Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: Tự cao bằng sự truyền thừa hư vọng

Các thày Mật tông thường hay vọng xưng về chứng lượng của bản thân thông qua sự truyền thừa hư vọng, qua đó để chiêu gọi sự cung kính cúng dường của mọi người, nhằm quảng truyền tà pháp Mật tông. Vì sao lại gọi là sự truyền thừa hư vọng? Vì việc xác lập thành giáo chủ Mật giáo của Liên Hoa Sinh chính là một pháp kiến lập hư vọng. Nghĩa là sao? Nay xem các luận trước do Liên Hoa Sinh viết ra và sự tu chứng của ông ta thì thấy đều là cảnh giới của pháp môn tu hành phái Tính Lực ngoại đạo, thực sự hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát của Phật pháp, cùng chẳng liên quan gì đến trí tuệ Bát Nhã của đạo Phật Bồ Đề. Thế nhưng các thày Mật tông lại xác lập Liên Hoa Sinh là “đã thành tựu Phật vị cứu cánh Báo thân Phật, Pháp thân Phật”, sau đó lại tự cao về sự truyền thừa của ông ta để trùm đầu người khác. Họ không biết rằng việc truyền thừa Mật tông này thực tế chẳng có nghĩa lý gì cả, chỉ là những ngôn thuyết của kẻ vọng tưởng mà thôi.

Xác lập truyền thừa như thế xong, thì họ lại mở rộng thành các chi phái, xây dựng thêm nhiều mối truyền thừa. Các phái sau này tranh nhau tôn sùng bằng sự truyền thừa được xác lập như thế để tự cao tự đại, rồi khinh miệt pháp của Hiển giáo và các Bồ Tát đã chứng ngộ của Hiển giáo. Cứu xét thực chất của nó, thì những người như giáo chủ Mật tông hoàn toàn không có bản chất thực chứng Phật pháp, đều chỉ là phàm phu ngoại đạo mắc tội đại vọng ngữ mà thôi. Thế nhưng, sự truyền thừa hư vọng này lại là một trong rất nhiều thủ đoạn để hoằng truyền Mật pháp của Mật tông.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0