Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
VAI TRÒ CỦA PHÁP MÔN TANTRA TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG[1]
Tác giả: Shamar Nhân Ba Thiết
Trước một số vấn đề người ta hỏi, Shamar Nhân Ba Thiết (là nhân vật vĩ đại trong giới Phật giáo Tạng truyền, người Tây Tạng, từng đảm nhiệm chức vụ người truyền thừa của Hồng giáo giai đoạn sau khi Cát Mã Ba thứ 16 qua đời và trước khi Cát Mã Ba thứ 17 nhận chức… Chi tiết xin xem tại website www.shamarpra.com ) đã có những phúc đáp như sau:
Lạt Ma Ole [2]vào cuối những năm 60 đã từng đưa phu nhân Hannah của mình đến đạo trường Rumtek đặt ở Sikkim, Ấn Độ, chủ yếu là đến gặp Pháp vương Đại bảo thứ 16 Cát Mã Ba và học cùng ông ấy. Khi đó, tôi là một thiếu niên mới chỉ 17, 18 tuổi, đến một câu tiếng Anh cũng không biết. Lúc đó, tôi cũng là một học sinh (tình dục Tantra – chú thích thêm)…
Mỗi lần Lạt Ma Ole đến thăm, ông ta thường nói cho tôi biết, tất cả những nội dung có liên quan đến tình dục Tantra mà ông ta học từ Kalu Nhân Ba Thiết [3] và Tenga Nhân Ba Thiết quả thực rất tuyệt diệu. Ông ta nói, chỉ có thể dùng từ tuyệt diệu để mô tả. Tuy lúc đó tôi không hiểu tiếng Anh và ông ta cũng không biết nói tiếng Tây Tạng, nhưng tôi hiểu được một số từ như: “deva chenpo” (Đại hỷ lạc) [4] và “yabyum” (người nam/ người nữ). Những chữ này đều dùng để hình dung Bản tôn [5] đương khi giao hợp và là từ dùng khi tu pháp môn giao hợp. Lạt Ma Ole khi nói ra những chữ này, hai tay thường đan xen trước ngực, để biểu thị tư thế nam nữ giao hợp. Sau đó, ông ta vừa nói vừa ôm lấy Hannah trong lòng. Cứ như thế, ông ta đã đưa các hoạt động Tantra vào mô thức cuộc sống hippy của mình.
Quả thực, việc Lạt Ma Ole mê đắm tình dục Tantra không phải là ví dụ đặc biệt. Đại bộ phận dân hippy có đam mê với Phật giáo (ở đây là Phật giáo Tạng truyền) đều thực sự thích tình dục Tantra. Lạt Ma Ole và họ chẳng có gì khác nhau, chỉ có điều ông ta dám nói chuyện đó ra hơn so với người thường mà thôi [6]. Các Lạt Ma của Hồng giáo đều cố gắng truyền thụ toàn bộ pháp môn giao hợp nam nữ cho các hippy. Đương nhiên, những thứ mà Lạt Ma dạy đều căn cứ vào truyền thống của Tantra cổ xưa, còn các hippy của phương Tây cũng hiểu rằng pháp môn này có thể khiến cho dục vọng của họ cũng như thói quen tình dục chuyển hóa thành những hành vi tình dục có hàm nghĩa thâm sâu hơn.
Năm 1980, tôi đi sang nước Mỹ một chuyến, đó là lần đầu tiên tôi đến một quốc gia phương Tây. Khi đó, tôi đã biết Kim Cương Thừa (của Tạng truyền Phật giáo) rất phổ biến ở các nước phương Tây. Tôi kết luận rằng Chogyam Trungpa Nhân Ba Thiết và Kalu Nhân Ba Thiết là những vị Lạt Ma đầu tiên đem pháp môn tình dục Tantra đến với phương Tây. Tôi nhận thấy triết lý của Chogyam Trungpa Nhân Ba Thiết đối với người phương Tây là: Tình dục của người phương Tây rất mạnh, do sinh sống trong thế giới tình dục, nên họ đoán định rằng tình dục Tantra là một pháp môn thích hợp với họ. Kalu Nhân Ba Thiết truyền thụ cho người phương Tây pháp môn giao hợp và nói với họ rằng đây là truyền thống của Tây Tạng, khi ông ta ở Tây Tạng cũng truyền thụ cho các tín đồ bằng phương thức tương tự. Ngoài ra, Kalu Nhân Ba Thiết cũng từng được tiếp thu giáo dục về Tantra ở mức độ rất cao. Hai nhân vật vĩ đại này đã rất nỗ lực truyền bá Tantra.
Nhờ có cố gắng của họ mà pháp môn Tantra đã trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ, Canada và châu Âu. (hết trích)
-------------
Từ những nội dung mà Shamar Nhân Ba Thiết nói, chúng ta biết được rằng Song thân pháp của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) cũng chính là “Đàm Thôi - Tantra”, kỳ thực chỉ là một phương pháp quan hệ tình dục nam nữ. Từ việc Kalu Nhân Ba Thiết nói rõ cho các nhân sĩ Âu Mỹ biết “đây là truyền thống của Tây Tạng, khi ông ta ở Tây Tạng cũng truyền thụ cho các tín đồ bằng phương thức tương tự”, chúng ta có thể biết rằng Phật giáo Tạng truyền ở Tây Tạng lấy đó làm nội dung tu hành chủ yếu. Từ những thuyết pháp của Pháp vương tối cao của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) hiện nay - Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, chúng ta cũng hiểu được truyền thống của Tây Tạng có quan niệm như thế nào đối với tình dục Tantra này. Độc giả cũng có thể hiểu được Lạt Ma Ole nói về “Dewa chenpo – Đại hỷ lạc” là có ý nghĩa gì. Chúng ta hãy xem Pháp vương tối cao của Lạt Ma giáo - Đạt Lai Lạt Ma nói thế này: “Các loại phương pháp của Vô thượng Yoga Mật tục đều là hiển hiện Minh quang Tâm thông qua các kỹ thuật khác nhau, cũng gọi là Minh quang Tâm cơ sở vốn có. Một trong những kỹ thuật này là sử dụng Đại lạc của cực khoái tình dục (nhưng không xuất tinh) để loại bỏ tầng Ý thức thô sơ, thông qua phương pháp như vậy có thể hiển hiện được cái Tâm ở tầng nhỏ bé nhất [7]”. Qua đây, chúng ta có thể biết được “Phật giáo” Tạng truyền mà Đạt Lai Lạt Ma đang hoằng truyền, bản chất của nó chính là muốn quan hệ tình dục với các nữ tín đồ. Những lời nói trong bài viết của Shamar Nhân Ba Thiết: “Tôi nhận thấy triết lý của Chogyam Trungpa Nhân Ba Thiết đối với người phương Tây là: Tình dục của người phương Tây rất mạnh, do sinh sống trong thế giới tình dục, nên họ đoán định rằng tình dục Tantra là một pháp môn thích hợp với họ” đã tiết lộ xương cốt của Yoga Tantra của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) là lấy tình dục làm mục đích. Do đó, đối với những người phương Tây có dục tính mạnh, ham thích cuộc sống tình dục thì đúng là gãi đúng chỗ ngứa. Còn về việc thuyết pháp tu hành khác hẳn với Phật giáo chính thống, đây là một cột mốc rõ ràng.
Tuy nhiên, Tây Tạng từ xưa đã là một bộ phận của Trung Quốc, do đó khi tìm hiểu nguồn gốc của Lạt Ma giáo, cần thiết phải hiểu rõ nội hàm tu hành của Phật giáo Tạng truyền thời xưa và thời nay. Chúng ta xem trên trang web các nước, phát hiện ra rằng có một số nhà văn Âu Mỹ nổi tiếng đi du lịch ở Trung Quốc, sau khi thâm nhập vào vùng Tây Tạng của Trung Quốc, đã tìm hiểu thực tế, phỏng vấn và xác nhận một số sự thật. Do đó, các nhà văn Âu Mỹ này khi viết về những thông tin liên quan đến văn hóa, lịch sử, văn học và du lịch của Trung Quốc cung cấp cho người đọc, khi giới thiệu thuyết minh về Phật giáo Tạng truyền đã nhắc đến bản chất của “Phật giáo Tạng truyền” là Tự nhiên và tình dục Tantra, cũng có nghĩa là “Song thân pháp” trong quan hệ tình dục nam nữ. Họ đã gọi đó là “Vô thượng Yoga, Đại lạc quang minh, Đại viên mãn”, cũng tức là phương pháp mà các Thượng sư Lạt Ma (nam) và đệ tử Minh Phi (nữ) cùng tiến hành giao hợp để tu cầu hoan lạc tình dục kéo dài thời gian.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một bài viết khác để độc giả hiểu rõ triệt để hơn về Phật giáo Tạng truyền. Trong bài “Tibetan Buddhism, Kama Sutra and Tantric sex - Phật giáo Tạng truyền, Dục kinh Ấn Độ và tình dục Tantra”, tác giả cũng nhắn đến bản chất thực sự của “Phật giáo Tạng truyền” chính là tình dục. Chúng ta hãy cùng xem tác giả nói những gì:
[1] Nguyên văn là tư liệu tiếng Pháp, xin xem phụ lục 2. Nguồn từ liệu: http://stagestantra17.e-monsite.com/rubrique,le-tantra-dans-le-bouddhisme,1098957.html
[2] Lạt Ma Ole là một Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền nổi tiếng trong thế giới phương Tây. Cuốn sách này cũng trích lục một số tin bài có liên quan đến Lạt Ma Ole, mời quý độc giả tiếp tục đọc sẽ biết.
[3] Kalu Nhân Ba Thiết là nhân vật quan trọng của Phật giáo Tạng truyền. Cuốn sách này cũng trích lục một số tin bài có liên quan đến chuyện xâm hại tình dục của Kalu Nhân Ba Thiết, mời quý độc giả tiếp tục đọc sẽ biết.
[4] Tình dục Tantra của Phật giáo Tạng truyền là phải thông qua hỷ lạc của tình dục, nói là tu hành, như Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Minh điểm ở vùng lõm (âm hộ) và Minh điểm ở đầu cơ quan sinh dục có sức mạnh bắn ra, trải qua sự tịnh hóa, Lạc có thể chuyển hóa thành Đại lạc bất biến, không lậu rớt (Chú thích: Tinh dịch Minh điểm không rớt ra ngoài) đồng thời có thể dùng trên đạo tu hành”. (Xem cuốn “Đạt Lai sinh tử thư” do Đạt Lai Lạt Ma viết, Đinh Nãi Trúc dịch, Công ty cổ phần hữu hạn tạp chí Thiên Hạ phát hành, bản thứ nhất, ấn hành đợt thứ 12 ngày 20/12/2004, trang 149).
[5] Phật giáo Tạng truyền đều gọi những người có thể tu hành Song thân pháp như Thượng sư, La Sát, Dạ Xoa, Quỷ thần là “Bản tôn, Phật, Bồ Tát, Phật sống…”
[6] Bởi vì tình dục Tantra là phải thực tu với bạn tình, như Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Phương thức tu hành của căn bản Tâm là dựa vào: (1) “Mật tập Kim Cương mật tục” mà Tân Dịch phái tuyên thuyết; (2) Thời luân không tướng pháp…; (3) Đại viên mãn pháp của Ninh Mã phái. Theo Tân Dịch phái, tu chân ngôn bí mật đến một trình độ nào đó, người tu sẽ phải thực hiện phép tu đặc biệt, như sử dụng bạn tình, đi săn…Tuy là mục đích sử dụng bạn tình, nhưng không khó để giải thích là để đưa Dục vào Đạo và nhằm dẫn xuất (tu đắc) cái Ý thức chứng ngộ cái Không nhỏ bé,… Chỉ có trong cảnh giới sùng bái này mới có thể đưa Sân nộ vào tu đạo bằng lòng bi. Vì thế, nền tảng của pháp tu này của Tân Dịch phái giống với nền tảng của Đại viên mãn”. (Xem “Hướng tới hòa bình” của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà xuất bản Tuệ Đuốc xuất bản, Quỹ Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ấn tặng (miễn phí kết duyên), in lần 2 bản 1 tháng 7/2002, trang 93-94).
[7] Nguyên văn trong sách tiếng Anh, Đạt Lai Lạt Ma nói: “The varios systems of Highest Yoga Trantra seek to manifest the mind of clear light, also called the fundamental innate mind of clear light, by way of different techniques. One of these techniques is to use blissful orgasm (but without emission) to withdraw the grosser levels of consciousness, thereby manifesting the most subtle level of mind”. (The XIV Dalai Lama, ‘Kalachakra Tantra: Rite of Initiation’, Wisdom Publications, Boston, 1999, P35).
Lượt xem trang: 0