Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

I. TIẾT LỘ BÍ MẬT CỦA LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ

 

Nguyên ý của 6 chữ Om Ma Ni Pad Me Hum của tiếng Phạn là: Chữ “Om” trong tiếng Phạn chỉ là một âm trầm thấp, dùng trước các câu chú để biểu thị sự tôn kính, chúc nguyện… “Ma Ni” có nghĩa là “châu báu”. “Pad Me” nghĩa là “hoa sen”. Dịch trực tiếp tiếng Phạn sang tiếng Hán chỉ là sự tán thán đối với châu báu và hoa sen”, nhưng trong Mật giáo người ta thường cho là một câu chân ngôn có hàm chứa bí mật thâm diệu, là cái Đức bản thệ (lời thề gốc) của Phật Bồ Tát, không giới hạn ở ý nghĩa mặt chữ, cho nên tùy theo sự lý giải, phát huy khác nhau của mỗi người mà có sự giải thích mang tính tượng trưng, phụ họa. Mật giáo là tôn giáo lấy phái Tính Lực (Song thân pháp) của Ấn Độ giáo làm gốc, cũng thuận lý thành văn mà đem hai thứ châu báu, hoa sen” mà nhân thể hóa thành hai cơ quan sinh dục của nam nữ. Đây dường như là thường thức của Mật giáo. Trong Phật giáo Tạng truyền có rất nhiều kinh điển và sách luận đã giải thích châu báu và hoa sen chính là tượng trưng của cơ quan sinh dục nam và nữ, ngụ ý là quy đầu và âm hộ. Còn chữ Hum dùng trong câu chú hoặc âm tiết có thần lực.

 

Lục tự chân ngôn là chân ngôn cao nhất trong Liên hoa bộ của Phật giáo Tạng truyền[1], bắt đầu từ “Ma Ni toàn tập về sau có vô số sách luận của Mật giáo, khai thị của đạo tràng và giải thích trên mạng đều tán dương lục tự chân ngôn này, thổi phồng trí tuệ, huyền nghĩa, tác dụng, công đức của nó. Thậm chí còn đem 6 chữ này tách nhỏ ra, lần lượt phối với lục thân, lục bộ, lục trường tịnh, lục đại khí quan, lục chủng phiền não, lục đạo luân hồi, lục chúng sinh sự, lục độ Ba la mật… không gì không bao hàm, quy chụp lên tất cả mọi pháp. Cho đến việc tu hành thành Phật, cũng nằm trong cả thần lực của 6 chữ. Nhưng chân tướng và bí mật của nó thì thế nào? Nếu quả thực đúng như sự thần kỳ mà kinh văn bên Mật giáo tuyên cáo thì tại sao lại không thấy ví dụ nào trong kinh văn bên Hiển giáo đề cập đến để “trì tụng 6 chữ này mà đoạn Ngã kiến, chứng Sơ quả hoặc khai ngộ minh tâm chứng đắc Chân Như[2]? Mà ngược lại, đa phần chỉ mang ý nghĩa cầu cúng tiêu tai giải ách, theo lành tránh dữ? Còn việc có ứng nghiệm hay không, cũng chưa hẳn được mọi người cùng khẳng định. Đối diện với việc Phật giáo Tạng truyền theo truyền thống chỉ quen hát bài cao giọng, nói khoác lác mà không có tác dụng đích thực, chúng ta cần thiết phải kiểm điểm lại xem nội hàm của 6 chữ này là “chân ngôn hay là “vọng ngôn? Là “minh chú hay là “âm phù? Là “thỉnh Phật hay là “chiêu quỷ? Là “chính tâm hay là “tà dâm?

 

Sách Nam Tài Nhượng lại nói:

Từ những năm 80 trở lại đây, nghiên cứu về lục tự chân ngôn lại có những đột phá mới, những luận văn học thuật ngày càng nhiều hơn. Luận văn có tính đại diện gồm 2 cuốn: Một cuốn là “Khảo sát và giải thích lục tự chân ngôn của Phật giáo Tạng truyền” của Triệu Lỗ, cuốn kia là “Bác bỏ những luận điệu hoang đường của cái gọi là ‘Khảo sát và giải thích lục tự chân ngôn’” của ông Đa Thức nhằm vào quan điểm của Triệu Lỗ. Ông Triệu Lỗ cho rằng, lục tự chân ngôn vốn là một lời cầu cúng của cổ Ấn Độ, được đạo Bà La Môn và Ấn Độ giáo kế thừa, rồi sau đó được Mật giáo (Phật Mật) tiếp thu. Nguyên ý của nó “hòn châu báu trên hoa sen đỏ”, là tượng trưng của ‘cơ quan sinh dục nữ’ và ‘âm vật’… Còn ông Đa Thức thì triệt để phủ định thuyết lục tự chân ngôn bắt nguồn từ “hòn châu báu trên hoa sen đỏ” của Ấn Độ giáo của họ Triệu, nhấn mạnh rằng cái tập tục của cổ Ấn Độ như kiểu “châu báu, hoa sen” và “sùng bái bộ phận sinh dục nữ” không có điểm chung. Cả hai cuốn luận văn này đang có ảnh hưởng rất lớn đến giới học thuật.

 

Xét theo sự tranh luận của hai cuốn luận văn thì nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của lục tự chân ngôn dưới sự nghiên cứu của học thuật ngày nay thì có hai cách lý giải và kết luận hoàn toàn khác nhau. Cũng không nên bị mê hoặc đơn phương dưới quyền uy của các loại tôn giáo (cách nói chính thức của Tạng Mật). Cách giải thích tương đối hợp tình hợp lý là 6 chữ này có hai lớp ý nghĩa hiển (theo mặt chữ) và mật (tượng trưng). Về mặt truyền giáo, tất nhiên cần lấy ngôn từ tán thán theo chiều tích cực, dễ hiểu bề ngoài. Nhưng thực chất lại tàng ẩn Tâm pháp tu chứng cao nhất của Mật giáo (Vô thượng Yoga), khiến cho những người trì tụng bất giác đạt được dâm ý (khẩu nghiệp) qua âm thanh. Do bài luận văn của Triệu Lỗ chưa được đăng trên mạng, cho nên ở đây chỉ chú dẫn trong cuốn “Bác văn của Đa Thức để độc giả tham khảo, suy nghĩ thêm về khía cạnh tàng ẩn của câu chú:

 

“Lục tự chân ngôn” vốn là một lời chúc từ cầu cúng của Ấn Độ cổ, được đạo Bà La Môn và Ấn Độ giáo kế thừa, sau đó lại được Mật giáo (chỉ Phật Mật) tiếp thu. Cái gọi là “thành Phật” của họ (chỉ Mật giáo) chỉ là cảnh giới “khoái lạc” của người thường. Mà cái loại “khoái lạc” này khác hẳn với cái Lạc của “thường lạc ngã tịnh” trong cảnh giới Niết Bàn ở Phật giáo nói chung.

Phật giáo Tạng truyền là một loại tôn giáo “đảnh lễ mô bái” vật tượng trưng của cơ quan sinh dục nữ, lấy việc truy cầu “giao hợp nam nữ”, “khoái lạc” là mục đích cuối cùng.

Bức tranh “hòn châu báu trên hoa sen đỏ”có hình tượng rất sinh động, thường được dùng làm đồ trang sức trong Phật đường, trên đó vẽ một bông hoa “sen đỏ”đang nở tung, bên trong có gương sen xanh nhiều hạt to lớn, trên gương sen còn có một hòn châu báu phát quang lấp lánh, mô tả rõ ràng nguyên văn tiếng Phạn của “lục tự chân ngôn”.

Mật giáo xét về mặt nghĩa lý thì đơn giản, thông tục hơn so với Phật học Đại thừa, xét về mặt giới luật thì cũng khoan dung, dễ thực hành hơn so với Phật học Đại thừa, cho nên cũng được gọi là “Dị hành thừa”. Mật giáo và Ấn Độ giáo có sự hợp lưu tinh thần, trong quá trình hai bên hấp thu lẫn nhau đã trở nên hưng thịnh… “Chân ngôn” trở thành câu tụng chú, mấu chốt của nó là ở chỗ từ đạo Bà La Môn truyền đến Mật giáo, đều là sự kế thừa một mạch… Từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, Mật giáo mới nổi theo vận thế mà sinh ra [3].

 

Dù Lạt Ma Đa Thức tầm chương trích cú để phản bác lại quan điểm trong luận văn của Triệu Lỗ, nhưng thứ nhất, những căn cứ cho dẫn chứng lập luận của ông ta vẫn dựa vào giáo nghĩa của hệ thống Mật giáo, tức là tự nói tự làm theo ý mình, không đủ để làm bằng chứng; hai là, nếu như Mật giáo Tây Tạng có cách tu hành tốt đẹp (không tham tạp nội dung của phái Tính Lực và Bôn giáo, không thực tu song thân pháp, không đề cao Vô thượng Yoga lạc không song vận…), giống như sự thanh tịnh đoan chính của Phật pháp Đại thừa thì cũng không đến nỗi vô ích, trống rỗng, không gây ra sự nghi vấn và phản bác của các hành giả chính pháp và các học giả Phật giáo. Huống hồ, trong các trước tác của tổ sư các phái của Mật giáo xưa nay, chỗ nào cũng lấy “cơ quan sinh dục nam nữ để lý giải chính thức cho “châu báu và “hoa sen. Đó là thường thức mà các đại sư và người tu học của Mật giáo xưa nay đều biết rõ trong lòng, quy ước mà nên. Còn lục tự chân ngôn vốn đã được “Tổ tôn tam pháp vương[4] và Tùng Tán Can Bố ban đầu dẫn chứng, chú giải, ban hành, trở thành của báu gia truyền của Mật giáo Tây Tạng, lại trực tiếp lấy “châu báu, “hoa sen là chủ đề, cô đọng, khái quát giáo nghĩa trọng tâm, mật ý vô thượng của Phật giáo Tạng truyền hơn ngàn năm sau này, cũng chính là nam nữ song tu, tức thân (sắc dục) thành Phật (Ma) – Đây chính là chân tướng của Phật giáo Tạng truyền, cũng là con đường tu đạo truyền thống các đời của họ. Những người truyền giáo của Tạng Mật nên bình tĩnh thừa nhận, công khai bày tỏ, chứ không phải là ác khẩu xảo biện, giấu ngầm vào Mật, tiếp tục lấy giáo pháp đã bị ô nhiễm để đầu độc xã hội, dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh! Dưới đây xin đưa ra dẫn chứng là người nhà của Phật giáo Tạng truyền – Cô Cơ Mễ Nhã 14 tuổi đã thành “Phật Mẫu, lấy thân mình ra làm chứng cớ:

 

Phật giáo Tạng truyền là sự kết hợp của Phật giáo Ấn Độ (Hiển tông), Sinh thực phái của Ấn Độ giáo (phái Tính Lực ) và văn hóa Bôn giáo… Hoa sen sinh ra theo điểu trượng (gậy đầu chim)… đem Tân Mật đến cao nguyên, kiến lập đầu tiên ở chùa Tang Da, tiếp thu nội dung của quốc giáo lúc bấy giờ là Bôn giáo, manh nha hình thành Tạng Mật. Trung tâm của Tân Mật gọi là “Lạc Không song vận”… Hình thức tu trì của Đại Du già (Yoga) Thản Đặc La Pháp của Tân Mật quy định là “Nam nữ hòa hợp đại định”, có nghĩa là nam nữ giao hợp cùng nhau nhập định. Hình thức hòa hợp đại định bị các tăng nhân Ấn Độ đem đến Điểu Tư Tàng… Vì Bôn giáo chủ trương “Nam nữ tương xúc âm dương thành đại luân”, tín ngưỡng nam nữ thần, sùng bái sinh thực khí (bộ phận sinh dục) của nam nữ, cho nên Vô thượng Yoga đã bắt rễ ở cao nguyên này”.

“…Các câu thần chú của Tạng Mật có rất nhiều, có câu chú bắt nguồn từ Bôn giáo, ví dụ như lục tự chân ngôn Úm Ma Ni Bát Mê Hồng, theo Mật lý thì nó bao gồm cả Phật bộ, Bảo bộ, Liên hoa bộ, Kim Cương bộ, có bi – lạc hợp thành nhất thể, là đường đi đến Niết Bàn. Kỳ thực, chữ “Úm” là từ đầu câu còn chữ “Hồng” là từ cuối câu, “Ma Ni” là châu báu như ý, “Bát Mê” là sự thuần khiết của hoa sen. Mà hoa sen theo nghĩa lý của Ấn Độ giáo thì chỉ nói là biết nghĩa là gì rồi…[5]

 

Theo như sự giải thích của Cơ Mễ Nhã thì mật ý của lục tự chân ngôn chính là “bộ phận sinh dục nữ thuần mỹ ơi, đúng là châu báu như ý!, hay “đem hạt châu như ý (dương vật) đặt vào trong hoa sen (nữ âm). Tụng niệm lục tự đại minh chú thì chẳng khác gì tụng rằng: “Nào! (chúng ta) làm tình đi!.

 

Da Luật Đại Thạch cũng từ “Âm dương hòa hợp tiến hành thảo luận mật ý của lục tự chân ngôn như sau:

 

Theo lý luận của Lạt Ma giáo, sự kết hợp của âm dương lưỡng cực đã sáng tạo nên thế giới này. Vậy sự kết hợp của âm dương lưỡng cực là gì? Sự kết hợp cơ bản nhất chính là sự “kết hợp tình dục” của nam nữ. Trong kinh văn Hevajra Tantra của Lạt Ma giáo, chúng ta có thể phát hiện thấy “chư Phật chư Bồ Tát” sinh ra như thế nào thông qua giao hợp tình dục. Nói tóm lại, tất thảy mọi thứ trong vũ trụ đều được sinh ra trong quá trình “giao hợp”. Vậy thì, những người tu hành nếu như có thể kiểm soát được quan hệ tình dục bằng pháp thuật thì anh ta có thể khống chế được suối nguồn quyền lực của vũ trụ. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự khác nhau một trời một vực giữa Lạt Ma giáo và Phật giáo Đại thừa. Phật giáo Đại thừa luôn luôn giữ một thái độ kiên quyết kiêng kỵ đối với “tình dục”…Còn Lạt Ma giáo thì cho rằng quan hệ tình dục là khởi nguồn của tất cả, là cội nguồn của sinh mệnh, coi “kiểm soát hoạt động tình dục” là đại pháp tu luyện thành Phật (tham chiếu chú thích 4). Khởi đầu từ tư tưởng kiểu đó, cơ quan sinh dục đương nhiên trở thành vật được sùng bái. Cách gọi cơ quan sinh dục nam chính là Kim Cương (hoặc Bảo thạch – đá quý – Vajra), tiếng Tạng dịch thành Dorje, đồng thời lại đắp vào rất nhiều ý nghĩa khác (như Dũng sĩ, Lôi điện…). Còn cơ quan sinh dục nữ thì được gọi là Hoa sen (Padma) hoặc Linh đang (Gantha). Gậy (chùy) Kim cương và Linh đang là pháp khí mà mỗi vị Lạt Ma đều phải có. Còn nhớ câu chân ngôn “Om mani padma hum” – lục tự đại minh chú “Úm ma ni bát mê hồng” không? “Mani” chính là chỉ cái đầu của dương vật, còn “Padma – hoa sen” chính là âm hộ. Tất cả mọi kinh văn của Mật tông đều lấy câu này để mở đầu: “Ta nghe nói: ngày trước thần tối cao đã dừng nghỉ ở trong hoa sen của Kim Cương nữ, thân thể, lời nói, tri giác của tất cả Phật tổ đều thể hiện ở Kim Cương nữ”. Nghe nói câu này đã bao hàm chân lý cao nhất của Mật tông…Cặp thần bí nhất trong lý luận âm dương là Trí tuệ (Prajna) và Phương pháp (Upaya), trong đó Trí tuệ là âm, Phương pháp là dương… Theo giáo nghĩa của Lạt Ma giáo, âm và dương là mặt đối lập, nếu tồn tại đơn độc đều không thể gọi là hoàn mỹ, sự ảo diệu của nó nằm ở chỗ kết hợp, sự kết hợp âm dương là chân lý sinh ra thế giới[6].

 

Ở Trung Quốc thời nhà Tống, Phạm tăng Thiên Tức Tai tuy dịch là cuốn kinh Đại thừa trang nghiêm bảo vương”, nhưng người Hán lại không tụng niệm câu chú này[7], vẫn coi “Lăng Nghiêm chú, “Vãng sinh chú là chính, trong tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát thì lại trì tụng “Đại bi chú hoặc “Bát Nhã tâm chú. Các đệ tử Hiển giáo trì chú chỉ đọc chú sau khi đã tụng kinh xong, chứ không lấy đó làm chuyên tu. Còn Mật tông thì trì chú không những là một trong những phương pháp tu luyện chính ra còn có lồng ghép những ý nghĩa và công dụng đặc biệt. Có rất nhiều kinh điển Mật giáo cũng vì để lưu truyền cách trì tụng các câu chú mà biên soạn ra. Mật tông cho rằng câu chú chính là chân ngôn của Phật Đà, một câu “Úm ma ni bát mê hồng có thể tiêu tai trường thọ, trừ tà tị nạn, cầu gì được nấy. Tuy nhiên, dù các tà sư Mật giáo dù có tuyên truyền bằng những lời hoa mĩ đường mật, nói sùi bọt mép thì người Hán vẫn không đồng ý tiếp thu những Lạt Ma giáo và những hành vi trì chú của họ, ví dụ như:

 

Đầu năm Vĩnh Lạc, hoàng đế sai sứ nghênh tiếp chân tăng từ Thiên Trúc đến kinh thành, (ông ta) hiệu là Đại bảo Pháp vương, trụ ở chùa Linh Cốc, có vẻ linh dị, nói có phép thần thông. Ông ta dạy mọi người niệm “Úm ma ni bát mê hồng”, thế là những người tin theo ngày đêm tụng niệm. Lúc đó có quan Hàn lâm thị độc Lý Kế Đỉnh cười nói rằng: “Nếu như ông đã có thần thông, đương nhiên thông hiểu tiếng Trung Quốc, vậy tại sao lại phải đợi có người phiên dịch mới hiểu? Những người vẫn niệm cái gọi là “Úm ma ni bát mê hồng” lại đọc thành “ta đến lừa người”, ngươi không ngộ gì cả”[8].

Câu “Úm ma ni bát mê hồng” trong kinh Phật xưng là lục tự chân ngôn, được truyền từ Tây vực. Có lời rằng “Úm ma ni bát mê hồng” bao gồm cả ý “ta ở đây lừa bịp ngươi”, nghĩa gốc của 6 chữ, không hẳn là như vậy, thế mà lại nói vậy, bảo là lời của Phật, chuyển âm nghĩa đều rõ ràng[9].

 

Những lời mà Lý Kế ĐỉnhĐông Thế Tư nói, tuy là những lời châm biếm, nhưng cũng chỉ ra được sự thực của nó, nói làlục tự đại minh chú chẳng thà nói là “lục tự đại dâm ngôn. Nếu như chỉ đọc lấy âm mà không cần biết ý nghĩa của nó, thì cũng có thể phỏng dịch thành “All money pay me home – Đem tất cả tiền ra trả cho ta về nhà, chẳng thực tế lắm sao[10]?

 

Nếu như chưa từng tu luyện Phật giáo Tạng truyền, cũng không chấp nhận tà kiến của “Song thân pháp thì không nên theo mốt mà trì tụng câu chú này, mà nên niệm những thứ liên quan đến Quán âm, niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Đại bi chú, khi mệnh chung có thể vãng sinh Cực Lạc. Như vậy, được trăm cái lợi mà vô hại, há chẳng hoan hỉ an ổn hơn sao?

 

Còn nếu như sai lầm vướng vào Phật giáo Tạng truyền, đã biết mật ý của “Nam nữ song tu rồi mà vẫn mù quáng tin theo ngụy kinh ngụy luận của Mật giáo, lại tự cho rằng căn khí cao hơn cả chư Phật, pháp duyên còn hơn cả Di Lặc, cho nên mới có tư cách lắng nghe, trì tụng “lục tự đại minh chú để nhanh chóng có thể tích lũy các loại công đức, như thế thì nguy hiểm lắm lắm!

 

Nếu có tính hướng thiện lại nghiêng về thích trì chú, so sánh giữa Hiển giáo và Mật giáo, thì công đức xưng niệm 6 chữ hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật (bao gồm cả tổng nhiếp tất cả mọi công đức của Phật A Di Đà) sẽ lớn gấp vạn ức lần so với lục tự chân ngôn (là âm chú thờ cúng quỷ thần, hướng đến tà dâm), thậm chí có thể nói là một chính một tà, khác nhau một trời (vãng sinh cực lạc) một vực (đọa xuống địa ngục)! Cho nên mới có câu: Muốn biết việc phải thẩm xét kỹ!

 

Chúng ta cũng có thể bắt đầu từ lục tự đại minh chú, cũng có nghĩa là căn cứ nghĩa lý trong kinh điển để khảo sát nội hàm của nó xem liệu có phù hợp với ý nghĩa chân thực của chính pháp Như Lai hay không?


[1] Liên hoa bộ là Mật tục song thân pháp nhìn từ góc độ nữ tính, còn gọi là Mẫu tục.

[2] Danh từ Hiển giáo (công khai) là bên Mật giáo (bí mật) đưa ra để tạo sự đối lập chứ Phật giáo chỉ có Nhất thừa, không phân Mật – Hiển. Đoạn trừ Ngã kiển chứng Sơ quả là quả vị đầu tiên mà La Hán chứng được.

[4] Sử sách Tây Tạng tôn xưng ba vị đế vương vun trồng Phật (Mật) giáo gồm Tùng Tán Can Bố, Xích Tùng Đức Tán, Xích Nhiệt Ba Kiên (Xích Tổ Đức Tán) làm “Tổn tôn tam (pháp) vương”, đồng thời lần lượt gán vào làm hóa thân của ba vị Bồ Tát Quán Âm, Văn Thù và Kim Cương Thủ. Xem chi tiết tại cuốn “Phật giáo Thổ phiên”, trang 48, Nhà xuất bản văn hiến xã hội khoa học Bắc Kinh, tháng 5/2007.

[5] Cổ Tử Văn viết “Thâm nhập Tạng địa: ghi chép 10 vạn kilomet vùng Tây Tạng”, tiết 6 – Hoan hỉ Kim Cương song thân tu Phật mẫu Chu Ba Cơ Mễ Nhã. http://www.ccthere.com/article/823356

[6] Sách “Nói chuyện văn hóa Tây Tạng – Mật ý của Mật tông Tây Tạng” của Da Luật Đại Thạch, trang 24 – 27. http://www.a202.idv.tw/a202-big5/Book6002/Book6002-0.htm

[7] Theo “Quan hệ của của lục tự đại minh chú với Mật tông” của Hoàng Cao Chính: “Lục tự đại minh chú bắt nguồn ở kinh “Phật thuyết đại thừa trang nghiêm bảo vương”, đời Tống Thái Tông năm thứ 8 Thái Bình Hưng Quốc (CN 983) do Phạm tăng Thiên Tức Tai truyền vào Trung thổ… Thời Tống triều còn có một câu đại minh chú 6 chữ khác bắt nguồn từ cuốn kinh “Phật thuyết thanh lục tự đại minh vương đà la ni” và kinh “Thánh lục tự tăng thọ đại minh đà la ni” doThi Hộ phiên dịch. Hai câu này có cách đọc hoàn toàn khác nhau…vì sao câu trước lại được nhiều người biết đến hơn câu sau? Nguyên nhân là: Trong cuốn kinh “Phật thuyết đại thừa trang nghiêm bảo vương”, Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi bày tỏ khẳng định đối với việc Trừ Cái Chướng Bồ Tát tu tập được lục tự đại minh chú, lập tức xuất hiện 77 câu đê…Như Lai cùng nói Chuẩn Đề chú, tiếp theo đó lại có vô số trăm ngàn vạn câu đê na do tha…Bồ Tát hợp niệm lục tự đại minh chú. Do tín ngưỡng Chuẩn Đề đã thịnh hành thời nhà Đường, cho nên những người đề xướng tín ngưỡng Chuẩn Đề đã căn cứ vào cuốn kinh này, coi lục tự đại minh chú là một câu chú phụ khi tu Chuẩn Đề pháp để tu trì. Ví như, thời Đạo Tông Thiên Hựu hoàng đế của nước Đại Liêu, có pháp sư Đạo Thần viết cuốn “Hiển mật viên thông thành Phật tâm yếu tập”, thu nhập Úm Ma Ni Bát Mê Hồng, đó là một ví dụ trong đó. Tuy là như vậy, lục tự đại minh chú vào thời kỳ Tống Liêu cũng chưa được coi trọng quá mức”. 31/3/2009. http://damocollege.ehosting.com.tw/forum/forum35.htm

[8] Theo sách “Ký viên ký sở ký” của Triệu Cát Sĩ đời Thanh sơ, quyển 12 – Sáp cúc ký. http://www.guoxue123.com/biji/qing/jysj/012.htm

[9] Theo “Nhĩ thư – dị bộ” của Đông Thế Tư đời Thanh. http://wenku.baidu.com/view/9ff98107887101f69e3195b9.html


Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0