Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
II. NHẬN BIẾT THẬT GIẢ CỦA KINH “PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG”
Phật giáo Ấn Độ thời kỳ cuối đã được Mật giáo hóa, tách rời hẳn khỏi quỹ đạo chính thống của Như Lai. Sau khi truyền nhập vào Tây Tạng, nó kết hợp với Bôn giáo thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Thời kỳ đầu nó (Mật giáo) lưu hành trong Thiền tông Trung Quốc ở Tây Tạng, sau khi cuốn “Tang Da tự biện luận” ra đời năm 782 thì nó bị cấm truyền bá, thiếu mất đi sự đối chiếu và tu chứng của Phật giáo chính thống, vì thế Mật giáo được phát triển trong môi trường Tây Tạng khép kín, càng càng càng trở nên kỳ quái, đặc biệt là môn Vô thượng Yoga và các kinh điển có liên quan sau (Mật tục) này được được truyền vào từ Ấn Độ, lấy lý luận và thực hành của phái Tính Lực/ Song thân pháp làm nòng cốt, được tổ sư các phái của Ấn Tạng ra sức đề xướng, luận thuật, tạo tác, dần dà biến thành Lạt Ma giáo với lạc thú tham dục, sùng bái quỷ thần, thoát ly hẳn khỏi quỹ đạo chính pháp Phật giáo để đi đường khác. Về mặt bề ngoài thì nó dựa vào danh Phật mà tự xưng là “Phật giáo Tạng truyền” để có lợi cho việc hoằng truyền, nhưng sự thực chỉ là ngoại đạo ăn bám theo Phật, lừa dối tín đồ. Thậm chí còn tuyên xưng là Kim Cương Mật giáo, rêu rao mình còn cao hơn cả Đại thừa Hiển giáo. Hơn ngàn năm nay, kết quả mắt cá ở lẫn với hạt châu, bịt mắt và dẫn dắt sai lầm cho các tín đồ và học giả hai vùng Hán, Tạng và cả Âu Mỹ. Ngày nay, các nhân sĩ Âu Mỹ hễ nghe đến Phật giáo là cho rằng đó chính là Lạt Ma giáo, không hề biết đến giáo nghĩa của Phật giáo chính thống, đích thực. Chính vì thế, Phật giáo Tạng truyền một mặt đã làm lỡ mất huệ mệnh của những người theo học, mặt khác cũng phá hoại sự lưu truyền của chính pháp.
Căn cứ chủ yếu của lục tự đại minh chú - cuốn kinh “Phật thuyết Đại thừa trang nghiêm bảo vương[1]” vốn là kinh giả bị tà pháp phái Tính Lực của Ấn Độ giáo lúc mới xâm nhập tạo nên ứng với thời kỳ cuối của “Sự mật” ở Ấn Độ, nguyên nhân như sau[2]:
Lúc đó các vị Bồ Tát đi vào trong lâu các và niệm lục tự đại minh, thế là lúc đó nhìn thấy cảnh giới Niết Bàn, đến cảnh giới Niết Bàn bên kia, gặp được Như Lai, quán kiến Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, trong lòng cảm thấy hoan hỉ [3].
Đoạn này đã chứng tỏ rõ ràng người ngụy tạo kinh này không biết rằng “trong Vô dư Niết Bàn là vô nhân, vô ngã, vô tha, vô thọ mệnh”, hiển nhiên là không biết gì về Niết Bàn. Qua đó có thể thấy đó là do kẻ phàm phu chưa đoạn được Ngã kiến ngụy tạo nên.
Ông Đạo Thần đời nhà Nguyên từng giải thích hộ trong cuốn “Hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu tập” như sau:
Hỏi rằng: “Phật có được hết thảy mọi trí tuệ, sao lại không biết đến đà la ni này?” Đáp rằng: “Có 3 nghĩa, một là cái đà la ni này là thù thắng nhất, thâm sâu nhất, khiến người ta phải tôn kính, cho nên mới nói Phật không biết nên phải tự đi tìm đến. Hai là, các vị Phật trong quyền giáo không thể biết được mật chú Viên tông, như quả vị cao nhất của Tiểu thừa cũng không thể biết được đến thâm pháp của Đại thừa. Ba là, thần chú của Mật tông có thể tính trí tuệ như Viên viên quả hải [5], cho nên Phật không thể có, cũng giống như khi giải thích các luận thuyết Đại thừa, Viên viên hải Phật [6]cũng không biết. Nay lục tự đại minh, Chuẩn Đề thần chú, thể tính của nó cũng giống như Viên viên quả hải vậy”.
Trong này có rất nhiều điểm sai lầm (lập luận sơ hở) nghiêm trọng:
- Thứ nhất: Chỉ vì để chúng sinh tôn trọng cuốn kinh này, nên đã không tiếc lời phỉ báng Phật giáo, nói rằng: “ngay cả Như Lai cũng không biết chỗ có thể lấy được”, “vô lượng tương ứng với Như Lai mà vẫn khó biết được”, “Thế Tôn Ta (Như Lai trên hoa sen) vì lục tự đại minh đà la ni này, đã đi đến vô số thế giới, thừa sự cúng dường vô số bách thiên vạn câu đê a dữu đa vị Như Lai mà vẫn chưa có được lục tự đại minh vương đà la ni”, “Phật không biết nên phải tự tìm đến”, chứng minh người tạo ra cuốn kinh này hoàn toàn không hiểu đức Phật có trí tuệ vô thượng, chứng tỏ đây là kinh giả. Chư Phật “đều có Nhất Thiết Chủng Trí”, sao lại không biết đến lục tự đại minh chú không tách rời khỏi cái pháp âm thanh hư vọng này? Cho nên ghép vào sự, vào lý đều không thể nói thông được! Huống hồ, chân Phật không có hình tướng, không có nơi chốn, có thể sinh ra tất cả hữu vi pháp, làm sao có thể lấy 6 chữ hay thậm chí vô lượng chữ để nói bao hàm ở một phần ức vạn? Tự xưng cái gọi là “thần chú của Mật tông có thể tính trí tuệ như Viên viên quả hải, cho nên Phật không thể có [7]” , còn chưa nói Mật chú quá nửa đều là những câu chú quỷ thần cấp thấp, dù là những câu chú như “đại thần chú”, “đại minh chú”, “vô thượng chú”, “vô đẳng đẳng chú” của Phật giáo chính thống cũng chỉ là một loại phương tiện (công cụ) bằng âm thanh, không thể so sánh ngang với Viên viên quả hải [8]. Huống hồ, tất cả mọi kinh chú đều không được phép cao hơn (hoặc đứng ngoài) lời Phật nói, sao lại có loại thần chú nào mà “Phật không thể có”? Viên viên quả hải nếu không phải là quả vị viên mãn mà chư Phật chứng được, mà lại có người nào khác cao cấp hơn Phật (chứng được) thì chư Phật không thể xưng là “Vô thượng chính đẳng chính giác” rồi. Bồ Tát (quả vị) Cửu địa chứng được Tứ vô ngại biện tài, trong đó cái Pháp vô ngại cũng được gọi là Đà la ni vô ngại, Tổng trì vô ngại [9]. Tại sao nói chư Phật Như Lai (đạt quả vị) Tứ trí viên minh cứu cánh viên mãn lại không biết đến thần chú Đà la ni mà tất cả mọi Phật Bồ Tát đều tuyên thuyết? Nếu như cái “Kinh” Bảo vương này là do Như Lai đích thân nói ra, tại sao trong đó lại tự mình mâu thuẫn với mình bảo rằng (Như Lai) không tự biết được (câu chú đó)? Để nhấn mạnh cái sự thù thắng khó cầu được của 6 chữ này, (họ) đã hạ thấp vô lượng Như Lai bằng cách bảo rằng họ đều không biết đến cái chú Đà la ni này, rõ ràng lộ ra cái tâm cơ phong trào tự tạo thần của đám phàm phu.
- Thứ hai: Treo bảng tự tông mà phỉ báng Hiển giáo, đấy là trò lừa bịp thường dùng của Tà Mật giả Phật giáo! Còn chưa nói, chứng lượng của chư Phật là vô biên, nhưng chỉ cần lấy A La Hán làm ví dụ, thần thông của bậc này còn có thể biết được tám vạn đại kiếp từ quá khứ đến tương lai, cớ sao lại không biết đến kinh “Phật thuyết đại thừa trang nghiệp bảo vương” hiện có và lai lịch của lục tự chân ngôn? A La Hán đã như thế, các chư Phật có đầy đủ Nhất Thiết Chủng Trí và viên mãn tam minh lục thông lại không biết không nghe gì về cái lục tự đại minh chú mà phàm phu ai cũng có thể nghe, lại phải đi học từ Quán Thế Âm Bồ Tát? Có thể nói đó là những lời ngu vọng, không đáng để tin.
Nếu không phải là kẻ ngụy tạo cuốn kinh này thiếu mất cái trí tuệ thế tục “đầu đuôi tương ứng” thì là hạ thấp thân phận của Trừ Cái Chướng Bồ Tát, muốn Bồ Tát phải quay lại mà tìm đến một kẻ phàm phu “giới hạnh thì khuyết phạm, không có uy nghi” để cầu học; hoặc là cố ý nâng cao địa vị của thần chú và hành giả của Mật giáo đó. Nếu là cái ý thứ nhất, thì rõ ràng thiếu khuyết trí tuệ thế tục, tất nhiên không thể có Thanh Văn trí, càng không thể có Bát Nhã trí, cho nên cuốn kinh này chỉ là cuốn sách tầm thường hèn kém. Nếu là cái ý thứ hai, thì rõ ràng chỉ là sự lập luận vòng vèo, mưu đồ hiểm ác khó lường của kẻ ngụy tạo kinh. Nếu là như vậy, chắc chắn không phải là kinh Phật phúc tuệ đầy đủ, thuyết pháp vô ngại do chính Phật nói.
Nếu quả thật là kinh do đức Phật nói, ngôn từ, nghĩa lý của nó tất nhiên phải có sự tương ứng liền mạch trước – giữa – sau, thậm chí là còn tương ứng, logic với các loại kinh luận khác, không dám có một câu một chỗ nào nói hàm hồ hoặc mâu thuẫn. Thế mà cuốn kinh này lại xuất hiện nhiều chỗ sơ hở như trên, ngoại trừ chứng minh rằng kẻ ngụy tạo kinh là kẻ phàm phu không hiểu biết gì về Phật pháp ra, mà thậm chí còn là kẻ ngoại đạo có ý đồ nâng cao Mật giáo và phỉ báng Phật giáo, ngụy tạo ra cuốn kinh này nhằm mục đích tuyên truyền lục đại dâm chú “ám tàng tình dục”, làm ra thứ công cụ (phương tiện) để cho kẻ học Mật tông (tả đạo) xây dựng niềm tin tôn giáo. Đại chúng nếu không tin, vậy thì xin hãy thử hỏi xem: Có kinh điển nào lại hạ thấp Như Lai mà tôn sùng chú ngữ (thần chú)? Có cái sức mạnh uy đức của câu chú ngữ nào lại có thể cao siêu hơn cả Cứu cánh Phật? Có câu chú ngữ nào lại có thể khiến cho các pháp sư xuất gia lấy vợ sinh con, phá giới tà dâm mà lại tự cho rằng mình vô tội? Nếu căn cứ theo Phật giáo chính thống, thì chư Phật Như Lai vô thượng chính đẳng chính giác, thế xuất thế gian tất cả mọi pháp không gì không biết, cho đến vô lượng đà la ni đều thông hiểu. Lẽ nào (chúng ta) lại có thể để cho bọn ngoại đạo Lạt Ma giáo ngụy tạo lục tự âm chú (giả ngôn) tà dâm pháp và hạ thấp trí tuệ Như Lai?
Để kiểm chứng một nhà hoằng pháp nào đó liệu có phải là có tri thức ác hay không, chúng ta có thể kiểm tra nội dung hoằng pháp của ông ta xem là có ủng hộ “nam nữ song thân pháp” hay không? Liệu có chủ trương học Phật mà vẫn có thể “ăn thịt” hay không? Liệu có rơi vào hai tà kiến “đoạn, thường” hay không? Liệu có vi phạm giới luật đại vọng ngữ (tội nói dối lớn) là “chưa chứng ngộ lại xưng là chứng ngộ” hay không? Chỉ cần phạm vào một trong các điều trên, thì chúng ta có thể xác định là kẻ quy y tà kiến, ngang nhiên thân khoác áo cà sa, danh thanh truyền xa, nhưng thực chất đã không còn là đệ tử Tam bảo nữa mà là ngoại đạo tà sư.
Kinh “Phật thuyết đại thừa trang nghiêm bảo vương” được khảo sát là “nghi là kinh giả”, đã trở thành căn cứ để những người xuất gia có thể hành dâm, lấy vợ, sinh con, lại thực hành song thân pháp, dẫn dắt sai lầm cho các đệ tử Phật các nơi vi phạm giới (tà) dâm, thậm chí còn là đại vọng ngữ (nói láo). Thiết mong những người học Phật chớ nên (tiếp tục) tán thán, trì tụng, hoằng truyền lục tự đại minh chú này. Nếu không, sẽ là một kiểu biến tướng ủng hộ song thân pháp, để cho cái tà thuyết hoang đường của cuốn “kinh” này có chỗ trú chân, lại bị Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) tuyên truyền khắp nơi trên thế giới cái “lục tự đại dâm chú” nhưng lại được đặt cho cái tên mỹ miều là “lục tự đại minh chú”. Do đó, đối với “lục tự đại minh chú” của Phật giáo Tạng truyền, giới Phật giáo nên đọc là: “Ta lừa ngươi, ta dụ ngươi”.
[1] Ông Đa Thức trong cuốn “Chân nghĩa của lục tự chân ngôn Úm ma ni bát mê hồng” của mình viết: “Lục tự chân ngôn là danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát, thấy trong cuốn kinh “Phật thuyết trang nghiêm bảo khiếp” ghi chép lại những lời của Phật Đà và “Hoa nghiêm kinh Đà la ni”, “Lục tự chân ngôn kinh””. http://hi.baidu.com/granjing/blog/item/6e7eea09ebb69c39e9248888.html
[2] Tám điểm thuyết minh ở dưới dựa vào từ cuốn “Viễn hoặc thú đạo” trang 216 – 217 do Hội đồng tu Chính Giác Phật giáo in tặng tháng 3/2007, do đạo sư Bình Thực phán định và bổ sung chút ít.
[3] Nguyên văn: Thời chư Bồ Tát nhập lâu các trung, nhi niệm lục tự đại minh. Thị thời kiến Niết Bàn địa, đáo bỉ Niết Bàn chi địa, kiến vu Như Lai, quán kiến Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, tâm sinh hoan hỉ.
[4] Những lời nói thuyết minh trong cuốn kinh cùng với Tạng Mật, cung cấp những căn cứ về việc tu song thân pháp và sự “hành dục” của người xuất gia, vi phạm nghiêm trọng giới luật, là những điều mà Phật pháp cấm đoán. Thế mà các Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền cận đại cũng mượn cớ trong cuốn kinh đó mà lấy vợ, sinh con, không thể coi là theo Phật giáo được.
[5] “Viên viên quả hải” nghĩa là đại hải trí tuệ của Phật địa viên mãn, chỉ trí tuệ viên mãn, cao nhất mà Phật đạt được, nó thâm sâu quảng đại như biển vậy.
[6] “Viên viên hải Phật” tức là Phật có trí tuệ viên mãn thâm sâu quảng đại như biển.
[7] Đạo Thần đời Nguyên trong “Hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu tập” quyển 2 viết: Hỏi rằng: “Bảo vương kinh” chỉ nói lục tự đại minh, Phật không biết được. Vậy sao ngày nay lại nói Chuẩn Đề, Phật cũng không biết được?”. Đáp rằng: “Cuốn “Bảo vương kinh” đó nói lục tự đại minh rồi mới nói sang Chuẩn Đề, là biết Chuẩn Đề, cùng là Quả hải. Còn chân ngôn Phật biết Phật nói, có ghi lại trong Ngũ bộ, Phật bộ. Nay Chuẩn Đề đưa riêng ra ngoài Ngũ bộ, nếu không phải là Viên viên quả hải, thì là Pháp gì vậy?”.
[8] Xem cuốn “‘Hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu tập’ vấn đáp lục” do Phổ Quang chỉnh lý. http://www.foyuan.net/plus/view.php?aid=105273 và cuốn “‘Hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu tập’ vấn đáp lục – tiếp theo” tại http://bbs.heshang.net/viewthread.php?tid=96089
[Hỏi rằng: “Cái chân ngôn này chỉ có thể giải thích giáo ngôn, tức là lấy câu cú danh từ âm thanh làm thể, thì sao có thể phán định rằng nó là Viên viên quả hải?” Đáp rằng: “Nếu hỏi như vậy là chưa biết gì về tôn chỉ Mật giáo rồi… Là nói trong Tiểu thừa giáo có thể giải thích ngôn giáo, đa phần là lấy câu cú danh từ âm thanh làm thể. Thủy giáo trong Đại thừa, hoặc là lấy câu cú danh từ âm thanh làm thể, hoặc lấy Duy Thức làm thể. Trong Chung giáo có nói, lấy Chân Như vô tính làm thể. Trong Đốn giáo thì lấy Chân Như tuyệt đối làm thể. Trong Viên giáo nói, hoặc lấy Thập huyền làm thể, hoặc lấy Hải ấn tam muội làm thể. Trong Hiển giáo đó, những lời có thể giải thích còn vậy, tức là Thập huyền môn Chân Như tuyệt đối vân vân, huống hồ là thần chú Mật tông, là pháp giới nhất chân trong Hiển Viên!...Lại nữa, các thày từ cổ xưa đều nói: Thần chú bí mật, là tâm ấn của chư Phật, duy chỉ có Phật mới biết, không phải là bậc tu ở Nhân địa có thể hiểu được. Lại nữa, nay trong Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: ‘Phật cũng không biết đến thần chú, nếu không phải là Viên viên quả hải thì là pháp gì đây?’...Ý nói Viên viên quả hải là mặt ngoài pháp bản tính thành tựu, không phải là thứ mà chư Phật tu ở Nhân địa đoạn trừ các chướng mà có được. Lại vì biểu thị cái ngoài của nhân quả, cho nên mới nói chư Phật không tu đắc mà phải tự đi cầu được nó. Theo sự thực mà nói thì chư Phật đều biết được cả. Cho nên, Hiền Thủ nói: ‘Tính đức quả hải tức là cảnh giới thập phương vậy’”. Hỏi rằng: “Lục tự đại minh, Chuẩn Đề thần chú, tức là Viên viên quả hải, tức là cảnh giới Phật mười phương, thì sao lại để cho phàm phu có được mà trì tụng?” Đáp rằng: “Nay trong Mật giáo nói, với sức mạnh bất tư nghì của chân ngôn, nay ba nghiệp phàm phu đồng với ba nghiệp Như Lai mà được trì tụng. Lại nữa, thần chú Mật tông, nếu căn cứ vào những gì biết, những gì hiểu, thì chỉ thuần là cảnh giới chư Phật. Địa vị ngày nay là phàm phu ở nhân địa, tuy không hiểu biết nhưng nên trì tụng, tự nhiên sẽ diệt chướng thành đức siêu phàm nhập thánh đó”.]
[9] Kinh “Đại phương quảng Phật hoa nghiêm” quyển thứ 26, ‘Thập địa phẩm’ viết rằng: “Bồ Tát Ma Ha Tát là bậc Thiện tri vô ngại, an trú ở Cửu địa (đạt quả vị thứ 9 hay cảnh giới thứ 9), tên gọi là Đắc Phật pháp tạng; là Đại pháp sư, đắc (đạt được) Chúng nghĩa đà la ni, Chúng pháp đà la ni, Khởi trí đà la ni, Chúng minh đà la ni, Thiện huệ đà la ni, Chúng tài đà la ni, Danh thanh đà la ni, Uy đức đà la ni, Vô ngại đà la ni, Vô biên toàn đà la ni, Tạp nghĩa tạng đà la ni, đạt được trăm vạn a tăng kỳ đà la ni như thế, tùy phương tiện mà thuyết vô lượng lạc, thuyết sai biệt môn (nói các cách khác nhau), thuyết pháp. Bồ Tát chứng đắc vô lượng đà la ni, có thể nghe pháp từ vô lượng Phật, nghe xong là không quên. Với khả năng nghe đó, có thể dùng vô lượng sai biệt môn để diễn thuyết cho người khác.”
[10] Kinh “Phật thuyết đại thừa trang nghiêm bảo vương” quyển 3 viết: “Ta khi xưa còn là Bồ Tát, cùng với 500 thương nhân, muốn đến nước Sư Tử, đem các xe chở lạc đà, bò…đi để cầu kiếm tiền tài. Ở nước đó, có 500 La Sát nữ… Bỗng nhiên trời nổi gió lớn khủng khiếp, sóng đánh ầm ầm, chiếc thuyền vỡ nát. Lúc đó, các thương nhân đều bị cuốn rơi xuống nước, trôi nổi dập dềnh, dạt vào bờ biển, bò được lên bờ. 500 La Sát nữ ở nước đó thấy các thương nhân, ai nấy đều lắc vặn thân mình, tạo ra những âm thanh quái ác rồi hiện thân thành các đồng nữ… đến trước mặt các thương nhân, nói rằng: ‘Chúng tôi không có chồng làm chủ, có thể ở lại kết thân với chúng tôi mà làm chồng được chăng? Ở đây chúng tôi có đồ ăn thức uống, quần áo, nhà kho, vườn rừng, bể tắm.’ Lúc đó các La Sát nữ ai nấy cặp với một thương nhân đi về chỗ ở của mình…Lúc đó, ta cưỡi mã vương trước, sau đó 500 thương nhân đều lên ngựa... Lúc đó, ở nước Sư Tử, các La Sát nữ bỗng nhiên nghe tin rằng các thương nhân đi, miệng thốt ra những lời khổ đau, cưỡi ngựa đuổi gấp, gào khóc thống thiết, gọi đằng sau. Lúc đó, các thương nhân nghe tiếng gọi, quay đầu lại nhìn, bất giác ngã lăn rơi xuống nước, thế là các La Sát nữ vồ lấy thân xác họ mà ăn. Lúc đó, duy chỉ có ta đi về phía Nam Chiêm Bộ Châu…Này Trừ Cái Chướng! Ta lúc đó thân là Thương vương, chịu đủ thứ tai ách khổ nạn như vậy. Phật bảo Trừ Cái Trướng Bồ Tát: Lúc đó, kẻ cưỡi thánh mã vương chính là Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát trong lúc nguy nan, khiếp sợ tưởng chết đã cứu tế cho ta”.
Lượt xem trang: 0