Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 4: Mật tông tôn sùng thượng sư vượt xa Phật, nên không phải là Phật giáo
Do các thày Mật tông khi truyền pháp, luôn dạy bảo hành giả Mật tông phải tôn sùng thượng sư siêu việt hơn cả đức Phật, sinh ra hiện tượng sai lệch “y nhân bất y pháp”, bèn coi những lời mà Lạt Ma, pháp vương, thượng sư nói là Phật pháp chính xác tuyệt đối, không cần phải kiểm điểm xem lời họ có đúng đắn hay không, nhất mực mù quáng tin theo. Những người tôn sùng thượng sư siêu việt hơn cả Phật mà hoằng pháp là một hiện tượng thường thấy trong Mật giáo, cho nên những người học Mật tông đều không hề có năng lực tự giác kiểm điểm, mà phải dựa vào sự kiểm điểm của các tông phái khác, sau đó mới dẫn đến tình trạng những người chân học Phật pháp trong Mật giáo tự mình kiểm tra.
Những người trong Mật giáo đại đa số đều không biết gì về sự tà trái hoang đường trong pháp nghĩa của Mật giáo, cho nên có sự sùng bái rất cao đối với Mật giáo, hoàn toàn không tự biết kiểm điểm. Ví dụ như Tông Khách Ba dạy người ta sau khi tu chứng Hiển giáo mới chuyển sang học Mật giáo cũng chẳng phải là người có trí tuệ gì cả. Trong cuốn “Bồ Đề đạo thứ đệ quảng luận”, ông ta nói thế này: “Về pháp tu học khác với Kim Cương thừa, sau khi cộng đạo tịnh tu trong Hiển Mật, không nên do dự, nên nhập vào Mật thừa. Đạo này đặc biệt trân quý so với các pháp khác, vì có thể nhanh chóng viên mãn hai loại tư lương. Nếu người nào đi sâu vào đó, nên biết “Đạo cự luận” nói rằng: Ban đầu phải khiến cho thày hoan hỉ (khi mới sơ học, phải cúng dường thượng sư khiến ông ta vui vẻ). Phải tăng thượng hơn so với những gì nói trước đây (phải tăng tiến hơn so với những gì đã dạy trước kia, tức là thậm chí phải lấy thân cúng dường). Cái này cũng phải làm như vậy đối với người tính tướng toàn đủ thấp nhất mà đã nói ở trong đó” (20-181).
Trong pháp Mật giáo, sau khi nhập môn thì việc đầu tiên là phải ra sức lấy được lòng của thượng sư, để thượng sư vì hoan hỉ mà vui vẻ truyền thụ cho các mật pháp. Điều quan trọng nhất, cốt ở chỗ sau khi lấy được lòng thượng sư, có thể khiến cho thượng sư vui vẻ truyền thụ pháp tu song thân, và vui lòng cùng mình cộng tu Song thân pháp. Cho nên, Tông Khách Ba mới cho rằng bắt buộc phải “ban đầu phải khiến cho thày hoan hỉ”, thậm chí còn buộc phải “phải tăng thượng hơn so với những gì nói trước đây” để ân cần cúng dường cho thượng sư, phải lấy thân cúng dường. Những chủ trương đó đều có thể thấy rất nhiều trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, ví dụ như “thậm chí nằm phục đất không dạy, lấy thân cúng dường”…
Việc tôn sùng thượng sư vượt qua cả Phật của Mật tông, từ cổ chí kim đã luôn như vậy rồi, không hề có sự thay đổi nào. Vì nguyên cớ đó mà khiến cho rất nhiều hành giả Mật giáo tuyệt đại đa số không dám làm trái ý thượng sư, chỉ sợ sau khi làm trái thì sẽ thành hủy phạm giới Tam muội da mà “đọa xuống địa ngục Kim Cương”. Vì thế ai nấy đề thận trọng e ngại, không dám nói về những sai lầm của thượng sư, cũng không dám tiến hành so sánh những lời thượng sư nói và lời Phật nói, chỉ có thể một mực tin tưởng thân khẩu ý hành của thượng sư, bất luận lời nói và hành vi của thượng sư liệu có trái ngược với lời Phật nói, trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề hay không.
Mật giáo tôn sùng thượng sư hơn cả Phật như thế, sao có thể nói là Phật giáo được? Vì sao vậy? “Thiên thượng thiên hạ chẳng ai bằng Phật”, thì sao lại có lời nói nào của thượng sư có thể trái với lời Phật được? Sao lại có chuyện người học Phật lại chỉ tin lời thượng sư mà không tin theo thánh ngôn lượng lời Phật được? Việc tôn sùng thượng sư hơn cả Phật của Mật giáo như vậy, sao có thể gọi nó là Phật giáo được? Tuyệt không có cái lý đó! Những người có trí chỉ cần suy nghĩ là biết liền, không cần mạt học phải nói nhiều nữa.
Mật giáo do có truyền thống “y nhân bất y pháp”, hoàn toàn chỉ dựa vào tri kiến của thượng sư, cho nên họ hoàn toàn không kiểm tra so sánh thêm đối với pháp nghĩa của Phật giáo, dẫn đến từng bước đi sai đường mà không hề tự hay biết. Ví dụ: “Thế nhưng tác phong Hiển Mật khác nhau, đoạn văn trên tuy thuộc Đà la ni, rốt cuộc vì không phải là Mật điển, cho nên chỉ hiển thị lý thú mà thôi. Mật tông là phương tiện quả vị, các hóa nghi, hóa pháp khẩu quyết truyền thụ của nó đều có sai biệt. Hóa nghi bí mật, hóa pháp cũng bí mật, cho nên tất có hiển hiện về chứng lượng. Hiển giáo có thuyết ‘y pháp bất y nhân’, nhưng ở Mật giáo thì tất phải nhân pháp song y, mà nặng về nhân hơn” (34-711).
Mật giáo lấy thượng sư làm trọng như thế, người nào mong muốn họ có thể thay đổi quan niệm để theo Hiển giáo “y nhân bất y pháp”, chẳng khác gì đàn gảy tai trâu, tìm cá trên cây, chắc chắn không thể gây ảnh hưởng thay đổi như ý nguyện được. Cho nên, tôi cũng chẳng có hy vọng gì đối với Mật giáo, không còn lưu giữ mong muốn cải thiện nữa. Nay lấy sách do họ viết ra làm căn cứ, vạch rõ nội tình của họ, cung cấp cho tất cả người học, đại sư trong giới Phật giáo để có phán định công bằng. Nếu không dựa vào các sách do họ viết để làm chứng cứ, thì bọn họ nhất định sẽ vu cho tôi là cấy tang vật, vu oan giá họa cho họ.
Lại nữa, Mật thông thường đem việc các thượng sư khi hợp tu Song thân pháp, sau khi đạt đến khoái cảm tình dục và hưởng thụ cực lạc xuất tinh, liệu có thể thu hồi tinh dịch đã xuất ra quay vào trong bụng để nâng lên cho lan khắp toàn thân được hay không để làm căn cứ phán định thượng sư quả thực có được chứng lượng truyền thụ Mật pháp đầy đủ hay không. Thế nhưng, thứ tà kiến này mắc phải sai lầm lớn. Đó là sau khi xuất tinh, khi hút lại vào trong cơ thể, thì đã không phải là hút vào trong túi tinh nữa rồi, mà là hút lại vào trong bàng quang, trộn lẫn với niệu dịch. Sau đó một thời gian, vì buồn tiểu mà bài tiết ra ngoài cơ thể rồi, thì lấy đâu ra chuyện “không tổn tinh khí” để nói? Nếu nói rằng “hút về trong bàng quang rồi, không trở ngại gì cho việc nâng chiết tịnh phần của tinh dịch”, thì lời nói và sự thực lại không ăn khớp với nhau, vì tinh dịch đã trộn lẫn với nước tiểu rồi. Trừ phi họ có thể phát minh ra thêm một pháp khác, cách ly được khí phần của nước tiểu và tinh dịch. Cho nên, chủ trương minh cấm “người nào sau khi xuất tinh mà không thể hút lại được vào trong bụng sẽ không được tu chứng Song thân pháp” và chủ trương minh cấm hành “người nào có công phu có thể hút lại được vào trong bụng, thì có thể hợp tu Song thân pháp với tất cả nữ nhân, bao gồm tỳ kheo ni, mẹ, con gái, dì, mợ vân vân đều có thể hợp tu” của Mật tông, 14 giới căn bản của Tam muội da như thế kỳ thực đều là Giới cấm thủ kiến dựa vào tà kiến của ngoại đạo để bày đặt ra mà thôi.
Lại nữa, sau khi hưởng thụ khoái lạc và xuất tinh, đối với việc hấp thủ (hút lấy) tịnh phần, làm thế nào khiến cho nó được lưu giữ trong cơ thể và tiếp tục an trú mà không cho nó xuất ra? Như thế chẳng bằng khí công của thế gian trực tiếp nâng hút lên, còn có ích với bản thân hơn, cần gì phải thông qua hành dâm cho nó xuất ra rồi lại hút nó vào? Chẳng phải là vẽ rắn thêm chân hay sao? Lại nữa, việc Mật tông tu hành bằng cách thông qua cơ thể người khác giới để hấp thụ lấy tịnh phần dâm dịch, như thế chẳng khác gì vọng tưởng lấy âm bổ dương trong thuật phòng the của Trung Quốc. Cho dù thực sự có thể lấy âm bổ dưỡng đi nữa, thì cũng chỉ là có ích cho sắc thân (cơ thể) bản thân, chứ có ích gì đối với việc tu chứng Phật pháp? Kỳ thực, việc đó đều chẳng liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề của Phật pháp cả. Thượng sư Mật tông với tu chứng ngoại đạo pháp, không liên quan gì đến Phật pháp như thế mà lại tôn sùng ông ta vượt xa so với Phật, chẳng phải là điên đảo tưởng lắm ư?
Mật giáo vốn đã không hề dựa vào pháp mà Phật Thích Ca tuyên thuyết để làm chủ, làm chỗ quay về nương dựa, mà lại dựa vào những người như thượng sư Mật giáo để làm chủ, làm chỗ quay về; còn pháp mà các thượng sư Mật tông hoằng truyền lại toàn là pháp ngoại đạo, đều hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, thì có thể thấy rất rõ ràng rằng Mật giáo tuyệt đối không phải là Phật giáo. Vì sao vậy? Vì các pháp mà bọn họ nói đều không thể nào so sánh, ấn chứng với các kinh mà Phật đã thuyết, đều trái ngược với pháp nghĩa trong các kinh Phật nói, cho nên qua đó là biết Mật giáo chắc chắn không phải là Phật giáo được.
Lượt xem trang: 0