CUỘC PHỎNG VẤN CỰU GIÁM ĐỐC CỦA SOGYAL RINPOCHE

Thực hiện phỏng vấn: Élodie Emery

Ngày 09.03.2016

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn với ông Olivier Raurich, cựu giám đốc của Sogyal Rinpoche tại Trung tâm Phật giáo Bản Giác Rigpa:

Phóng viên: Xin hỏi, ông bắt đầu có quan tâm đến Phật giáo từ lúc nào, và quen biết ông Sogyal Rinpoche từ lúc nào?

Olivier Raurich: Trước kia tôi học khoa Toán tại Học viện cao đẳng sư phạm (l’ecole normale superieure) ở Rue d’Ulm, hy vọng sau này có thể trở thành nhà nghiên cứu khoa học. Vào năm 24 tuổi, vì có lần vấp phải rủi ro về sinh tồn nên đã khiến tôi bắt đầu tìm hiểu về tâm linh. Khi tôi vừa tiếp xúc với Phật giáo, tôi rất thích khái niệm “nghiệm chứng xác nhận bằng kinh nghiệm bản thân”. Lúc mới bắt đầu thì chẳng có liên quan gì đến tín ngưỡng, nhưng thông qua đả tọa, mặc tưởng tôi đã có được nhiều lợi ích. Tôi bắt đầu tham gia một số buổi tọa đàm, từ đó mà gặp được ông Sogyal Rinpoche. Ông ấy biết nói tiếng Anh và dẫn dắt được sự hồi đáp. Mấy năm sau, ông ấy khen rằng tôi làm việc rất mẫn cán, năng lực tiếng Anh lại rất tốt, thế là tôi trở thành người phiên dịch cho ông ấy tại Pháp. Tuy nhiên, giữa chúng tôi không có bất kỳ mối quan hệ riêng tư nào, bởi vì Sogyal Rinpoche nhanh chóng thực hiện quyền kiểm soát tuyệt đối. Ông ấy là Thượng sư, rất khó thân cận và lại rất dễ cáu giận, tất cả đều chỉ là chấp hành chỉ thị của ông ấy, chỉ có vậy thôi.

Phóng viên: Vì vậy mà ông có may mắn tận mắt chứng kiến sự thành danh của ông ấy và thành công nhanh chóng của Rigpa phải không?

Olivier Raurich: Mấy năm gần đây, với tư cách là thày dạy tu thiền và là giám đốc của Rigpa, quả thực là tôi ngày càng sôi nổi. Tôi đã mấy lần tham gia tiết mục “Trí tuệ của Phật pháp” trên kênh truyền hình số 2 của Pháp. Đồng thời tôi cũng vẫn tiếp tục công việc của một thày dạy toán, bởi vì ở Rigpa gần như tất cả mọi người đều là tình nguyện viên, có một số ít nhận được lương chức vụ nhưng với mức ít ỏi đến đáng thương. Bố thí là một phần trong giáo nghĩa của Phật giáo, cho nên tôi đương nhiên là vui lòng phục vụ miễn phí. Sau này, tôi cuối cùng đã hiểu ra, dưới cái cớ này, người phương Tây thực sự như con bò sữa bị vắt kiệt.

Trung tâm tu đạo Lerab Ling nằm ở L’Hérault nước Pháp, bắt đầu sử dụng từ năm 1992. Cùng năm đó, cuốn sách “Tử thư Tây Tạng” được xuất bản. Cuốn sách này do một học giả người Anh mà tôi vô cùng sùng bái, tài hoa lỗi lạc và khiêm nhường, ông Patrick Gaffney đã viết ra bản thảo dựa trên những nội dung chỉ đạo của ông Sogyal Rinpoche và các vị Thượng sư khác. Cuốn sách này đã trở thành sách bán chạy nhất trên toàn thế giới. Quần chúng bắt đầu theo đuổi (hâm mộ) ông Sogyal Rinpoche, người đã nổi lên như là một ngôi sao sáng của Phật giáo. Tôi cảm thấy vô cùng phấn khích, tôi cho rằng chúng tôi sẽ đem Phật giáo truyền bá đến khắp nơi.

Phóng viên: Với tư cách là người hâm mộ thân cận nhất của ông ấy, ông có từng cảm thấy kinh ngạc trước những ngôn hành của ông ấy không?

Olivier Raurich: Ông ấy là một người thuyết pháp rất có sức hút, nhưng điều khiến tôi cảm thấy kinh ngạc nhất là mâu thuẫn ngôn hành nói một đằng làm một nẻo của ông ấy. Ông ấy rất chuộng xa hoa, thời thượng, còn rất thích phim bạo lực của Mỹ nữa. Ông ấy hoàn toàn không có thích thú gì với bảo vệ sinh thái và các vấn đề xã hội. Ông ấy toàn toàn không cảm thấy xấu hổ đối với việc thổi phồng, khoác lác liên tục trước đại chúng (đám đông). Ông ấy ra ngoài đều ở các khách sạn hào hoa cao cấp, trên người đeo những sản phẩm công nghệ đắt đỏ nhất. Tôi thật khó có thể chấp nhận những hành vi này của ông ấy, bởi vì cùng lúc đó, thì vẫn có một số thành viên trong Rigpa rất nghèo. Khi truyền đạo, ông ấy tuyên xưng rằng mình đời này không cần phải rèn luyện gì cả, mà vẫn hiểu được thế nào là tri túc, giản dị và có thể buông bỏ. Trong suốt một khoảng thời gian dài, tôi đã nghĩ rằng hành vi của ông ấy là xuất phát từ sự hun đúc văn hóa xuất thân quý tộc Tây Tạng của ông ấy.

Ông ấy đối xử với tôi lúc nóng lúc lạnh, có lúc ông ấy vô cùng khen ngợi khả năng phiên dịch của tôi, nhưng có lúc lại sỉ nhục tôi trước mặt công chúng. Ông ấy thường rất hay hoành hành ngang ngược. Mãi cho đến khi có tin đồn rằng ông ấy đã cưỡng dâm các cô gái trẻ - không phải là thông qua bạo lực thân thể, mà là thông qua áp bức tinh thần cực lớn để khiến họ phải khuất phục. Những hành xử như thế mà lại được giải thích một cách đường hoàng là khái niệm “cuồng trí”, cho rằng các đại sư có thể thực hiện các loại hành vi (phương tiện thiện xảo), không phải thứ mà phàm phu tục tử có thể hiểu được.

Cái lý niệm (quan niệm) này có thể áp dụng thích hợp với tất cả mọi người – “Nếu như Thượng sư sỉ nhục anh, (ông ấy) có thể khiến anh dựa vào đó mà giải thoát chính mình, nhằm tịnh hóa các đệ tử), “không có hành vi nào vĩ đại hơn ý chí (hoặc dục vọng) của Thượng sư”…Đại loại kiểu như thế, về điểm này thì sách Tây Tạng truyền thống đều viết rất rõ.

Trước đây, tôi chủ yếu có hứng thú với dạy học Phật giáo. Tôi và đội ngũ giảng sư cùng thực hành chế độ thực tập và những công việc dạng này, muốn thực hiện thật xuất sắc việc truyền bá Phật pháp. Những việc trên đây đều là lý do khiến tôi ở lại lâu đến như vậy.

Phóng viên: Ông Sogyal Rinpoche vì sao không lo lắng? Vì sao Đạt Lai Lạt Ma chưa bao giờ có phản ứng gì?

Olivier Raurich: Đã từng liên tiếp xảy ra nhiều vụ khủng hoảng. Năm 1993, ở Mỹ từng có một vụ kiện cáo về quấy rối tình dục. Tiếp đến, có một số cựu học viên kể về câu chuyện của họ, rất nhiều người vì thế mà rời khỏi Trung tâm Rigpa, đặc biệt là vào năm 2000 và năm 2007.

Sau đó, vào năm 2011, có một bài viết được đăng trên Tạp chí “Marian”. Sau đó, Sogyal Rinpoche quyết định không tham gia khóa trình tịnh tu bế quan của học viên mới ở Lerab Ling nữa.

Có rất nhiều người bỏ đi rồi. Trung tâm Rigpa đã mời cơ quan chuyên nghiệp với giá cao ở Paris để xử lý đối phó khủng hoảng, đồng thời huấn luyện vài người phát ngôn đối ngoại, kể cả tôi cũng nằm trong số đó, nhằm phản ứng lại trước những cáo buộc về quấy rối tình dục và tài chính mờ ám. Chúng tôi được chỉ thị không nên trả lời bất kỳ vấn đề nào, chỉ cần liên tục nhắc lại những từ khóa giống nhau. Ngoài ra còn phải tận khả năng trích dẫn lời của Đạt Lai Lạt Ma để làm chi viện về mặt tinh thần.

Phóng viên: Đạt Lai Lạt Ma trong các cuốn sách (“Quan hệ đạo đức giữa thày trò” xuất bản năm 1993, (Đây là đối thoại giữa Đạt Lai Lạt Ma và học giả), “Chữa trị phẫn nộ”, nhà xuất bản Snow Lion, năm 1997, trang 83-85) đã nói rõ ràng rằng hành vi sai lầm của sư phụ cần phải công khai rõ ràng trước đại chúng. Vì sao chính bản thân Đạt Lai Lạt Ma lại không làm được điều này?

Olivier Raurich: Theo suy đoán của tôi thì ông ấy không thể chất vấn công khai Sogyal Rinpoche, bởi vì như thế sẽ làm suy yếu địa vị của Phật giáo Tạng truyền. Sogyal Rinpoche đã sớm thành công trong việc biến mình thành một phần tử không thể thiếu khuyết trong quần thể người Tạng.

Phóng viên: Ông bắt đầu sinh nghi là vào lúc nào?

Olivier Raurich: Nhiều năm nay, tuy rằng có nghi vấn, nhưng tôi đều giữ lại trong lòng. Bởi vì trong thâm tâm vẫn còn hy vọng, Trung tâm Rigpa có thể chia sẻ với nhiều người nhất về trí tuệ bác đại tinh thâm, đem lại lợi ích cho cả xã hội. Thế nhưng, chiêu sinh hộ cho ông ấy càng ngày càng trở nên khó khăn, bởi vì hành vi của ông ấy có lúc đã trở nên rất quá đáng – rất có nghề, thậm chí ở chốn công cộng cũng vẫn như vậy. Tôi đã bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên của tôi rồi, nhằm để giải thích trí tuệ Phật giáo chân thực, có thể hiện bày cho toàn thế giới, có thể thuận ứng với các quốc gia phương Tây, và phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo.

Bắt đầu từ bài viết trên tạp chí “Marian”, tôi đã cảm nhận được tình thế căng thẳng ở địa vị lãnh đạo Trung tâm Rigpa đang nhanh chóng leo thang. Tất cả mọi bí mật và thao túng tin tức đều đè nặng lên người tôi. Tôi vốn dĩ vì muốn học khiêm tốn, yêu thương, chân lý và tín nhiệm nên mới đến đây, thế nhưng lại phát hiện mình rơi vào một hoàn cảnh tương tự như chủ nghĩa Stalin, nói những lời lẽ tự mâu thuẫn một cách thao thao bất tuyệt. Bộ mặt chủ nghĩa độc tài và phẫn nộ của ông ấy vẫn luôn biến hóa và gia tăng, còn tôi cảm thấy càng ngày càng bất an. Trong hội nghị, ông ấy ngăn cản người khác phát ngôn một cách ngay tắp lự và thô bạo, hoặc là cười giễu người khác. Ở bên ông ấy, thì tư tưởng phê phán hoàn toàn bị nghiêm cấm – cánh cửa đó luôn đóng chặt. Những hồi đáp tiêu cực mãi mãi sẽ không bao giờ đến được chỗ ông ấy. Chỉ có những âm thanh tán thán, khen ngợi thì mới được trình báo lên, bởi vì những người vòng trong bên ông ấy đều rất sợ ông ấy. Những tin tức tiêu cực sẽ chọc giận ông ấy, ông ấy cũng sẽ sỉ nhục những người thân cận mình. Khi mọi việc đều như ý, thì ông ấy cũng sẽ trở nên thân thiện và hài hước.

Vào năm 2014, trong một cuộc tụ hội của các cựu học viên, tôi đã quyết định rời bỏ. Bởi vì tôi đã nhìn thấu ông ấy – tôi đã nhìn thấy những lời nói dối hư giả của ông ấy. Trước mặt 800 học viên, ông ấy yêu cầu quyên góp khoản tiền lớn, đặc biệt phải là tiền mặt. Mỗi học viên đều phải viết tên mình trên phong bì thư, như thế thì ông ấy có thể kiểm tra số tiền. Ông ấy cũng tiếp tục nâng cao tầm kiểm soát đối với các học viên cố định. Nếu như học viên không tham gia bế quan, bọn họ sẽ bị bức đến mức cảm thấy tội lỗi, áp lực rất là lớn. Trong kho tư liệu máy tính của Hội Rigpa sẽ hiển thị danh tính những người tham gia các loại hoạt động, bao gồm cả bế quan, đào tạo và những lần tụ họp trước kia vân vân. Nếu như có một vị học viên không tham gia một hoạt động nào đó, thì anh ta phải nêu ra được lý do chính đáng. Nếu có một học viên nào rời bỏ lớp học giữa chừng, thì sẽ có người đi tìm anh ta để tìm hiểu nguyên nhân. Những hành động đó đã khiến cho nhiều học viên bỏ đi.

Phóng viên: Ông đánh giá mình như thế nào trong quãng thời gian 28 năm này?

Olivier Raurich: Trên thực tế, giáo dục tinh thần của tôi là nhờ ông ấy mà có. Tuy rằng ông ấy không viết cuốn “Tử thư Tây Tạng” (chú thích: Lý Ngao bình luận cuốn “Tử thư Tây Tạng” rằng: “Đây là cuốn sách do các yêu tăng Tây Tạng viết!”. Xem link: http://www.lamatruth.com/articles/?type=detail&id=596), thế nhưng ông ấy là động lực đằng sau cuốn sách đó.

Tôi sẽ không hoàn toàn phủ nhận trải nghiệm của những năm tháng này, bởi vì tôi đã từng nghiên cứu, luyện tập và chia sẻ đả tọa, còn có hướng dẫn tinh thần từ bi, và cả nguyên lý cơ bản của Phật giáo – phép tắc vô thường và nhân duyên. Vì thế, tôi đã thỉnh cầu Sogyal Rinpoche viết lời tựa cho cuốn sách đầu tiên của tôi. Thế nhưng, vào những năm cuối, ông ấy ngày càng kiên quyết nhấn mạnh sự dâng hiến tuyệt đối về tôn giáo và đối với sư phụ. Thế nhưng, Phật giáo chân thực là trí tuệ có được từ trong thể nghiệm của tự phản tỉnh. Đây là những gì mà Đạt Lai Lạt Ma thường nói với tư cách là đại diện mẫu mực của Phật giáo.

Đến nay, tôi đã loại bỏ được những bộ phận lạm dụng hoặc truyền thống mà không còn phù hợp với thời đại nữa. Tôi truyền bá một loại trí tuệ thế tục cho người phương Tây, sử dụng phương thức giao tiếp tương tác và giao lưu bình đẳng, không có Thượng sư nào, cũng không có sự cuốn hút của ma pháp, mà là mỗi người đều tận tâm tận lực thực hành pháp mà ông ấy tuyên dương. Nội tâm của tôi cuối cùng đã được yên ổn rồi.

Nguồn link: https://buddhism-controversy-blog.com/2016/03/09/sogyal-rinpoche-rigpa-an-interview-with-the-former-director-of-rigpa-france-olivier-raurich/


Từ khóa: Sogyal Rinpoche, Nhân Ba Thiết, Tử thư Tây Tạng, Thượng sư, Đạt Lai Lạt Ma


Bài trước: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỰ CHUYỂN THẾ CỦA PHẬT SỐNG TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN

Bài sau: 10 NĂM THI HÀNH “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYỂN THẾ CỦA PHẬT SỐNG”

Trang chủ

Lượt xem trang: 1