Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
TÌNH DỤC TANTRA CỦA TÂY TẠNG [1]
Tác giả: Jeff Hays
Trong Phật giáo Tạng truyền có bao gồm cả nghi thức Tantra, trong nghi thức này có một hình thức “thành kính với tình dục” rất kỳ quái. Nghe nói, trong một số nghi thức, người xuất gia (chú thích: ở đây chỉ các Lạt Ma) sẽ ôm lấy tượng quỷ thần và tượng nam nữ giao hợp (chú thích: thực tu song thân pháp), sau đó sẽ xuất tinh lên mình họ. Có một số tượng sắc tình trong đạo tràng Tây Tạng còn hiển thị người phụ nữ giao hợp với con bò đực…[2]
Các nhà tu hành Tantra cho rằng, thông qua tình dục có thể đạt được khai ngộ [3]. Đối với những người xuất gia có kỹ năng mà nói, tình dục có thể sinh ra “Hỷ lạc nội tâm ly dục [4]”. Để đạt được mục tiêu này, người xuất gia (chú thích: ở đây chỉ các Lạt Ma) cần phải mất 24 năm học tập trong các đạo tràng để tu hành trước (chú thích: tức là đến tu pháp tình dục Tantra) [5].
Judy Kuriansky là một thày giáo Tình dục Tantra của nước Mỹ. Bà cũng là người phổ biến quan niệm “đạt được khai ngộ thông qua tình dục tuyệt vời hơn”. Trong khóa học, bà đã dạy làm thế nào để đạt được cực khoái tình dục toàn thân nhiều lần…[6]
Có một số tin đồn nói rằng, có một số Lạt Ma Tây Tạng cao thâm có hành vi xâm hại tình dục với các thiếu nam. Về vấn đề này, một người phát ngôn của Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trên “Tạp chí địa lý quốc gia” rằng: “Có lẽ có một số trường hợp như vậy, nhưng xưa nay không phải là hiện tượng phổ biến” [7]. (hết trích)
Nhờ có những thông tin của nhân sĩ Âu Mỹ du lịch tại Trung Quốc này, kết hợp với những tin tức của truyền thông phương Tây nói trên, chúng ta có thể biết rõ rằng trong các bức tranh Đường Khải hoặc tượng Phật của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) thường có hình tượng Phật tình dục song thân. Điều này đối với các Lạt Ma là hết sức bình thường, kỳ thực những tượng song thân này là công cụ mô phỏng chuẩn bị cho việc làm tình với các nữ tín đồ. Cho nên, những người xuất gia Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền vì muốn tu hành song thân pháp (tình dục Tantra) – là môn tu hành chính của họ, nên cuối cùng cũng phải tìm cho được một người phụ nữ thực sự để quan hệ tình dục và tu luyện. Nếu những người tu hành của Phật giáo Tạng truyền – tức Lạt Ma – không có cách nào tìm được những người con gái trẻ thì sao? Có người thì lựa chọn những người đàn bà đã luống tuổi, ví dụ trong một cuốn sách thực tu do Đạt Lai Lạt Ma ủy quyền phát hành - “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” viết rằng:
Theo quan điểm của “Thời Luân phái”, sử dụng những phụ nữ già làm Minh Phi cũng không có gì là không được (tuổi của Minh Phi không có hạn chế đặc biệt), nhưng “Mật Tập phái” và “Thắng Lạc phái” thì lại cho rằng không nên lấy phụ nữ luống tuổi làm Minh Phi. Thông thường mà nói, các tục điển đều có thuyết minh về độ tuổi của các Minh Phi làm Sự nghiệp thủ ấn. Nói tóm lại, phụ nữ chưa quá già thì đều có thể đảm nhận Sự nghiệp thủ ấn. Nhưng hành giả nếu có thể hợp tu với hóa thân của Không Hành Mẫu thì dù tuổi dẫu cao cũng không đáng ngại [8].
Kỳ thực, các Thượng sư Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền đều thích tìm đến những cô gái trẻ đẹp. Nếu như không tìm được, mà gặp một quý bà giàu có tài lực hùng hậu thì cũng xài. Do đó mới nói: “dù tuổi dẫu cao cũng không đáng ngại”, bởi vì tình dục Tantra chính là trọng tâm tu hành của họ. Nếu quả thực không tìm được phụ nữ trẻ hoặc quý bà sồn sồn nhưng giàu có thì giống như trong bài viết của Jeff Hays: đành phải thực tu trên tượng song thân mà xuất tinh, thậm chí có người còn tu hành tình dục Tantra với trẻ em nam [9]. Chúng ta thường nghe đến các sự kiện xâm hại tình dục ở Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) cũng là chuyện thường tình. Cuốn sách này cũng sẽ đưa ra rất nhiều ví dụ để chứng minh. Nếu như quả thực không còn có thể tìm được nữ tín đồ nữa để tiến hành thực tu tình dục Tantra thì đành phải nhắm mắt mà xâm hại tình dục với những con vật giống cái [10]. Ví dụ, một người vô cùng thành đạt nổi tiếng của Phật giáo Tạng truyền – Thượng sư Trần Kiện Dân nói:
Muốn thành Phật thì ắt phải lấy Đại lạc phối với Đại không, phép phối hợp này có hai loại là Trực phối (người với người) và Hoành phối (người và súc vật): (1) Trực phối lại chia thành thượng hạ tứ hỷ, Sơ hỷ là đoạn trừ thế không quá khứ, Nhị hỷ là đoạn trừ thế không hiện tại, Tam hỷ là đoạn trừ thế không tương lai, Tứ hỷ là đoạn trừ tam thế nhất như không. Đã đoạn trừ được tam thế, chứng được vô tử hồng thân, cho nên trong Mật pháp mới có phép trường sinh. (2) Hoành phối là có thể tập hợp thập phương chư Phật đại lạc (tập hợp thập phương “chư Phật” dâm xúc cái lạc Tứ hỷ) vào một thân, thành tựu cao nhất, lớn nhất. Nhưng không ở chỗ âm dương, không dùng long hổ, toàn bộ dùng sức mạnh chỉ quán song vận, bên ngoài dùng các loại tham pháp, tham niệm, tham hành và tất cả mọi tham phiền não, càng nhiều càng tốt. Lạc (xúc) càng lớn, thì Không càng lớn, mà thành tựu cũng vì thế càng lớn. Hổ nhiều đương nhiên là tốt, long đến cũng tốt. Theo truyền ký của cổ Đại đức, người mà dùng đến súc sinh, có thể sinh đại lạc thì đều nên ứng dụng [11]. (hết trích)
-------------
Bởi vì “đạt đến cực khoái tình dục” là mục tiêu cốt yếu hàng đầu mà các Lạt Ma thuộc Phật giáo Tạng truyền tu hành Vô thượng Yoga bắt buộc phải đạt được, cho nên khi không thể tìm được một nữ tín đồ nào có tình nguyện quan hệ tình dục thì xảy ra chuyện xâm hại tình dục, cưỡng bức tình dục là chuyện không thể tránh khỏi. Chúng ta xem một bài nhật báo trên mạng (ngày 28/3/2005) của Asian Tribune có thể chứng minh sự thực về chuyện xâm hại tình dục xảy ra ở các tự viện của Phật giáo Tạng truyền là hiện tượng rất phổ biến, chứ không phải như người phát ngôn của Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “không phổ biến”.
Bài báo này viết: Ở Srilanka có rất nhiều trẻ mồ côi dưới 7 tuổi được đem đến các đạo tràng của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) mà bị những người xuất gia (Lạt Ma) xâm hại tình dục trong thời gian dài. Nội dung của bài báo đó như sau:
[1] Nguyên văn tư liệu bằng tiếng Anh xin xem ở Phụ lục 3. Nguồn tư liệu: http://factanddetails.com/china.php?itemid=213&catid=6&subcatid=35#12
[2] Chi tiết xin xem tiết lộ bí mật tượng Song thân tại các tự viện Lạt Ma ở Phụ lục 12C.
[3] Trong các sách của Đạt Lai Lạt Ma và Đại sư tình dục Tantra Áo Tu đều nhắc đến quan niệm khai ngộ tình dục. Ví dụ, Đạt Lai Lạt Ma nói: “Cuốn ‘Văn Thù thánh ngộ’ do đại sư Ấn Độ Phật Trí soạn có nói rằng, kết cấu cơ thể và tứ đại của ta, dù là ở cấp bậc phàm phu, khi ngủ, ngáp, ngất và cực khoái tình dục cũng sẽ tự nhiên trải nghiệm được tầng thứ nhỏ bé của Quang minh… Trong 4 loại trạng thái này, cơ hội tốt nhất để phát triển hơn nữa chính là tình dục. Tuy chúng ta sử dụng danh từ phổ thông là ‘cực khoái tình dục’, nhưng không phải là chỉ hành vi tình dục thông thường, mà là quán tưởng đến quá trình giao hợp với Minh Phi…”. (Xem sách “Đạo tu hành Phật giáo Tây Tạng” trong Đạt Lai Lạt Ma văn tập (3) do Đạt Lai Lạt Ma viết, Trịnh Chấn Hoàng dịch, nhà xuất bản Tuệ Đuốc, in lần 1 bản thứ nhất tháng 3/1990, trang 36).
Đại sư Yoga Tantra Áo Tu cũng có quan niệm giống như Đạt Lai Lạt Ma, ông ta nói: “Một người đạt đến tĩnh tâm có thể trong 1 ngày 24 giờ duy trì sự trải nghiệm việc bạn tình luôn đạt trạng thái cực khoái tình dục mới có thể trải qua Hỷ lạc tương tự. Trong cả 2 cái kinh nghiệm hỷ lạc này đều không có khác biệt cơ bản nào”. (Theo Tâm linh Áo Tu series 59 “Hiểu biết tình dục, vượt trên cả tình dục – từ tình dục đến siêu ý thức” do Áo Tu biên soạn, nhà xuất bản Áo Tu, trang 33. Mã số sách ISBN 9578693648)
[4] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Trong 4 dạng tình huống đó, hiệu ứng của ngất rất mạnh, và cảm giác mạnh nhất là lúc cực khoái tình dục. Đây là một trong những nguyên nhân mà tu tập Đại lạc được đưa vào trong Mật tục Yoga cao nhất. Thông thường mọi người đều có nhiều hiểu lầm về tình dục và các hình ảnh ẩn dụ khác trong Mật tục Yoga Vô thượng (Anuttara yoga tantra). Lý do thực sự của hình ảnh ẩn dụ tình dục hoàn toàn là vì trong tình huống xuất hiện 4 loại Quang minh, khi đạt cực khoái tình dục là mãnh liệt nhất. Do đó, hình ảnh ẩn dụ này mới dùng trong tĩnh tọa, để kéo dài kinh nghiệm xuất hiện Quang minh. Hoặc khiến nó càng trở nên rõ ràng tươi sáng – mục đích chính là ở đây. Khi đạt cực khoái tình dục, vì kinh nghiệm xuất hiện Quang minh khá lâu dài, do đó, anh mới có nhiều cơ hội để tăng cường sự lợi dụng. Khi ngất đi, và mối quan hệ lúc đó với Quang minh, cũng đáng là phương hướng nghiên cứu. Có một phương pháp huấn luyện nói rằng, dùng cách đè ép một số động mạch có thể cảm nhận được Quang minh”. (Theo cuốn “Tiết lộ bí mật của tâm trí”, tên tiếng Anh là “Gentle bridges: Conversations with the Dalai Lama on the sciences of mind” tác giả Jeremy W. Haywood và Francisco J. Varela, Cận Văn Dĩnh dịch, Công ty hữu hạn xuất bản văn hóa Chúng sinh, bản in đợt đầu 30/6/1996, trang 147-148.)
[5] Đạt Lai Lạt Ma trong cuốn sách “Thế giới Phật giáo Tạng truyền” của mình nói: “Thông thường khi tôi dạy cuốn ‘Mật tông đạo thứ đệ quảng luận’ (sNgags rim chen mo) của Tông Khách Ba, nếu không bị vấn đề phiên dịch ngắt quãng thì cần phải mất 20 ngày”. (Theo cuốn “Thế giới Phật giáo Tạng truyền” của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Trần Cầm Phú dịch, Công ty hữu hạn sự nghiệp văn hóa Lập Tự, in lần 8 bản thứ nhất tháng 10/1993, trang 149). Đạt Lai Lạt Ma muốn dạy ‘Mật tông đạo thứ đệ quảng luận’ phải mất 20 ngày chứng tỏ rằng để luyện thành thục thì còn hơn thế nữa. Nhưng môn tình dục Tantra này chỉ là kỹ thuật tình dục, cơ bản chẳng có liên quan gì đến tu hành cả.
[6] Như trên đã nói, Đạt Lai Lạt Ma trong sách của mình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cực khoái tình dục, cho nên cực khoái tình dục kéo dài là vô cùng quan trọng đối với hành giả của Lạt Ma giáo. Do đó, cố gắng tìm cho được đối tượng tình dục cũng là phép tu cần thiết phải có của Lạt Ma trong Phật giáo Tạng truyền, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi.
[7] Trên thực tế thường có những chuyện như vậy. Người phát ngôn của Đạt Lai Lạt Ma này đã nói giảm đi rất nhiều, nhưng ông ta cũng không dám phủ nhận việc xảy ra sự kiện xâm hại tình dục. Tuy nhiên, Chủ tịch kiêm phát ngôn viên Quỹ tôn giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma tại Đài Loan ông Đạt Ngõa Tài Nhân khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Hoàng Duyệt Kiều của Trung Quảng (Phát thanh Trung Hoa) lại phủ nhận, nói rằng: “Pháp môn tu hành của Phật giáo Tạng truyền không hề nhấn mạnh Song tu, các tăng nhân thụ giới tuyệt đối không được phép”. Xem nguồn tư liệu tại: http://www.bbc.com.tw/news/newsHistoryview.asp?cde=546685 . Nhưng cuốn sách này và rất nhiều chứng khác đã chứng minh ông Đạt Ngõa Tài Nhân đã có ý đồ chuyển hướng tiêu điểm, tránh né vấn đề Lạt Ma dạy Song thân pháp. Nội dung chi tiết xem ‘Mạng tin tức Chân Tâm’ http://www.enlighten.org.tw/trueheart/3
[8] Theo cuốn “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” của Giáo sư Đan Tăng Cánh Lãng Nhân Ba La Tang Tưởng Bối, Đan Tăng Trác Tân dịch sang tiếng Hán, Công ty hữu hạn Bàn Dật xuất bản tháng 2/2008, trang 202-203. “Sự Nghiệp Thủ Ấn” là cách gọi khác của Minh Phi (chú thích của người dịch).
[9] Chú thích của người biên soạn: Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền cũng có xâm hại tình dục nữ giới, nhưng vì sợ phụ nữ có thai, cho nên cũng có rất nhiều Lạt Ma chuyển sang xâm hại tình dục bé trai để tranh vấn đề mang thai và sinh con, đồng thời vẫn đạt được mục đích tu Yoga Tantra song thân pháp. Liên quan đến các sự kiện xâm hại tình dục của Lạt Ma trong Phật giáo Tạng truyền, phần sau của cuốn sách này cũng sẽ liệt kê các vụ án, mời độc giả tiếp tục đọc sẽ rõ.
[10] Người viết tin rằng những con vật giống cái không đồng ý để cho Lạt Ma quan hệ tình dục với mình, cho nên ở đây mới dùng chữ “xâm hại tình dục”.
[11] Theo cuốn “Khúc quăng trai toàn tập” (1), do Trần Kiện Dân viết, Từ Cần Đình biên soạn, Nhà xuất bản lục âm hữu thanh Phổ Hiền, xuất bản ngày 10/7/1991, trang 470.
Lượt xem trang: 0