Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

PHỤ LỤC

 

Về chuyện Thân Mật “Thủ ấn phối hợp với lục tự đại minh chú, dường như có những cách nói khác nhau:

 

Thời kỳ đầu, ở Tây Tạng chỉ truyền pháp tu trì âm đọc lục tự chứ không khinh truyền thủ ấn (quyết). Những năm 40, đệ tử nhập thất của pháp sư Đại Ngu – cư sĩ Vương Tương Lục đã từng truyền tính tu pháp (hợp nhất) câu chú này với thủ ấn Đại liên hoa tại Thượng Hải. Những năm 60, lại có Viện giám nhiệm kỳ đầu của Hội chữ Vạn () đỏ - bác sĩ Trương Bội Hưng truyền thụ phương pháp chuyên tu lục tự chân ngôn kết hợp thủ ấn (quyết) tại Đài Bắc[1]

Lục tự đại minh chú vốn lấy Quán Thế Âm Bồ Tát làm bản tôn. Cho nên khi thượng tọa, phải kết ấn Tam muội da của Liên Hoa bộ. Úp hai bàn tay khum lại (rỗng lòng), lấy đầu 2 ngón tay cái và 2 ngón tay út chạm khép vào nhau, 6 ngón còn lại ở giữa từ từ tách ra, hình giống như bông hoa sen đang nở. Ngoài ra, Đạo giáo khi tu luyện lục tự đại minh chú, kết pháp thủ ấn của nam nữ khác nhau. Nếu là nam giới thì đầu ngón tay giữa của bàn tay trái và đầu ngón tay cái chạm nhau, các ngón còn lại duỗi thẳng, đầu ngón trỏ của bàn tay phải và đầu ngón cái chạm nhau, các ngón còn lại duỗi thẳng. Nếu là nữ giới thì làm ngược lại. Cách thủ ấn này tuy không phải do Mật tông truyền lại nhưng cũng đủ thấy lục tự đại minh chú đã thâm nhập vào lòng người, vượt qua cả mọi tông phái.[2]

 

Bất luận là liên hoa ấn của Mật giáo hay khuất chỉ ấn (cong ngón tay) của Đạo giáo, dường như đều có mang một ý nghĩa tượng trưng khác. Theo sự tiết lộ Mật ý ở trên, thì chắc chắn có hàm ý tương ứng với “Thân, Ngữ, thà rằng giữ thái độ nghi ngờ còn hơn là nhẹ dạ tin theo.

 

Từ “Thân Mật của lục tự chú này, tiện thể nhắc nhở đại chúng một vấn đề quen mà không biết: tư thế tay khi hỏi thăm của Mật giáo. Đây cũng là ví dụ về việc Tạng Mật “ta bịp ngươi:

 

Thông thường cụp (gập) 3 ngón tay bên trái, phải nói là để chào hỏi, quả thực nói vậy không thông. Bởi vì thủ ấn này có 2 loại biến hóa, hình dạng thủ ấn khi mở ra thì như âm vật, khi khép co lại thì tựa như dương vật. Nghi là tựa như thủ ấn của Mật giáo Thản Đặc La của Thiên Trúc khi hỏi người khác giới rằng liệu có muốn hợp tu song thân pháp hay không? Sau này được Hiển giáo dùng làm thủ ấn đại diện cho việc chào hỏi thân tâm khinh lợi hay không, nay đã mất đi cách dùng này, nhưng bản chất của nó vẫn thuộc về ấn ký (thủ ấn) song thân pháp (nam nữ song tu)[3].

 

 

 

 

 

Tay

trái

nữ

 

 

 

 

 

Tay

trái

nam

 

 

 

 

Tay phải nữ

 

 

 

 

 

Tay phải nam

 

 

Thủ ấn kiểu “song thủ hợp thập (tức Liên hoa hợp chưởng) của Lạt Ma giáo, lòng bàn tay không áp dính vào nhau, cũng trông tựa như âm vật, hoàn toàn khác so với tông phái bên Hiển giáo. Còn động tác chào hỏi của Lạt Ma giáo nghe nói là “ấn Tỳ Lô Giá Na [4], ấn Đại nhật Như Lai Kim Cương Trí Quyền (như hình dưới) trong “Đại Nhật kinh chính là hình dạng giao hợp của 2 cơ quan sinh dục nam nữ. Phần lớn giáo đồ Phật giáo bị cái tư thế tay này gây ngộ nhận quá lâu rồi. Chào hỏi người khác bằng thủ ấn này cũng có nghĩa là nói: “chúng ta đến làm tình song tu đi!. Quả thật là đáng sợ!

 

Một đệ tử Phật giáo chính tín nếu không hiểu nguồn cơn bên trong mà gặp người khác lại chào hỏi bằng thủ ấn này thì có khác gì một loại xâm hại tình dục Tam mật, thậm chí đến mức làm nhục nhân cách? Phật giáo Đại thừa trong suốt một thời gian dài đã bị Lạt Ma giáo làm vấy bẩn, ô nhiễm quá nghiêm trọng rồi. Các thiện nam tín nữ chỉ một chút lơ là không chú ý là bị họ làm trò bịp, gây tổn hại, trở thành vật cúng tế hoặc nhân viên tiếp thị của tà dâm pháp Tạng Mật. Thiết mong tất cả các Phật tử chính tín nên thận trọng tra xét và suy nghĩ kỹ càng: cái gọi là “Phật giáo Tạng truyền liệu có phải là chính pháp mà Thích Ca Thế Tôn truyền lại hay không? Hay nó là tà pháp của ngoại đạo đội lốt Phật? Cái “lục tự đại minh chú này liệu có phải là vô lượng công đức như họ tuyên truyền hay không? Hay là thuốc độc dẫn người ta vào hố lửa? Vì lợi ích và huệ mệnh trường kiếp của mình và của người khác, xin hãy khảo sát cho kỹ, suy nghĩ cho thấu đáo rồi hãy lựa chọn. A Di Đà Phật!

Thủ ấn chào hỏi đang thịnh hành trong giới Phật giáo ngày nay kỳ thực là thủ ấn trưng cầu ý kiến (hỏi) người khác giới học Mật có muốn hợp tu song thân pháp hay không.

 

 

Đại Nhật Như Lai của Mật tông là Phật giả dạy người ta song thân pháp, cầu dâm lạc, không phải là Phật Tỳ Lô Giá Na của Phật giáo chính thống.

 

Thủ ấn Đại Nhật Như Lai của Mật tông chính là đại diện cho song thân pháp. Miệng thì niệm lục tự đại dâm chú, tay kết ấn song thân pháp, đó chính là tâm tưởng và phép tu của Phật giáo Tạng truyền Lạt Ma.

 

 

Mục đích trì tụng lục tự đại dâm chú chính là muốn nữ đệ tử cùng với Lạt Ma tu “song thân pháp nam nữ hòa hợp” như trong hình.

 

 

Tác giả: Giáo sư Chính Huyền

Xuất bản: Hội đồng tu Chính Giác Phật giáo

Địa chỉ: Tầng 9 số 277 đoạn 3 đường Thừa Đức thành phố Đài Bắc (103)

Điện thoại: 0225957295 (máy lẻ 10-21) – liên hệ buổi tối.

Fax:0225954493

In lần 1:01/7/2011 – 2 vạn cuốn.

In lần 12:08/2013 2 vạn cuốn.

 


[2] Xem “Quan hệ giữa lục tự đại minh chú và Mật tông”, xuất bản 31.3.2009 trên http://damocollege.ehosting.com.tw/forum/forum35.htm

[3] Trích lục từ “Duy Ma Cật kinh giảng ký” trang 242 của Đạo sư Bình Thực, nhà xuất bản Chính Trí.

[4] Pháp sư Đạo Trí trong cuốn “Học tập nghi quỹ” viết: “Sau khi chào hỏi xong thì thế nào? Sẽ kết một cái thủ ấn…gọi là ấn Tỳ Lô Giá Na, tay phải ôm lấy tay trái, ngón trỏ chạm với ngón trỏ, ngón trỏ bên phải hơi nhô ra so với ngón trỏ trái, hơi cong một chút, không phải là 2 ngón trỏ hợp thành hình dạng nhọn.”

http://www.bailinsi.net/06xly/03yjj/16/25bsz-zzyg.htm

Sau khi vấn lễ xong, nghiêm cẩn hơn nữa là hợp chưởng trước ngực (chắp tay hình chữ thập), hơi cúi người, khi hai tay hợp chưởng thuận đà hướng xuống đất, lập tức đan xen ngón giữa, nhẫn, út của tay phải với ngón giữa, nhẫn, út của tay trái, hai đầu ngón trỏ kết với nhau thành hình bán nguyệt, không được tạo thành hình nhọn. Hai ngón cái cũng kết hợp với nhau, rồi đứng thẳng người lên, lúc này đưa tay ấn lên trên cho đến giữa hai hàng lông mày, thủ ấn lúc này gọi là “ấn Tỳ Lô Giá Na”. Khi làm thủ ấn này, Phật tính mà chúng ta vốn có trong 1 sát na sẽ kết nối với pháp thân của Phật, tức là lấy tâm ấn tâm, Phật sẽ hội ý với tâm chúng ta, về lý là đại lễ tối cao trong chào hỏi. http://www.xuefo.net/show1_30086.htm


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0