Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 2: Cuồng Mật trong hiện thực
Các thượng sư xưa nay của Mật tông đều chưa từng Kiến đạo (ngoại trừ một số tổ sư của phái Giác Nãng Ba), nhưng vì các đệ tử sùng bái mù quáng nên đã suy tôn họ là Phật, dần dà, các thượng sư đã mặc nhận điều đó. Trò hề đó vẫn còn được diễn tiếp trong Mật tông ngày nay, qua đó để mê hoặc người học Phật giáo không chút ngừng nghỉ. Thậm chí, quan sát những lời thuật của “chư Phật” xưa nay trong Mật giáo thấy đều thuộc về pháp phân đoạn ra vào (sinh tử phân đoạn) của cảnh giới hữu vi trong Tam giới, chưa hề Kiến đạo. Tứ thiền Bát định, thậm chí là cảnh giới Sơ thiền còn chưa thân chứng, còn không thể miêu tả được chứng lượng của Sơ thiền, còn đem ảo cảnh ra nói đó là Sơ thiền, thì sao có thể đắc Diệt tận định của Câu giải thoát Nhị thừa? Người chưa Kiến đạo Thanh Văn thì tất không thể nào chứng được Diệt tận định, còn không thể lìa được Ngã kiến ở Dục giới, huống hồ có thể lìa khỏi Hữu ái trú địa? Đó là vì bọn họ chưa đoạn được tà kiến “Tâm giác tri thường trụ bất hoại bất đoạn” mà rơi vào Ngã kiến “Tâm ý thức thường trụ bất hoại”.
Người chưa đoạn Ngã kiến, còn không phải là bậc Sơ quả của Thanh Văn, huống hồ có thể sinh khởi được trí tuệ Bát Nhã? Vì sao vậy? Vì các đại A La Hán của Thanh Văn tuy chứng được Diệt tận định, nhưng vì chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, nên không thể biết được Thực Tế của Niết Bàn vô dư, cho nên không thể hiểu được Thể tính của Pháp giới, không thể biết được Thực tướng của Pháp giới, bởi thế mà không thể nào phát khởi trí tuệ Bát Nhã – không thể hiểu biết được Bát Nhã tuệ của Bồ Tát thất trụ vị trong Hiền vị, vì Bát Nhã tuệ nhất định phải dựa vào thân chứng thể tính Thực Tướng tâm của Pháp giới mới có thể sinh khởi được. Nay Mật giáo Tây Tạng không thể biết đến đạo tu chứng Phật pháp, không thể chứng đắc bất kỳ một loại trí tuệ nào trong pháp Tam thừa Bồ Đề, cho nên mới phát minh ra một pháp môn tu hành thành Phật của riêng Mật giáo, tự sáng tạo ra thuyết riêng của mình bên ngoài Hiển giáo, thật đúng là tà kiến do cuồng tưởng gây ra, vì thế mới gọi là cuồng Mật trong hiện thực.
Nếu như pháp môn tu hành thành Phật của Mật giáo quả thực có thể đạt được mục đích của mình, thì tôi cũng không dám vọng bình họ. Cái gọi là “quả thực có thể đạt được mục đích” là nói pháp môn tu hành đó nhất định không được trái ngược với Tam thừa Bồ Đề, chắc chắn phải có chỗ giao nhau tương thông, thì mới đạt được mục đích thành Phật. Vì sao vậy? Vì nếu Mật giáo thực sự có pháp giúp cho người học đạt đến mục tiêu thành Phật, thì pháp đó nhất định phải không trái ngược với đạo Giải Thoát Nhị thừa và đạo Phật Bồ Đề Đại thừa, hơn nữa chắc chắn phải ăn khớp với nhau, khế nhập nhau và bao hàm lẫn nhau.
Thế nhưng, theo dõi những gì mà Mật giáo nói, thấy đâu chỉ không đạt được mục đích thành Phật, mà còn chạy ngược với mục tiêu thành Phật – càng tinh tấn tu tập theo họ thì càng xa rời mục tiêu thành Phật; càng trái ngược hoàn toàn với cảnh giới tu chứng của đạo Giải Thoát Nhị thừa – càng tinh tấn tu tập thì càng lìa xa sự giải thoát, càng dẫn đến bị trói buộc và đọa lạc. Như thế mà nói Mật pháp là “muốn để nhập vào Phật đạo, trước hết phải dẫn dắt bằng dục” như trong kinh đã dạy, chỉ là lời nói mỹ miều mà thôi, tuyệt đối không có thực nghĩa nào. Điều đó chỉ khiến chúng sinh tăng thêm tham dâm, càng đốt cháy bùng tâm họ, không có ích gì cho việc tu thành Phật đạo. Pháp môn tu hành “thành Phật” như thế xứng gọi là cuồng Mật trong hiện thực – vì trái ngược xa với Mật ý của Phật Bồ Đề, trái ngịch với chính lý của đạo Giải Thoát.
“Thành Duy Thức luận” quyển 7 nói: “Phải đoạn (cái) hoặc mà Tam giới kiến phải đoạn thì mới sinh khởi (Diệt tận) định này, vì dị sinh không thể phục diệt hữu đỉnh tâm tâm sở”, ý là nếu không đoạn trừ Vô minh trong Tam giới mà (việc) Kiến đạo cần phải đoạn thì vĩnh viễn không thể nào phát khởi được Diệt tận định. Cho nên thời Phật tại thế có nhiều ngoại đạo chứng được Tứ thiền Bát định đầy đủ rồi mà vẫn không thể nào thoát lìa khỏi sinh tử trong Tam giới, sau khi xả báo sinh lên cõi Phi tưởng Phi phi tưởng thiên, Phật vẫn bảo ngoại đạo đó sau khi thọ tận, nhất định sẽ còn đọa vào trong đạo Súc sinh, chuyển sang chịu cái khổ luân hồi lớn hơn.
Sơ quả Thanh Văn tuy chưa đắc chứng lượng thiền định, nhưng vì đã đoạn trừ được Ngã kiến mà Kiến đạo cần phải đoạn hoặc (Kiến sở đoạn hoặc), nên người Tu Đà Hoàn độn căn giải đãi nhất đó cũng có thể trở thành A La Hán sau bảy lần qua lại nhân thiên, chứng hiện Bát Niết Bàn của Huệ Giải thoát. Sự tu chứng của đạo Giải Thoát đó phải lấy việc đoạn trừ Kiến sở đoạn hoặc trong Tam giới – Ngã kiến – làm chủ tu. Nếu không đoạn trừ được Ngã kiến, thì cho dù có chứng đắc đầy đủ Tứ thiền Bát định, rốt cuộc vẫn không thể nào chứng được Diệt tận định. Cho dù có Tứ thiền Bát định đầy đủ và phát khởi thần thông quảng đại đi chăng nữa, có thể huyễn hoặc thế nhân, nhưng cuối cùng vẫn không đạt giải thoát, đời sau lại còn bị ăn ác báo, không thoát lìa khỏi quả báo dị thục đáng ghét.
Nay quan sát những gì mà Mật giáo nói, tu và chứng, thì kết quả trước sau vẫn là rơi vào trong Ngã kiến, nhưng lại tự cho rằng mình đã đoạn Ngã kiến, thậm chí còn cuồng ngôn nói đã đoạn Ngã chấp, đã thành Phật đạo. Họ đều là những kẻ phàm phu ngoại đạo không biết gì về Tam thừa Bồ Đề, đều là những kẻ mắc đại vọng ngữ, đều là những kẻ cuồng tưởng. Vì thế mới nói Mật giáo là cuồng Mật tồn tại thực tế trong thế giới này, hoàn toàn không hiểu biết gì về mật ý của Phật pháp Tam thừa.
Thông qua các thư tịch cổ, chúng ta có thể xác thực một điều: Việc các tổ sư của Mật tông chưa chứng đạo nhưng tự xưng là Phật nhiều vô kể. Họ đã phạm vào tội phá hủy trọng giới của Bồ Tát, lại phạm tội phá hoại chính pháp, phỉ báng Bồ Tát Tạng, dâm ô tăng chứng, mắc đại vọng ngữ, đó đều là rơi vào trọng tội địa ngục Vô Gián trường kiếp, không chấp nhận sám hối, sau khi xả thọ nhất định sẽ phải chịu quả báo cực nặng thuần khổ vô lượng đời.
Pháp của Mật giáo như thế đã hãm hại chúng sinh phải chịu quả báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp tương lai, thì có gì đáng để tôn quý? Thế mà dám nói Mật giáo thắng diệu hơn cả Hiển giáo, mà nói Phật của Mật giáo cao siêu hơn cả Phật của Hiển giáo, mà nói Mật giáo là pháp tu của những người thượng thượng căn, nói Mật giáo là thượng thượng giáo, Kim Cương thừa mà người sau khi đã tu chứng Hiển giáo, đã thông đạt pháp môn của Hiển giáo mới được tu học? Thật đúng là những lời lẽ điên đảo cực độ, như thế gọi họ là cuồng Mật, ai nói là không thể?
Ở pháp thế gian, người nào giết hại chúng sinh, hoặc đầu độc bằng thuốc độc, họa hại dẫu lớn, nhưng chỉ là một đời, trong khi đó, pháp của Mật giáo hại người chịu khổ, hãm hại chúng sinh đến vô lượng đời, vì người theo theo đó mà tu học, lâu dần sau này nhất định sẽ thành tựu tội địa ngục thuần khổ cực nặng trường kiếp, chịu khổ đến muôn đời. Tàn hại chúng sinh đến vô số đời trong tương lại như thế mà họ vẫn không tự biết, còn muốn phỉ báng Thắng nghĩa tăng đã chứng ngộ trong Hiển giáo, xảo biện nói Mật pháp thù thắng, siêu việt hơn cả Hiển giáo, ngu si đến độ như vậy. Còn các chúng sinh thì đại đa số đều không biết phân biệt chính tà, vui vẻ muốn học, theo họ phỉ báng chính pháp mà các bậc hiền thánh trong Hiển giáo tuyên thuyết, ngu si đến mức độ này, thật khiến người ta thương xót vô cùng.
Phàm là người học Phật chúng ta, nếu người nào không muốn chịu quả báo thuần khổ cực nặng nơi địa ngục trong vô lượng kiếp tương lai, thì nên nhanh chóng lìa xa Mật giáo – đặc biệt là Tây Mật. Nếu ai muốn chính tu Tam thừa Bồ Đề của Phật pháp, thì cũng nên nhanh chóng lìa xa Mật giáo – đặc biệt là Mật tông Tây Tạng. Nguyện mong tất thảy các đại sư, người học trong Phật môn đều có cái nhìn đúng đắn về việc này, đừng tiếp tục dẫn sói Mật giáo vào ngôi nhà Phật pháp, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ, để tránh khi thời khắc xả báo đến, có hối hận cũng không kịp nữa.
Tất cả những người tu học Đại thừa trong Phật môn đều nên quay về với pháp môn Thiền và Tịnh độ của Hiển giáo. Sau khi chứng được Như Lai Tạng mà phát khởi trí tuệ Bát Nhã, thì mới bắt đầu tiến tu Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí, thì mới gọi là chính hành. Nếu là người theo học pháp Nhị thừa để cầu mong giải thoát cá nhân, thì cũng nên dựa vào chân ý trong các kinh Phật A Hàm, tu đoạn Ngã kiến và Ngã chấp, chớ nên bám vào tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông (Trung Quán mà Tông Khách Ba nói được pháp sư Ấn Thuận và Đạt Lai Lạt Ma tôn sùng chính là Trung Quán phái Ứng Thành), vì đó là tà kiến Vô Nhân luận, Thố Vô Giác luận, Đoạn Diệt luận; dựa vào đó mà tu thì sẽ không thể nào chứng được quả Giải thoát của Nhị thừa, cũng trái ngược với quả Phật Bồ Đề của Đại thừa. Tà kiến “Trung Quán” như thế đang tồn tại thực tế trong “Phật giáo” Mật tông, cho nên mới gọi là cuồng Mật trong hiện thực.
Lượt xem trang: 0