Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
I. LỜI NÓI ĐẦU
Thông thường, Lạt Ma mà chúng ta biết đến là những nhân vật trọng tâm chủ yếu trong Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo), họ thuộc về giai cấp thống trị. Họ có quyền lực chính trị về mặt tôn giáo và chính trị. Lạt Ma trong Phật giáo Tạng truyền có nghĩa là “Thượng sư, Thượng nhân [1]”, các tín đồ của Phật giáo Tạng truyền có lúc gọi Lạt Ma của họ là “Nhân Ba Thiết”. “Nhân Ba Thiết (Rinpoché)” trong tiếng Trung có nghĩa là “báu vật trong quần chúng”. Cái danh hiệu này nghe ra thì vô cùng vẻ vang và tôn quý, người mà thông thường đại chúng hay nghe đến mà khá nổi tiếng, đó là Đạt Lai Lạt Ma. Ông ta hiện nay là Pháp vương tối cao của Phật giáo Tạng truyền, cho nên trong sách chúng tôi cũng thường dẫn ra những lời nói của Đạt Lai Lạt Ma và các Lạt Ma có danh tiếng khác để đối chiếu.
Phật giáo Tạng truyền vốn tên là Lạt Ma giáo, là một tôn giáo hoàn toàn khác với Phật giáo, bề ngoài thì tựa như một đoàn thể tu hành của Phật giáo, khiến cho rất nhiều người nghĩ là một chi phái của Phật giáo. Bởi vì cách nói lấy sai để truyền sai này mà mọi người theo thói quen gọi họ là Phật giáo Tạng truyền. Trên thực tế, Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) vốn không phải là Phật giáo. Vậy nội dung tu hành của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) là gì? Đây là vấn đề mà chúng ta cần thảo luận.
Lạt Ma giáo bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, là một đoàn thể tu hành sùng bái “Tôn thờ sinh thực khí hai giới nam nữ”. Phái Tính Lực của Ấn Độ giáo này đã lấy cắp những danh tướng (danh từ) của Phật giáo và thay vào đó là những hàm ý hoàn toàn khác, đồng thời kết hợp với đặc sắc quỷ thần của Bôn giáo bản địa Tây Tạng, dùng để giải thích các kỹ thuật làm tình nam nữ giữa thầy trò Lạt Ma. Cái loại uế hành thần bí này thịnh hành ở Tây Tạng sau thế kỷ 5, 6. Chính vì thế mà rất nhiều người gọi nó là Mật tông Tây Tạng, hoặc Phật giáo Tạng truyền, Phật giáo Tây Tạng. Kỳ thực, tên Lạt Ma giáo vốn có của nó mới phù hợp với bản chất của nó [2]. Bởi vì nó lấy Lạt Ma làm nhân vật trung tâm chính yếu, lại mượn quan hệ tình dục nam nữ, lấy việc đạt đến cảnh [3] giới hỷ đại lạc thứ 4 của “Vô thượng Yoga, Đại lạc quang minh” làm mục tiêu, cho nên Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) là tôn giáo lấy “Lạt Ma và quan hệ tình dục” làm nòng cốt. Mục tiêu tu hành tối cao của tôn giáo này là khi nam nữ quan hệ tình dục với nhau, lấy việc kéo dài cực khoái tình dục làm thành tựu cao nhất, cho nên Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) là tôn giáo lấy “quan hệ tình dục” làm phương hướng và mục tiêu.
Trên thực tế, Lạt Ma giáo là một sự kết hợp các nội dung không hoàn chỉnh của nhiều loại tôn giáo, do đó có phóng viên khi phỏng vấn học giả có liên quan cũng đã chỉ ra sự thực này. Ví dụ, tờ “Thời báo Tự do” ngày 15/12/2010 viết:
Giáo sư Dương Huệ Nam khoa Triết học của Đại học Đài Loan cũ, người nghiên cứu thâm sâu về lịch sử Phật giáo nói, phép tu hành Yoga thời kỳ đầu ở Ấn Độ quả thực là một hành vi tôn giáo. Hiện nay, có một số chi phái của Phật giáo Tạng truyền đã tiếp thu cách làm của Ấn Độ giáo, hấp thu cả cái gọi là tu hành tình dục vào. Điều này quả thực có sự khác biệt vô cùng lớn với giáo nghĩa Phật giáo truyền thống mà Phật Thích Ca từng nhấn mạnh.
Với kết luận tương tự, trong cuốn “Phỏng vấn thực địa Phật Mẫu Butan: Chu Ba – Cơ Mễ Nhã”, tác giả đã phỏng vấn Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã [4] của Butan, nói rằng:
Mật tông Ấn Độ là sản phẩm của Phật giáo Ấn Độ hấp thu lý nghĩa thần Thấp Bà (Siva) của Ấn Độ giáo, Mật tông Cao Nguyên là sản phẩm của Mật tông Ấn Độ sau khi hấp thu giáo nghĩa Bôn giáo vốn là văn hóa bản địa của Cao Nguyên, cho nên Phật giáo Tạng truyền là sự kết hợp tam [5]của Phật giáo Ấn Độ (Hiển tông), Sinh thực phái (Tính Lực phái) của Ấn Độ giáo và văn hóa Bôn giáo. (http://www.a202.idv.tw/a202-big5/Book6002/Book6002-0-18.htm)
Vị Phật Mẫu của Butan trong cuốn sách “Phỏng vấn thực địa Phật Mẫu Butan: Chu Ba – Cơ Mễ Nhã” cũng nói rằng Phật giáo Tạng truyền chỉ là sự kết hợp của các loại tôn giáo, nhưng nội dung tu hành trọng tâm thực sự của nó là gì? Chúng ta hãy xem Đạt Lai Lạt Ma – Pháp vương tối cao của Lạt Ma giáo nhiều đời – nói thế nào. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng viết trong sách của ông ta như sau:
Những người tu hành có từ bi và trí tuệ kiên định, có thể vận dụng tình dục trên phương diện tu hành, lấy tình dục để làm phương pháp chuyên tâm Ý thức một cách mạnh mẽ, sau đó hiển hiện ra cái Tâm trong sáng vốn có. Mục đích là muốn thực chứng và kéo dài cái tầng nấc sâu hơn của Tâm, sau đó dùng sức mạnh này để tăng cường sự liễu ngộ đối với Không tính[6].
Từ quan điểm của Đạt Lai Lạt Ma nói trên, chúng ta có thể hiểu rõ rằng, trong quá trình tu hành của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền), cuối cùng nhất định phải dùng đến phương pháp “vận dụng tình dục” mới đạt đến mục đích tu hành của họ - chuyên chú ý thức mạnh mẽ khi đạt cực khoái tình dục. Do đó, phương pháp “tình dục” này chính là quá trình tất yếu phải trải qua cuối cùng của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền). Cho nên, song thân pháp nam nữ hòa hợp tình dục chính là phép tu trọng tâm của Phật giáo Tạng truyền. Cảnh giới mà nó có thể chứng được chỉ là cảnh giới của Ý thức, hoàn toàn không liên quan gì đến sự thực chứng của Phật giáo Tam thừa Bồ Đề, thậm chí càng đi ngược với sự thực chứng của Tam thừa Bồ Đề.
[1] Vua Càn Long nhà Thanh lúc cuối đời có viết một cuốn sách tên là “Lạt Ma thuyết”, nó khảo sát nguồn gốc ý nghĩa của “Lạt Ma”. Càn Long nói: “Chữ Lạt Ma trong sách Hán Thư không thấy ghi chép, trong sử nhà Nguyên, Minh hoặc viết ngoa (sai) thành Lạt Mã. Ta suy nghĩ kỹ cái nghĩa của nó, trong tiếng Tây Phiên (Thổ Phồn ở Tây vực) ‘Thượng’ gọi là ‘Lạt’, ‘Vô’ gọi là Ma, cho nên Lạt Ma nghĩa là Vô thượng, tức là cái ý tiếng Hán gọi nhà sư là ‘Thượng nhân’ vậy”. Cách nói này cho đến nay là lời giải thích tiếng Hán sớm nhất đối với từ Lạt Ma.
[2] Tuy gọi là “Lạt Ma giáo” mới tương đối hợp với bản chất nhưng trong hành văn của cuốn sách này, để tiện thuyết minh, vẫn gọi là Phật giáo Tạng truyền theo cách gọi thông tục.
[3] Đạt Lai trong cuốn sách tiếng Anh “Deity Yoga: In action and performance Tantra” có viết thế này: “Ba loại mật tục cấp thấp quả thực sử dụng cách nhìn chăm chú, mỉm cười, dắt tay, ôm ấp trong minh tưởng với Trí Tuệ nữ (Minh Phi) [Lời người soạn: tức là bạn tình] để mà thăng khởi đại lạc”. Nguyên văn tiếng Anh: “The three lower tantras do involve using in the path the bliss that arises upon looking at, smilling at and holding hands or embracing a meditated Knowledge woman (consort);” (The XIV Dalai Lama, ‘Deity Yoga: In action and performance Tantra’, Snow Lion Publications, NY, 1981, p.211).
[4] Phật Mẫu còn gọi là Minh Phi. Minh Phi trong Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) chính là cô gái trẻ hợp tu song thân pháp với Thượng sư, không phải là Phật Mẫu thực sự trong giáo lý Phật giáo.
[5] Theo Cổ Tử Văn, http://www.a202.idv.tw/a202-big5/Book6002/Book6002-0-18.htm
[6] Theo cuốn “Đạt Lai sinh tử thư” do Đạt Lai Lạt Ma viết, Đinh Nãi Trúc dịch, Công ty cổ phần hữu hạn tạp chí Thiên Hạ phát hành, bản thứ nhất, ấn hành đợt thứ 12 ngày 20/12/2004, trang 157.
Lượt xem trang: 0