Ngày 01.09.2007, bộ pháp quy “Biện pháp quản lý chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền” (dưới đây gọi tắt là “Biện pháp”) đã được chính thức thi hành. Bộ “Biện pháp” này bắt nguồn từ đâu? Điểm sáng của nó là gì? Ngày này mười năm sau, chúng ta hãy kiểm điểm lại tình hình thực thi của nó.
Nhìn về quá khứ, xem cội nguồn chế định trong lịch sử
Nói đến Phật sống chuyển thế trong Phật giáo Tạng truyền, nhiều người không lấy làm lạ, nhưng e rằng nhiều người mới chỉ “biết nó thế mà không biết vì sao nó thế”. Trên thực tế, năm Thuận Trị thứ 10 (năm 1653), hoàng đề Thuận Trị đã sách phong cho Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 làm “Tây Thiên Đại Thiện Tự Tại Phật Sở Lĩnh Thiên Hạ Thích Giáo Phổ Thông Ngõa Xích Lạt Đán Lạt Đạt Lai Lạt Ma”, ban cho sách vàng, ấn vàng. Từ đó về sau, Đạt Lai các đời đều phải trải qua sự phê chuẩn sách phong của chính phủ trung ương, trở thành định chế, cái danh xưng “Đạt Lai Lạt Ma” và địa vị chính trị tôn giáo ở Tây Tạng của ông ta cũng chính thức được xác định. Năm Khang Hy thứ 52 (năm 1713), hoàng đế Khang Hy đã phái quan Khâm sai đại thần đến chùa Trát Thập Luân Bố, “chiếu theo lệ sắc phong Đạt Lai”, đã sách phong cho Ban Thiền đời thứ 5 La Tang Ích Tây làm “Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni” và ban cho sách vàng, ấn vàng, từ đó xác lập địa vị của Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni trong phái Cách Lỗ thuộc Phật giáo Tạng truyền. Như vâỵ, hai hệ thống Phật sống chuyển thế lớn nhất này trong phái Cách Lỗ ở Phật giáo Tạng truyền đã nhận được sự ủng hộ của chính phủ trung ương và hình thành nên định chế do chính phủ trung ương phê chuẩn và sách phong.
Thế nhưng, vào những năm Càn Long triều Thanh, tình hình chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền đã có sự rối loạn và bùng phát, đôi lúc có hiện tượng quý tộc Mông Tạng câu kết với đại Phật sống hoặc Thần hộ pháp, xác nhận con cháu đời sau nhà mình là Phật sống chuyển thế; cũng có vài vị Đạt Lai Lạt Ma còn chưa thành niên đã chết yểu. Hai anh em của Ban Thiền đời thứ 6 đều là đại Phật sống, nhưng vì tranh đoạt phần thưởng của triều đình nhà Thanh dành cho Ban Thiền thứ 6 đã viên tịch mà sinh lòng oán hận, đem oán riêng đó đi dẫn ngoại địch Quách Nhĩ Khách (nay là Nepal) dẫn quân xâm nhập Hậu Tạng, càn quét sạch sành sanh chùa Trát Thập Luân Bố. Hoàng đế Càn Long phái đại quân tiến vào đất Tạng, sau khi đánh đuổi quân Quách Nhĩ Khách đi, đã lệnh cho đại tướng cầm quân Phúc Khang An hội họp với Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 và chính quyền địa phương Cam Đan Phả Chương, cùng nhau quyết định chương trình Tạng sự, sau khi báo cáo hoàng đế Càn Long khâm định (phê chuẩn), gọi là “Chương trình Khâm định Tạng nội thiện hậu” (Vì tổng cộng có 29 điều, nên gọi tắt là “Nhị thập cửu điều”).
Thông qua sự việc này, hoàng đế Càn Long hết sức coi trọng vấn đề chuyển thế của Phật sống ở đất Tạng, trong cuốn “Lạt Ma thuyết”, ông ta đã chỉ ra rằng: “…Nhận thấy gần đây, dưới sự xoay vần, Hô Tất Lặc Hãn đứng lên dẫn dắt một dòng tộc. Cái chuyện này có khác gì với chế độ thế tập tước lộc? … Hô Tất Lặc Hãn chuyển sinh, ra đời từ một dòng tộc, thực ra là chuyện riêng. Phật lẽ nào lại có riêng tư? Cho nên không thể không cấm”. Nhưng là cấm thế nào? Ông ta đã kê ra một “đơn thuốc” – Điều thứ nhất trong “Nhị thập cửu điều” chính là đề ra việc xóc thẻ bình vàng truyền đời đến ngày nay. Điều này trực tiếp thể hiện quyền lực của vương triều trung ương, đồng thời thay thế luôn tình trạng Thần hộ pháp nói là xong thời xưa.
Chiếc bình vàng và thẻ ngà dùng để chế định linh đồng chuyển thế của đại Phật sống Mông Tạng do hoàng đế Càn Long ngự chế.
Chế độ xóc thẻ bình vàng đã nhận được sự tán đồng và ủng hộ cao của quan dân tộc Tạng lúc bấy giờ. Khi chiếc bình vàng do hoàng đế Càn Long hạ lệnh chế tác đem đến Lhasa, Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 đã đích thân dẫn một loạt quý tộc và cao tăng ba chùa lớn đi nghênh rước, chứng tỏ giới Phật giáo Tạng truyền và tín chúng hoàn toàn ủng hộ quyết định của chính phủ trung ương.
Đến thời Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ trung ương hoàn toàn duy trì chế độ xóc thẻ bình vàng, đồng thời năm 1936 đã ban bố “Biện pháp chuyển thế của Lạt Ma”, quy định việc chuyển thế của đại Phật sống bắt buộc phải báo lên trung ương, sau đó mới được dựa vào chế định lịch sử, nghi quỹ tôn giáo để đi tìm kiếm, rồi trải qua việc xóc thẻ bình vàng, cuối cùng xin trung ương phê chuẩn. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sở dĩ không trải qua giai đoạn xóc thẻ bình vàng, đó là vì năm 1940, chính phủ trung ương đã ban bố mệnh lệnh, phê chuẩn Lạp Mộc Đăng Châu được miễn xóc thẻ bình vàng, kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Từ “Chương trình Khâm định Tạng nội thiện hậu” do triều Thanh ban bố đến “Điều lệ quản lý Lạt Ma tự miếu”, “Biện pháp chuyển thế của Lạt Ma” do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ban bố, nó đã cho thấy chính phủ trung ương Trung Quốc vẫn luôn có căn cứ pháp luật để quản lý đại Phật sống của Phật giáo Tạng truyền.
Những biện pháp này đã thể hiện vai trò quản lý của trung ương đối với Tây Tạng và mối quan hệ giữa Tây Tạng và tổ quốc. Tây Tạng với tư cách là một địa khu hành chính của Trung Quốc, chính quyền trung ương các đời đều đem các phương diện xã hội của Tây Tạng đưa vào hạng mục quản lý hành chính, cũng đem cả các đại Phật sống như Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni đưa vào diện quản lý của trung ương. Chính trị và lãnh tụ tôn giáo địa phương Tây Tạng đều do chính phủ trung ương bổ nhiệm, sự chuyển thế của đại Phật sống cũng là do chính phủ trung ương phê chuẩn xác nhận, nghi lễ tọa sàng (lên ngôi) cũng do đặc phái viên của chính phủ trung ương chủ trì.
Tinh tâm chế định, lịch sử truyền thừa thống nhất một mạch
Từ khi Trung Quốc mới thành lập đến nay, trước sau đã từng hoàn thành công tác chuyển thế của các đại Phật sống như Cát Mã Ba thứ 16, Ban Thiền thứ 10, Nhiệt Chấn đời thứ 6, duy trì được chế định lịch sử, giành được kinh nghiệm thành công, thể hiện quyền quyết định tối cao của chính phủ trung ương Trung Quốc đối với chủ quyền Tây Tạng, đối với sự việc chuyển thế của Phật sống. “Điều lệ sự vụ tôn giáo” ban hành năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.03.2005 cũng đặc biệt nhằm vào sự việc Phật sống chuyển thế của Phật giáo Tạng truyền để ra các quy định có liên quan.
Cùng với sự phát triển của thời đại, Phật sống chuyển thế của Phật giáo Tạng truyền ngày càng trở thành vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của Phật giáo Tạng truyền, đặc biệt là có liên quan đến mối quan hệ giữa các sự vụ tôn giáo Tây Tạng và chính phủ trung ương, liên quan đến sự đoàn kết các dân tộc Tây Tạng và ổn định xã hội, trước sự giao tranh giữa phân liệt và chống phân liệt, thì sự ra đời của một văn bản pháp quy phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại, chuyên quy phạm hoạt động chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền là một tình thế tất yếu.
Năm 2007, trải qua nhiều tháng, sau nhiều lần thay đổi bản thảo và trưng cầu ý kiến, cuối cùng đã lấy “Điều lệ sự vụ tôn giáo” điều 27 “Sự truyền thừa kế vị của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền, dưới sự chỉ đạo của đoàn thể Phật giáo, được thực hiện tuân theo nghi quỹ tôn giáo và chế định lịch sử, báo cáo Ban sự vụ tôn giáo chính quyền nhân dân cấp thành phố có thiết lập khu (quận) trở lên hoặc Chính quyền nhân dân cấp thành phố có lập khu trở lên phê chuẩn” làm cơ sở, đem quy định tuy ngắn nhưng vô cùng có trọng lượng này mở rộng thành “Biện pháp” có tổng cộng 14 điều khoản.
Với tư cách là văn bản pháp quy đầu tiên quản lý hoạt động chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Biện pháp” này bằng hình thức pháp luật đã quán triệt chính sách tự do tôn giáo tín ngưỡng, kế thừa chế định lịch sử và nghi quỹ tôn giáo của (hoạt động) Phật sống chuyển thế trong Phật giáo Tạng truyền, bảo vệ quyền lợi tự do tôn giáo tín ngưỡng của quần chúng tín giáo, tôn trọng đặc điểm tín ngưỡng, phương thức truyền thừa và nghi quỹ tôn giáo của Phật giáo Tạng truyền, quy phạm các sự việc chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của Phật giáo Tạng truyền.
Từ triều đình nhà Thanh đến Trung Hoa Dân Quốc cho đến Trung Quốc, thời thế tuy thay đổi, nhưng sự quản lý đối với các đại Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền vẫn thống nhất liền mạch, “Biện pháp” cũng đã kéo dài được chế định lịch sử tương quan. Từ nay trở về sau, hoạt động chuyển thế của đại Phật sống bắt buộc phải tuân theo chế định lịch sử, nghi quỹ tôn giáo, do chính phủ trung ương phê chuẩn, tuân thủ các pháp luật pháp quy có liên quan của quốc gia, bốn điều kiện này khuyết một cũng không được.
Mười năm thực tiễn, pháp luật đảm bảo tự do tín ngưỡng
Ngày 04.07.2010, nghi thức xóc thẻ bình vàng đối với linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu đời thứ 5 đã được cử hành trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chùa Đại Chiêu tại Lhasa. Linh đồng chuyển thế do xóc thẻ chọn ra sau đó đã được kế vị làm Phật sống Đức Châu Gia Dương Tây Nhiễu Ban Điển đời thứ 6. Đây là vị đại Phật sống đầu tiên được xác định thông qua xóc thẻ bình vàng sau khi thực thi “Biện pháp” từ năm 2007.
Năm đó, việc tìm kiếm và xác định linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu Giang Bạch Cách Sang Gia Thố đời thứ 5 vừa hay gặp lệnh ban bố “Biện pháp”, nhờ đó mà đã có được căn cứ pháp quy và sự bảo đảm đầy đủ. Căn cứ vào “Biện pháp”, Phân hội Tây Tạng của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đã tiến hành thẩm tra đối với việc tìm kiếm và xác nhận linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu, xác minh rõ trình tự báo cáo việc tìm kiếm và xác nhận linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu, chủ trì các công việc có liên quan của đoàn thể tôn giáo tìm kiếm và xác nhận, đồng thời xác định rằng linh đồng chuyển thế cần phải được xác nhận thông qua xóc thẻ bình vàng.
Ngày 07.04.2010, Sở Hành chính vùng Sơn Nam đã trình báo với Chính quyền nhân dân Khu tự trị Tây Tạng xin “thỉnh thị cho phép tìm kiếm và xác nhận linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu Giang Bạch Cách Tang Gia Thố đời thứ 5”. Chính quyền nhân dân Khu tự trị Tây Tạng cũng dựa trên các điều khoản có liên quan trong “Biện pháp”, vào ngày 23.04 cùng năm đã trịnh trọng ban bố “Phê chuẩn cho phép tìm kiếm và xác nhận linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu Giang Bạch Cách Tang Gia Thố đời thứ 5”. Căn cứ vào phê chuẩn này, Hiệp hội Phật giáo Sơn Nam đã thành lập tổ tìm kiếm, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phân hội Tây Tạng thuộc Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, nghiêm ngặt tuân theo “Biện pháp” và các nghi quỹ tôn giáo, chế định lịch sử để tổ chức thực hiện công việc tìm kiếm và xác định linh đồng chuyển thế của Phật sống Đức Châu.
Trong thời gian 3 tháng tiếp theo đó, sau khi thông qua cả một trình tự đầy đủ như tụng kinh cầu đảo, Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni Xác Cát Kiệt Bố bói toán chỉ thị phương hướng, chuyên gia lịch pháp thiên văn đoán quẻ, cao tăng xem hồ, bí mật phỏng vấn hơn 720 làng xóm, tổ tìm kiếm đã dần thu gọn lại phạm vi lựa chọn linh đồng, cuối cùng đã có 2 vị ứng viên linh đồng tham gia nghi thức xóc thẻ bình vàng. Linh đồng trúng thẻ sau khi được Chính quyền nhân dân Khu tự trị Tây Tạng phê chuẩn, tọa sàng, thì công việc chuyển thế của Phật sống Đức Châu đời thứ 5 coi như hoàn thành viên mãn.
Đến nay, vị Phật sống trẻ tuổi này hiện đang khắc khổ học tập, tinh tấn tu hành. Mà đây mới chỉ là hình bóng thu gọn tình hình đã trải qua của gần 60 vị Phật sống chuyển thế mới kể từ khi “Biện pháp” được ban hành 10 năm trở lại đây. Nhìn lại 10 năm này, từ quá trình tìm kiếm cho đến xóc thẻ bình vàng, từ thích độ (cạo tóc) tọa sàng đến bồi dưỡng giáo dục, sự chuyển thế của mỗi một vị Phật sống đều được nghiêm cẩn tiến hành tuân theo chế định lịch sử, nghi quỹ tôn giáo, phù hợp với các quy định có liên quan trong “Biện pháp quản lý chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền”.
Những thực tiễn thành công này lần lượt chứng minh với người đời rằng: Chính sách tự do tôn giáo tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Trung Quốc được quán triệt chấp hành toàn diện ở Tây Tạng và Tạng khu bốn tỉnh, rất nhiều tự viện Phật giáo Tạng truyền, cao tăng đại đức và quần chúng tín đồ hoàn toàn có thể dựa vào nghi quỹ tôn giáo để triển khai các hoạt động Phật sự bình thường, nhu cầu tôn giáo cơ bản của quần chúng tín đồ đều được thỏa mãn, hơn nữa là có vai trò tích cực trong việc bảo vệ sự phát triển ổn định của Tây Tạng và Tạng khu bốn tỉnh, bảo vệ sự phát triển lành mạnh có trật tự của Phật giáo Tạng truyền.
Trong ảnh là Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni - Xác Cát Kiệt Bố cạo tóc và ban pháp danh cho Phật sống Đức Châu đời thứ 6 vào tháng 7.2010
Nguồn tư liệu: Sách tranh “20 năm tọa sàng của Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni - Xác Cát Kiệt Bố”
Ý nghĩa sâu xa, nhân sĩ các giới phản ánh tốt đẹp
“Biện pháp” thực thi 10 năm đến nay, nhân sĩ các giới bao gồm cả các cao tăng đại đức giới Phật giáo Tạng truyền và các chuyên gia học giả giới Tạng học đều có đánh giá rất cao đối với “Biện pháp” này.
Thường ủy Chính hiệp toàn quốc (Ủy viên thường vụ Quốc hội), Phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Viện trưởng Viện Phật học Tây Tạng – Phật sống Châu Khang Thổ Đăng Khắc Châu phát biểu:
Trong lịch sử, Phật sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền chính tri và đời sống tôn giáo các địa phương vùng Tây Tạng, là lực lượng quan trọng của chính quyền trung ương trong việc quản lý có hiệu quả đối với khu hành chính Tây Tạng, cho nên chính quyền trung ương các thời kỳ đều hết sức coi trọng việc quản lý đối với sự chuyển thế của Phật sống.
Phó chủ tịch Chính hiệp Khu tự trị Tây Tạng, Bí thư tổ Đảng Phân hội Tây Tạng thuộc Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Phó Hội trưởng thường trực Sách Lãng Nhân Tăng nói:
Việc ban bố và thi hành Biện pháp mới đã tôn trọng đầy đủ các nghi quỹ tôn giáo và chế định lịch sử, quy phạm công tác chuyển thế của Phật sống, có lợi cho việc tuân thủ pháp luật và đảm bảo trật tự tôn giáo bình thường trong Phật giáo Tạng truyền, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo quần chúng và tín đồ, nhận được sự ủng hộ của nhân sĩ các giới trong Phật giáo Tạng truyền.
Học giả Tạng học nổi tiếng Trần Khánh Anh cho rằng:
Cục Sự vụ tôn giáo quốc gia ban hành “Biện pháp quản lý chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền”, bảo đảm các hoạt động tôn giáo bình thường của Phật giáo Tạng truyền theo quy định của pháp luật, quy phạm các công việc quản lý sự chuyển thế của các Phật sống.
Chủ nhiệm Văn phòng nghiệp vụ nghiên cứu khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Tạng học Trung Quốc Lý Đức Thành:
Những năm gần đây, công tác chuyển thế của Phật sống ở Tạng khu luôn thực hiện tốt, đặc biệt là “Biện pháp quản lý chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền” sau khi kế thừa “Chương trình Khâm định Tạng nội thiện hậu” của chính phủ triều Thanh và “Biện pháp chuyển thế của Lạt Ma” của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đã khiến cho công việc chuyển thế của Phật sống càng thêm rõ ràng, chính xác và toàn diện.
Trưởng phòng Tôn giáo, Trung tâm Nghiên cứu Tạng học Trung Quốc Châu Vĩ:
“Biện pháp” này trên phương diện chính trị, trình tự, thao tác cụ thể và trên phương diện quản lý, bồi dưỡng của Phật giáo Tạng truyền hậu kỳ đều quy định rất chi tiết, vừa kế thừa được truyền thống lại khá thực tế. “Biện pháp” này đã có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ sự thống nhất của tổ quốc, bảo đảm sự tự do tôn giáo tín ngưỡng của tín đồ quần chúng trong Phật giáo Tạng truyền, bảo vệ sự truyền thừa về mặt chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền. Xét về mặt tổng thể, “Biện pháp” trải qua 10 năm thực tiễn, dù là tín đồ quần chúng hay là Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền đều rất hài lòng. Cho nên, “Biện pháp” dù ở bình diện lý luận, ý nghĩa chính trị hay là bình diện thực tiễn, đều là một bộ pháp quy vừa phù hợp với truyền thống lại vừa phù hợp với hiện đại. Tin rằng “Biện pháp” sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của nó trong tương lai.
Tiến sĩ Lạp Gia Đương Châu, Phòng nghiên cứu đương đại, Trung tâm Nghiên cứu Tạng học Trung Quốc:
“Biện pháp” đã thể hiện được sự kế thừa đối với chế định lịch sử chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền, thể hiện được sự truyền thừa đối với truyền thống tôn giáo chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền, thể hiện được nguyên tắc quản lý các sự vụ Phật giáo Tạng truyền theo pháp luật, nó đã bảo vệ hữu hiệu và chứng tỏ được quyền uy tối thượng của chính phủ trung ương đối với công việc chuyển thế của Phật sống trong Phật giáo Tạng truyền, nâng cao trình độ pháp chế hóa của quản lý sự vụ trong Phật giáo Tạng truyền, xác định và bồi dưỡng được hàng loạt Phật sống chuyển thế mới yêu nước yêu giáo, bảo đảm hơn nữa sự truyền thừa văn hóa Phật giáo Tạng truyền theo pháp luật, thỏa mãn nhu cầu tôn giáo cơ bản của tín đồ quần chúng trong Phật giáo Tạng truyền. “Biện pháp” cũng đã át chế hữu hiệu các hành vi của thế lực phân liệt lợi dụng sự chuyển thế của Phật sống để thâm nhập phá hoại sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội Tây Tạng và Tạng khu bốn tỉnh, cũng như trật tự bình thường của Phật giáo Tạng truyền.
Ngày 10.07.2017, 7 học viên lớp Phật sống thiếu niên khóa thứ nhất của Viện Phật học Tây Tạng đã hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn học Tiểu học 3 năm, tốt nghiệp thuận lợi. Trong hình là các tiểu Phật sống đi chơi cùng nhau trong khuôn viên trường. Phóng viên Tân Văn Xã Trung Quốc (China News Service) Hà Bồng Lỗi chụp ảnh.
Tô Văn Ngạn
http://www.zytzb.gov.cn/tzb2010/S1831/201709/ead1f78539fb4120901d48c7ce87f7a4.shtml
Từ khóa: Phật sống, Phật giáo Tạng truyền, Hiệp hội Phật giáo, Khu tự trị, Đạt Lai Lạt Ma, xóc thẻ bình vàng, chuyển thế
Bài trước: CUỘC PHỎNG VẤN CỰU GIÁM ĐỐC CỦA SOGYAL RINPOCHE
Bài sau: PHÁP TU Ý DÂM VÀ THỦ DÂM CỦA ĐƠN NAM, NỮ TRONG MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Lượt xem trang: 6