thời kỳ đặt nền móng của Phật (Mật) giáo Tây Tạng, về bề ngoài tuy là Phật giáo, nhưng trên thực tế là những tri kiến đã bị bóp méo, giải thích sai lầm, đã tách rời khỏi chính pháp của Như Lai. Huống hồ lại còn thu nạp thêm cả vu thuật (thuật đồng cốt phù thủy) của Bôn giáo.
Sau khi thành lập các “tông phái” của Mật giáo giai đoạn sau này lại xuất hiện các loại thiên kiến, nhận định riêng, các “tông phái” đã sáng tác ồ ạt sách luận của tông phái mình đồng thời tiến hành phán xét các giáo phái khác trên cơ sở giáo lý của tông phái mình, nâng cao vô hạn giáo pháp và quả chứng của phái mình. Ngoài ra, các tông phái này còn tranh giành lẫn nhau về quyền chấp chính và quyền truyền giáo, đặt tâm trí vào vòng lợi ích của thế tục pháp, thậm chí vì thế mà trụy lạc, tha hóa. Tuy có trải qua quá trình xây dựng chính kiến của “phái Giác Nãng” và cải cách tư cách thực tu song thân pháp của “Tông Khách Ba”, song trời không bảo hộ cho Tây Tạng. Phái Giác Nãng bị thất bại đến mức bị bức hại và bị trục xuất, còn “Tông Khách Ba” lại ngộ nhận kiến giải tầm thường của phàm phu Trung Quán phái Ứng Thành là “Liễu nghĩa”. Nói tóm lại, trong quá trình phát triển trường kỳ dưới điều kiện tiên thiên (bẩm sinh) không toàn diện, hậu thiên mất cân bằng, các tôn giáo ở vùng Tây Tạng trước sau cũng chỉ lướt qua vai của Phật pháp (Hiển giáo) chính thống mà đi, bỏ lỡ mất nhân duyên huân tập chính pháp mà rơi vào trong tín ngưỡng quỷ thần và văn hóa chú thuật sùng bái tình dục. Trải qua hết đời này đến đời khác bị dẫn dắt sai lầm, cộng nghiệp giữa các bên càng ngày càng sâu nặng, đến nỗi mà khách chiếm chỗ chủ, hiển dương Mật giáo mà hạ thấp Hiển giáo (Phật giáo Đại thừa chính thống) như kiểu ăn mày đuổi thủ từ miếu vậy, lấy Mật giáo thay thế cho Phật pháp. Điều này không những tránh xa Phật quang phổ chiếu mà còn tệ hại hơn nữa là hủy báng công đức của chính pháp. Còn cái gọi là lục tự chân (vọng) ngôn và cuốn kinh (giả) mà nó dựa vào đã được đóng gói, tô điểm, hoằng truyền ở Tây Tạng trong hoàn cảnh tôn giáo loạn thần, quái dị này, dẫn đến dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh.
Cuối cùng, xin được đưa ra một số đoạn văn có cái nhìn chính xác về “Mật giáo” và “chú ngữ” Mật giáo trong các tác phẩm của Hội đồng tu Chính Giác Phật giáo, xin hãy đọc kỹ, có thể bỏ tà quy chính, theo lành tránh dữ:
Cái Tâm được nói trong “Bát Nhã ba la mật đa Tâm kinh” và “U tán” đều là chỉ cái Tâm Tự tính thanh tịnh. Tâm này là Tâm chân thực không hư ảo, là Tâm không sinh không diệt, thể xác của nó tựa như hư không, tính của nó như Kim Cương, là cái Tâm vi mật mà khó nhìn thấy lại “trinh, thực” không ai có thể làm hoại được… Tất cả mọi hiền thánh cho đến chư Phật tam thế thị hiện trong tam giới đều vì ngộ được cái Tâm Kim Cương Bát Nhã này, đều vì ngộ được cái Tâm Thực Tướng này mà sinh ra trí tuệ, từ đó mà đạt được cái pháp đáo bỉ ngạn (sang bờ bên kia – được giải thoát). Cho nên mới nói “Bát Nhã ba la mật đa Tâm kinh” là Đại thần chú, là Đại minh chú, là Vô thượng chú, là Vô đẳng đẳng chú. (Trích từ “Giả Như Lai Tạng”, trang 254, do Tổ pháp nghĩa của Hội cộng tu Đài Nam thuộc Hội đồng tu Chính Giác Phật giáo viết).
Nếu như vì để giành được lợi ích thế gian, “như cầu cảm ứng và đuổi tà quỷ…” thì dùng các pháp trì chú sẽ có tác dụng. Ví dụ theo như “Đại Nhật kinh” và các “kinh điển” của Mật tông nói thì trì chú có thể giành được rất nhiều ích lợi về mặt pháp thế gian. Việc vận dụng những mật chú và thủ ấn theo những “kinh điển” Mật tông tạo ra tuy có thể giành được rất nhiều lợi ích theo pháp thế gian song cũng cần biết rằng các vị “Phật Bồ tát” ở đó kỳ thực phần lớn đều là do quỷ thần biến hiện, còn những cái mà Phật Bồ tát thực sự thuộc Phật giáo thị hiện ra rất ít. Những pháp trong pháp giới quỷ thần cũng giống như những giao dịch trong nhân gian: nếu bên này bỏ ra nỗ lực cho người, hoàn thành những nguyện vọng của người cầu cúng thì cũng mong cầu sự báo đáp của người đó. Cho nên, quỷ thần cũng xem nhân duyên mà đòi hỏi sự báo đáp của người. Nếu như khi quỷ thần muốn có sự báo đáp, người lại không thể đáp ứng đủ, thỏa mãn nhu cầu của nó thì quỷ thần sẽ thường tìm cách quấy nhiễu, khiến cho tâm thần gia trạch của người đó không thể yên ổn. (Trích từ cuốn “Cuồng Mật và chân Mật” tập 1 trang 181 của đạo sư Bình Thực, nhà xuất bản Chính Trí).
Trì chú không thể khiến cho người ta giành được những quả chứng về mặt Phật pháp, trì tụng những câu chú theo kinh điển Mật tông cũng không thể tiêu trừ được trọng tội phỉ báng Tam Bảo. (Trích từ cuốn “Nguy cơ của Phật giáo” trang 163 của đạo sư Bình Thực, Hội Đồng tu Chính Giác Phật giáo).
Mật tông thời kỳ đầu chỉ là tôn giáo trì minh chú (niệm chú để cầu thần Hộ pháp cảm ứng trừ tai ương) bám víu vào Phật giáo để tồn tại, vốn nó không phải là Phật giáo. Sau này, do trường kỳ sử dụng những thủ đoạn sùng Mật giáo đè Hiển giáo, dần dần khách chiếm chỗ chủ, thay thế vị trí của Phật giáo chính thống, trở thành người đại diện cho Phật giáo. Những người theo “khẩu Mật” nói rằng trì tụng chân ngôn theo những câu chú mà Mật kinh thời kỳ đầu tạo ra để cầu Phật Bồ Tát và thần Hộ pháp giúp họ gia trì, mong cầu bình an hoặc khi tu học Phật pháp có thể giảm bớt đi một số trở ngại. Những người tu trì như vậy, lấy pháp Kim Cương niệm tụng để tự tu, không cần cho người khác biết, cho nên gọi là “khẩu Mật”… Chính vì sự tu chứng của Mật giáo rất thô thiển, nên khó có thể đi sâu vào chính lý của Phật pháp. Vì tham muốn chuyện tranh chấp dài ngắn với Hiển giáo mà đã thu nhận những tư tưởng của phái Tính Lực ngoại đạo, vừa bí mật không cho người khác biết lại vừa thổi phồng lên thành Mật pháp cao hơn có thể khiến cho người ta có thể “tức thân thành Phật”, trùm đầu người khác. Chính vì thế mà dẫn đến việc về sau Mật giáo trong Phật giáo đã biến khách thành chủ (chiếm chỗ), và xuất hiện những sự thực lịch sử pháp ngoại đạo thâm nhập và soán chỗ của Phật giáo chính thống, khiến cho Phật giáo ở đây (Tây Tạng) bị diệt vong. (Trích từ “Cuồng Mật và Chân Mật” tập 4 trang 1282 của đạo sư Bình Thực, nhà xuất bản Chính Trí).
Rất nhiều pháp như tên kinh, lời chú, thủ ấn và thân ấn do họ (Mật giáo) nói đều thuộc pháp quỷ thần. Mật tông vốn là pháp dựa vào thần Hộ pháp của Phật giáo. Có những người trong Mật tông yêu thích pháp hữu vi, nên đã tu luyện pháp hữu vi do thần Hộ pháp truyền lại, sau này lại lấy sai truyền sai (tam sao thất bản), biến thành pháp của thần Hộ pháp lại còn cao hơn cả pháp của Phật. Kết quả là biến thành Mật giáo của thần Hộ pháp. Sau này lại còn biến thành khách chiếm chỗ chủ, sáng tạo ra “Kim Cương Trì Phật” thay thế cho địa vị của Phật Thích Ca. Phật giáo của Thiên Trúc đã bị tiêu diệt như vậy, biến thành Lạt Ma giáo, đã không còn hình hài của Phật giáo nữa. (Trích từ cuốn “Tà kiến và Phật pháp” trang 96 của đạo sư Bình Thực, Hội đồng tu Chính Giác Phật giáo).
[1] Chú thích của người dịch: Vật thần thánh từ trên trời rơi xuống.
[2] Những vật cúng phẩm trong “Đại Chiêu tự” - ngôi tự viện đầu tiên của đất Tạng là: 11 tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tạc theo tướng của Tùng Tán Can Bố; tượng Thế Tôn bất động Kim Cương Phật (Tượng Thích Ca Mâu Ni 8 tuổi), tượng Phật Di Lặc pháp luân, tượng Chiên đàn Độ mẫu và các cuốn kinh “Bảo khiếp trang nghiêm kinh”, “Kinh bộ bạch liên” do Xích Tôn công chúa của Nepal đem đến. Ngoài ra, các thợ của Nepal ở Thổ phiên đã tạc tạo nên các thần tượng như Thế gian tự tại, Phẫn nộ Độ mẫu, Thánh cứu Độ mẫu, Diệu âm Tiên nữ, Cát tường mã đầu minh vương và cả Long vương, La Sát, Dạ Xoa, Đại hắc thiên, Cát tường thiên nữ… Xem tại cuốn “Phật giáo Thổ phiên” của Nãi Tạng Gia, trang 29-32. Tất cả đều là Mật giáo thời kỳ cuối tư tưởng đã chín muồi rồi.
[3] Chú thích của người dịch: Phật giáo chủ trương Bát thức luận, nhưng ở đây là phái Lục thức luận, chỉ chấp nhận ý thức con người là cao cấp nhất.
[4] Chú thích của người dịch: Tức phép tu Đốn ngộ (ngộ đạo ngay lập tức tại chỗ) và Tiệm ngộ (ngộ đạo dần dần từng bước).
Lượt xem trang: 0