Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 14: Thứ tự tu đạo do Mật tông tự bày đặt ra
Tài nghề mà các thày Mật tông từ xưa đến nay giỏi làm nhất đó là đứng tách biệt ra khỏi pháp trong chư kinh Phật thuyết để thiết lập riêng Gia hành đạo, Vô học đạo, Tư lương đạo, Thập địa kiến tu đạo và các hành môn khác xa những gì Phật tuyên giảng như dựa vào cơ thể người khác giới để tu chứng “Phật pháp của Mật tông”, rồi nói đó là Báo thân Phật Lô Xá Na của Thích Ca thuyết, hoặc giả xưng đó là do Pháp thân Phật Tỳ Lô Giá Na của Thích Ca tuyên thuyết. Thế nhưng nếu suy xét tham cứu thực tế thì sẽ phát hiện ra rằng những gì mà họ nói đều là từ vọng tưởng tự ý họ tạo ra, hoàn toàn hiểu sai về ý chỉ gốc của Phật pháp.
Ví dụ Tông Khách Ba nói thế này: “Cuốn ‘Giáo thụ huệ luận’ nhằm chứng minh nghĩa lý đó đã dẫn ‘Kết Hợp kinh’ nói rằng: ‘Thập nguyệt tức Thập địa, hữu tình Thập địa vương’. Giải thích nghĩa lý này là từ lúc nhập thai cho đến lúc chưa xuất thai, phối với Thập địa vị, cho nên giai đoạn giữa này là Kiến tu đạo. Sau khi xuất thai thì phối với Vô học đạo, còn lúc chưa nhập thai là Gia hành đạo. Nhưng tu tập tư lương ở phúc điền là Tư lương đạo, phải từ tu Không tính mới lập thành Gia hành đạo. Tường Mễ Kim Cương nói là nhằm đối trị Trung hữu sinh tử, cho nên tạo ra pháp tu Phổ Hiền, ứng thuận ba đạo đó mà tu. Nhưng cũng bao hàm trong này cả” (21-516).
Các thượng sư thời xưa của Mật tông cực thích sáng tạo kinh điển, cho nên khi kết tập kinh điển thường có rất nhiều Mật kinh, Mật tục chưa từng nghe nói đến bao giờ dần dần xuất hiện ở nhân gian. Thủ đoạn mà họ thường áp dụng nhất là: sau khi viết xong thì thường nhờ người lấy giấy, lụa rách cũ…chép riêng một bản, rồi đem cất giấu ở trong một sơn động nào đó, sau đó nói thác với mọi người rằng mình được Không Hành Mẫu hoặc Dũng Phụ thị hiện chỉ bảo trong mơ, rồi đến sơn động lấy ra cúng dường, giải thích, cho lưu hành. Hoặc sau khi tự soạn ra xong, giấu ở trong núi, rồi nói thác rằng mấy năm sau khi ông ta chết thì mới được ai đó lấy ra vân vân. Cái gọi là “Long mãnh khai nam thiên môn thiết tháp” cũng đều không nằm ngoài mưu lược này.
Những nội dung nói trong các Mật kinh, Mật tục đó hoàn toàn không có nghĩa lý gì – những gì nói trong đó đều không từng đề cập đến Đệ nhất nghĩa đến. Pháp không nghĩa lý nhưng lại cứ phải dùng những lời lẽ thổi phồng hoa mỹ, sùng Mật ức Hiển, dựa vào đó để thu hút tài nguyên hoằng pháp thuộc về bên Hiển giáo nhằm cung cấp cho Mật tông hưởng lạc (để cùng với các đệ tử khác giới quảng tu Song thân pháp). Truy cứu bản chất của nó thì thấy tuyệt đối không phải là Phật giáo, bắt đầu từ Bình quán, Mật quán để tu Trung mạch Minh điểm và Bảo bình khí…sau cùng đến tu Song thân pháp trong Huệ quán và Đệ tứ quán (quán đỉnh thứ tư) đều là pháp môn tà kiến, tà tu, tà chứng thâu nhập từ pháp ngoại đạo, làm gì có pháp nào là pháp môn tu hành của Phật giáo?
Ví dụ thuyết của Tông Khách Ba nêu ra ở trên, đem giai đoạn từ nhập thai đến xuất thai phân phối thành quả vị Thập địa tu chứng Bồ Tát trong Phật pháp, hoang đường vô cùng cực. Nếu như những gì ông ta nói là đáng tin cậy, thì chúng ta cần gì phải khổ sở tu chứng Tam thừa Bồ Đề nữa? Chỉ cần ngày ngày hưởng lạc, đợi sau khi chết, luân hồi nhập thai là có thể chứng từng phần các quả vị từ Sơ địa đến Thập địa rồi. Quả nhiên là pháp tu hành quả vị, hơn nữa lại có thể hưởng thụ các pháp dâm lạc của thế gian, tất thảy mọi người học Phật giáo sao không vui vẻ mà làm? Thế Tôn cần gì phải dạy chúng sinh vất vả tu hành pháp Thanh Văn, rồi sau đó thực hiện các loại quán hành, cho đến việc dạy mọi người tu Bồ Tát đạo, lại phải đợi sau ba đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật nữa? Tông Khách Ba nói về cái lý trụ thai mười tháng tức ngang bằng với Thập địa Bồ Tát rốt cuộc là đúng, hay là sai đây? Những người học Mật tông có trí tuệ sao không cùng luận bàn và xem xét thấu đáo việc này?
Lại ví dụ như có thượng sư Mật tông nói rằng: “Có những việc gì không mấy hứng thú, hoặc khổ não hơn việc quan hệ tình dục đây? Kim Cương thừa thừa nhận sự thực này, đồng thời còn truyền thụ rất nhiều pháp tu quả vị… Mà thượng sư chỉ đạo chúng ta tu hành cũng giống vậy, ngài đã ban cho chúng ta thuốc trị bệnh tham. Đây là đạo cứu độ của Phật, Vô thượng Dược Sư vĩ đại. Muốn cởi mở được tâm kết và quét trừ được chướng ngại trong tâm, Du già sĩ bắt buộc phải tu Bảo bình khí trước, mà pháp này cần có nữ Du già sĩ hỗ trợ…Tất cả các luân đều phải dùng khí trí tuệ để cởi mở để cho Trung mạch có thể thông suốt vận hành giữa chúng. Các luân mở ra rồi, có thể tương ứng thực chứng đến chư địa của Bồ Tát đạo hướng đến Phật quả. Hạ môn mở ra liền chứng quả Sơ địa, Nhị địa; Luân thứ hai mở ra, tương đương với đạo quả Tam địa, Tứ địa. Cứ thế suy ra là biết” (38-418).
Mật tông nói như vậy ý là người tu Bình khí Trung mạch, nếu có thể mở được mạch kết ở Mật xứ (chỗ kín) thì tức là đoạn kết, chứng quả, đạt quả vị Sơ địa và Nhị địa của Bồ Tát. Nếu có thể mở được mạch kết ở Tề luân thì cũng là đoạn kết, chứng quả, đạt quả vị Tam địa và Tứ địa. Cứ thế suy ra, nếu người nào có thể mở được mạch kết ở Đỉnh luân thì tức là chứng được quả vị Cửu địa và Thập địa, giành được quả vị Pháp vương của Mật tông. Cứ suy ra như thế thì hành giả Mật tông nếu đã có thể thông đạt Thập địa, tự do tùy ý khống chế tinh dịch Minh điểm không lậu rớt, mà tu thêm Song thân pháp, thực chứng cảnh giới Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của Đệ tứ hỷ thì tức là đã thành Phật cứu cánh rồi. Chẳng trách người trong Mật tông ai cũng nói: “Pháp của Mật tông thắng diệu hơn Hiển tông bội phần, từ cổ chí kim đã có rất nhiều người thành Phật, hơn nữa lại là Cứu cánh Phật, Báo thân Phật, Pháp thân Phật, chứ không như Thích Ca chỉ thị hiện Ứng hóa thân mà thôi”.
Nay chúng ta quan sát các pháp môn tu chứng và quả chứng nói trong rất nhiều Mật kinh, Mật tục của Mật tông, kỳ thực đều hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng quả vị trong Phật giáo, đều là rơi vào trong vọng tưởng của ngoại đạo, nhưng lại lồng ghép các danh tướng quả vị của Phật pháp vào trong cảnh giới ngoại đạo pháp mà họ tu học, rồi nói rằng đó là những nhà đại tu hành, bậc đại thánh trong Phật giáo, thậm chí còn dám tự tôn cao bằng các danh hiệu Pháp vương thập địa và Phật nữa. Cứ như thế, họ đời đời tương truyền để hạ thấp Hiển giáo là những người tu hành ở Nhân địa, hạ thấp những bậc chứng quả trong Hiển giáo là người có chứng lượng nông cạn. Thế nhưng, nay suy xét “Phật pháp” mà Mật tông hoằng truyền, chẳng khác gì người mù ở xứ nhiệt đới mà nói về tuyết trắng vậy, điên đảo thác loạn, không biết mình đang nói gì nữa. Vì thế mới nói Mật tông quả thực đúng là một thứ tôn giáo điên đảo vọng tưởng, bản chất tuyệt đối không phải là chi nhánh tông phái nào của Phật giáo, tôi không thể thừa nhận họ là một phái nào của Phật giáo cả, trừ phi sau này họ hoàn toàn phế bỏ, xóa sổ hoàn toàn các pháp ngoại đạo như Mật kinh, Mật tục, nương dựa vào các kinh Hiển giáo, hoặc dựa vào chính lý trong “kinh Lăng Nghiêm” để nói, để tu, để truyền.
Lượt xem trang: 0