Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 5: Bản chất của Mật tông là Lạt Ma giáo
Mật giáo Tây Tạng từng phái người đến Ấn Độ lấy kinh, lại có những người như A Để Hạp, Liên Hoa Sinh vào Tây Tạng hoằng pháp, nhưng Ấn Độ khi đó kỳ thực đã không có Phật giáo nữa rồi. Các tự viện Phật giáo đều đã bị Mật tông thẩm thấu và nắm giữ, chỉ còn sót lại pháp ngoại đạo có bề ngoài là Phật giáo, cho nên Mật tông Tây Tạng truyền thừa từ “Phật pháp” của Ấn Độ, kỳ thực tuyệt đối không phải là Phật pháp. Nó chỉ là ngoại đạo pháp mặc bộ áo khoác Phật giáo bên ngoài, còn bản chất bên trong đều là “Phật giáo” Thản Đặc La (Tantra) Mật tục mà thôi.
Tất cả các pháp tướng Phật pháp mà Lạt Ma của Mật giáo nói, ý nghĩa của nó khác xa với kinh điển Tam thừa. Họ còn đem những lý cong mà mình tự phát minh, và những hành môn phái Tính Lực mà họ tìm kiếm từ ngoại đạo ra để giải thích và thực hành. Những người học trong Mật giáo lại mê tín vào những gì mà thượng sư nói, không chịu dựa vào kinh để kiểm tra như thực. Nếu muốn đem Phật pháp chân thực ra để luận đàm với họ, thì chắc chắn sẽ thành ông nói gà bà nói vịt, chỗ nào cũng đá nhau, không có giao điểm, khó mà câu thông (giao tiếp) được. Những pháp môn và lý luận tu hành mà bọn họ nói cũng hoàn toàn trái ngược với ý chỉ chân thực mà Phật nói trong các kinh Hiển giáo, cho nên tuyệt đối không phải là Phật giáo.
Mật giáo lại muốn các hành giả Hiển giáo tin theo pháp vọng tưởng của họ, cho nên sau khi tiến hành vọng giải xuyên tạc chứng lượng nói trong kinh Hiển giáo đã tiếp tục phát minh thêm các danh tướng chứng lượng còn “cao hơn” trên các danh tướng chứng lượng trong kinh Hiển giáo, rồi thu thập tất cả các pháp ngoại đạo tiếp nạp vào trong Phật giáo, nói rằng đó là các pháp môn còn thù thắng hơn mà Phật của Hiển giáo chưa từng nói đến, nói đó là sự tu chứng còn siêu việt hơn cả Hiển giáo, khiến cho người ta tin theo, không dám hoài nghi. Bọn họ đã dùng pháp trùm đầu này để hoằng truyền ngoại đạo pháp. Việc mạo xung là Phật giáo, xâm nhập vào trong Phật giáo như vậy, rồi lại dần dần thay thế Hiển giáo bằng các thủ đoạn sùng Mật ức Hiển, trở thành đại diện cho Phật giáo; sau đó họ lại chuyển dịch bản chất của Phật giáo về mặt gốc rễ của giáo pháp, lấy ngoại đạo pháp thay thế cho Phật giáo vốn có ban đầu, phá hoại Phật giáo nghiêm trọng đến mức độ như vậy, cho đến cuối cùng thay thế và tiêu diệt thực chất của Phật giáo, chỉ còn lưu lại vẻ bề ngoài của Phật giáo mà thôi.
Mật tông tự xưng là thuộc về Đại thừa của Phật giáo, chuyên nhiếp trước tướng chúng sinh, sau khi chúng sinh chứng được cảnh giới, bèn dạy họ quan sát trong cảnh giới đó không có tính sắc chất, gọi đó là Không tính. Với sự quán hành kiểu đó, mà nói với người ta rằng “đã chứng nhập Ngã không và Pháp không”. Thế nhưng, Mật giáo đã tự xưng là thuộc về Đại thừa thì không nên lìa bỏ giáo pháp Đại thừa, thì phải nên biết rõ nghĩa lý của giáo pháp Đại thừa là có thể khiến cho người ta thành Phật. Nhưng Mật giáo không những không hiểu, lại còn sáng tạo thêm thuyết tức thân thành Phật, lấy học thuyết phái Tính Lực là một phần chi phái của Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo làm pháp môn tu hành tức thân thành Phật, hoàn toàn trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề Tam thừa mà Phật đã tuyên thuyết. Những tri kiến tà trái hoang đường trái giáo bội lý với Phật pháp như thế mà lại có thể tôn cao trên cả giải thoát cứu cánh, trên cả pháp môn cứu cánh thành Phật được nói trong các kinh Hiển giáo, rồi bảo đó là Phật giáo? Thật đúng là những lời lẽ điên đảo!
Vì thế mới nói Mật giáo tuyệt đối không phải là Phật giáo, chỉ là những kỹ thuật cao cấp khiến người ta chứng được dâm lạc tình ái thế gian ở Dục giới mà thôi, chẳng khác gì những pháp hưởng lạc ở nhân gian, nhưng được bao bọc thêm bởi những biểu tướng Phật giáo và các danh tướng Phật pháp, về bản chất còn không phải là tôn giáo chính phái, huống hồ có thể khoác được cái danh Phật giáo ư? Cho nên, Mật tông Tây Tạng thực chất chỉ là một tôn giáo của các Lạt Ma Tây Tạng truy cầu tầng thứ cao nhất của khoái lạc tình dục, tuyệt đối không phải là Phật giáo, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật giáo cả.
Tây Mật ngày nay có một cuốn sách tên là “Tất Chân luận”, cuốn này tuy được một bộ phận giáo phái của Mật tông Tây Tạng tôn sùng, nhưng tác giả của nó vẫn chưa hề Kiến đạo, những gì nói trong đó ngôn không cập nghĩa. Thuyết thứ bậc định vị dựa vào áo tổ cũng là sự sáng tạo, đều là hư vọng tưởng cả. Các thượng sư Mật giáo không biết không hiểu Phật pháp, sáng tác ra những cuốn sách như “Tất Chân luận”, dựa vào bề ngoài của áo tổ để nói về sự truyền thừa, để tôn cao bản thân thành pháp vương, nhằm có được sự cung kính và cúng dường của những người học Mật giáo sơ cơ, hoàn toàn không có điểm giao hội nào với Phật pháp Tam thừa. Cho nên, cuốn sách này lưu truyền ở nhân gian là hoàn toàn vô nghĩa. Qua đó có thể thấy rằng, những người như “đại pháp vương, đại Phật sống” tôn sùng cuốn luận này chắc chắn là những người chưa Kiến đạo, vẫn chỉ là phàm phu, ngoại đạo mà thôi, vì những nội dung trong cuốn luận đó ngôn không cập nghĩa, hoàn toàn không hề động chạm được đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề dù chỉ là chút xíu, bởi tác giả cuốn luận đó vẫn chưa có đầy đủ những tri kiến cơ bản về Phật pháp.
Lại nữa, Mật giáo thường đem Song thân pháp ra để thay thế cho thiền định trong Phật giáo, đem việc hai bên nam nữ trong Song thân pháp đều cùng trụ trong cơn cực khoái tình dục nhất tâm bất loạn ra nói đó là Đẳng chí, lấy đó để nhập nhèm đúng sai giữa thiền định thế gian và Phật pháp. Như thế thì tuyệt đối không phải là Phật giáo được. Ví dụ “Thiền định Phật giáo (chi tiết xem cuốn sách thứ 37 và 38 trong phần Mục lục)” mà Thượng sư Trần Kiện Dân truyền bá và “Đẳng chí” mà tứ đại phái Tạng Mật như Tông Khách Ba của Hoàng giáo truyền dạy đều là thuộc về cảnh giới cực khoái tình dục mà hai bên nam nữ cùng đạt đến, để rồi “bình đẳng an trú” trong cơn cực khoái tình dục đó, vọng nói đó là Đẳng chí Thiền định trong Phật giáo. Mật giáo với những tà thuyết, tà tu, tà chứng như thế mà những người như Tông Khách Ba thực hành và hoằng truyền, nó hoàn toàn trái ngược với chính tu thiền định ở thế gian mà thông với ngoại đạo, cũng trái ngược với đạo Giải Thoát mà Phật dạy, còn sai trái nghiêm trọng so với chính lý của đạo Phật Bồ Đề Đại thừa. Nó còn không thể khiến người ta chứng được cảnh giới thiền định mà bên ngoại đạo vẫn chứng được, huống hồ lại nói họ là Phật giáo chí cao? Cho nên mới nói rằng Mật giáo thuần túy chỉ là những tôn giáo hoằng truyền kỹ thuật hưởng thụ khoái lạc tình dục thế gian do các Lạt Ma Mật tông tự ý sáng tạo ra dựa trên vọng tưởng của riêng mình, tuyệt đối không phải là Phật giáo.
Từ xưa đến nay, giới Phật giáo đã từng có sự tranh luận đối với pháp nghĩa của Mật tông, cho nên đời nào cũng có nhân sĩ trong giới Phật giáo cho rằng Mật giáo không phải là Phật giáo. Ví dụ như trong cuốn “Kiến địa và Tu đạo trong Phật giáo” do nhà xuất bản Chúng Sinh ấn hành cũng có nói: “Có một số vấn đề sở dĩ phát sinh, là vì giáo pháp của Kim Cương thừa không thể tu hành công khai, mà có lúc bình diện này còn bị người ta xuyên tạc. Giáo pháp của Kim Cương thừa hay Mật tục từ xưa đến nay đều chỉ giới hạn ở việc truyền thụ cho một nhóm đệ tử đặc biệt có căn khí thượng đẳng. Hơn nữa, pháp truyền cũng rất bí mật, thông thường đều lựa chọn đến địa điểm mà mọi người bỏ hoang hoặc tránh ở gần. Bởi vì tính thần bí bao quanh nó, cho nên Mật tục rất không may bị ngộ nhận là pháp thô tục, không lành mạnh, hoặc thường khiến người ta cảm thấy có chút không đúng đắn, coi đó là một thứ tôn giáo nguy hiểm. Trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bởi vì Kim Cương thừa quá trân quý, cho nên cần phải gìn giữ bí mật. Anh không thể đem thứ quý báu nhất ra để cho mọi người xem, cũng không thể ra phố tùy tiện tuyên bố rằng anh giấu đồ bảo vật ở đâu, chìa khóa cất ở chỗ nào. Bởi vì anh biết nếu như tin tức này truyền đến tai những kẻ xấu, thì sẽ có không ít phiền phức, thậm chí là sẽ mất đi bảo bối đó” (179-175~176).
Thế nhưng rất nhiều ngôn từ của Tông Tát Khâm Triết trong cuốn sách này thực tế đều là lời lẽ bao biện, trang sức. Trong cuốn “Cuồng Mật và Chân Mật” này, tôi đã nêu ra nguyên nhân thật sự về “phương pháp tu hành không thể công khai” của Mật giáo, cũng đã nói rõ nguyên nhân thực sự vì sao “bị người ta cho là pháp thô tục, không lành mạnh” của Mật tục, cũng chỉ rõ nguyên nhân thực sự vì sao “bị người ta coi là tông phái nguy hiểm” trong việc tu học Mật giáo. Cho nên, Kim Cương thừa tuyệt đối không có chỗ nào trân quý cả, tuyệt đối là loại pháp hạ lưu thô bỉ, thật đúng là tông phái lấy tùy tiện làm phương tiện, tuyệt đối không phải là “quá trân quý” như Tông Tát Khâm Triết đã nói.
Tông Tát Nhân Ba Thiết còn nói rằng: “Nếu như anh có thể nghiên cứu đọc các điển tịch của Kim Cương thừa một cách công chính, thì anh có thể hiểu được nó không hề có một chút xung đột nào với giáo nghĩa cơ bản của Phật pháp. Có một số học giả cho rằng Kim Cương thừa không phải là Phật pháp, còn không ngừng phủ định Kim Cương thừa, nhưng họ mãi vẫn không thể chứng minh được quan điểm của mình. Có rất nhiều học giả giữ lập trường đối nghịch thì cho rằng Kim Cương thừa mới là sự truyền thụ cứu cánh của Phật pháp. Thế nhưng, những ngày gần đây, Kim Cương thừa không còn bị coi là giáo pháp cần phải tránh né, ngược lại còn biến thành thứ trào lưu mới mà nhập dòng nữa. Các quốc gia Âu Mỹ rất thịnh hành tu Kim Cương thừa…” (179-178~179).
Những lời bao hiện đó của Tông Tát Khâm Triết cũng đủ để chứng minh: Từ xưa đến nay, sự thực là vẫn thường có nhiều nhân sĩ giới Phật giáo đã từng kiểm điểm, phản đối Mật giáo. Còn nay, sau khi “nghiên cứu đọc các điển tịch của Kim Cương thừa một cách công chính”, tôi đã “có thể hiểu được họ không hề có một chút liên quan nào với giáo nghĩa cơ bản của Phật pháp”. Nay tôi đã nêu ra sự thực về sự “tà trái hoang đường của Mật giáo” và “tuyệt đối không phải là Phật pháp”, đã đưa ra chứng cứ chứng minh chính xác trong cuốn sách này, chứ không như Tông Tát nói là “mãi vẫn không thể chứng minh được quan điểm của mình”.
Còn về câu nói “Những ngày gần đây, Kim Cương thừa không còn bị coi là giáo pháp cần phải tránh né, ngược lại còn biến thành thứ trào lưu mới mà nhập dòng nữa. Các quốc gia Âu Mỹ rất thịnh hành tu Kim Cương thừa…” của Tông Tát chính là hiện tượng mà tôi muốn ngăn chặn. Người phương Tây chưa từng thâm nhập hiểu biết về Phật pháp, cực dễ bị Mật giáo dẫn dắt sai lầm mà ngộ nhận rằng Mật tông mới là Phật giáo. Đừng nói là người Tây, chỉ nói riêng những người Trung Quốc đã huân tập Phật pháp nhiều năm, thậm chí ngay cả pháp sư Ấn Thuận là “chuyên gia Phật học” cũng còn bị tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông chỉ chệch đường. Qua đó có thể thấy hai đất Trung Quốc, Đài Loan đã có rất nhiều người bị Mật giáo dẫn dắt sai đường như vậy, đã trở thành chuyện thường tình rồi, huống hồ là những người phương Tây chưa từng huân tập chính pháp Phật giáo, sao có thể phân biệt được chính tà trong pháp nghĩa của Mật giáo? Cho nên, Tông Tát Khâm Triết lấy hiện tượng bề ngoài học Mật của người Tây này để làm dẫn chứng cho logic “pháp nghĩa của Mật giáo chính là pháp nghĩa của Phật giáo”, toàn bộ lời nói đó đều không đáng tin. Những người học Phật giáo chúng ta đều nên minh xét việc này một cách có trí tuệ.
Thông qua các dẫn chứng chứng cứ trước sau gồm bốn tập của bộ sách này, nó đã chứng tỏ một sự thực rằng Mật giáo thuần chất chỉ là “tôn giáo” do (sư tăng) Thiên Trúc cổ và các Lạt Ma Tây Tạng tự sáng lập ra, chỉ là kỹ thuật thế gian về khoái lạc tình dục ở Dục giới mà các Lạt Ma theo đuổi mà thôi, tuyệt đối không phải là Phật giáo. Các đại sư những người học Phật giáo chúng ta, sau khi đọc qua các sự thực được nêu ra này, nếu vẫn còn nghi ngờ, thì nên tra xét từng mục, thẩm định các chứng cứ mà Bình Thực tôi đã dẫn ra, xem liệu có phải là “đoạn chương thủ nghĩa, ngắt câu lấy nghĩa, bẻ cong pháp nghĩa” như pháp sư Ấn Thuận hay không? Nếu tất cả mọi dẫn chứng đều hoàn toàn là sự thực, mà không phải là “đoạn chương thủ nghĩa, ngắt câu lấy nghĩa, bẻ cong pháp nghĩa” giống như pháp sư Ấn Thuận, thì nên lập tức đứng lên hành động mà bảo vệ lấy chính pháp Phật giáo: làm việc nên làm, không nên làm những việc không nên làm. Như thế mới là cái phúc của bản thân, cũng là cái phúc của giới Phật giáo, cũng là cái phúc của đông đảo chúng sinh đời này và muôn đời sau nữa.
Lượt xem trang: 0