Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 13: Ngũ pháp thân của Mật tông – vọng tưởng chuyển thức thành trí
Trong Phật pháp chân chính, các kinh Tam thừa đều nói Phật có tam thân, chưa từng có một bộ kinh nào nói Phật có ngũ pháp thân, thế mà Mật tông lại nói: “Phật của Mật tông có ngũ pháp thân, cho nên siêu việt hơn cả Phật của Hiển tông”. Ví dụ như phái Tát Già nói thế này: “Xuất sinh gian đạo: Khi thượng sư chuyển thức, Hóa thân của ông ấy ở Lục địa của Bình quán, Báo thân ở Tứ địa của Mật quán, Pháp thân ở Nhị địa của Trí tuệ (Huệ quán), Thể tính thân ở trên nửa địa của Đệ tứ quán (quán đỉnh thứ tư). Quả có ba pháp: quả tự lợi, đắc ngũ thân quảng đại có tư lương viên mãn và tương thích duyên khởi...” (61-132~133).
Cũng giống như Hóa thân chứng được ở quán đỉnh thứ tư (lần đâu hợp tu Song thân pháp với thượng sư và thụ quán đỉnh chỉ đạo), kỳ thực chỉ là hư vọng tưởng, mà Hóa thân của Mật tông không phải là Hóa thân mà Phật đã nói. Nó chỉ là thứ vọng tưởng tự ý của Mật tông, dựa vào cảnh giới do tự mình tưởng tượng ra rồi nói là Hóa thân ở Phật địa hoặc Bồ Tát chư địa, dùng để trùm đầu người học Hiển giáo mà thôi, chứ không hề có tu chứng Hóa thân thực chất. Về thuyết Pháp thân, Báo thân, Hóa thân của Mật tông, tôi đã có thuyết minh chi tiết ở Tiết 10 Chương 2, ở đây không nhắc lại nữa nhằm tiết kiệm chương tiết.
Ngoài ra, Mật tông còn nói thế này: “Làm thế nào chuyển thức thành trí?... Cái “trí” trong bản thể là chỉ năm loại trí tuệ của Phật chí thượng, gồm: Một là Đại viên kính trí do Thức thứ tám chuyển thành, nó có thể hiển hiện vạn hữu, không hành hợp nhất với Phật A Súc và Đông phương (Kim Cương). Hai là Bình đẳng tính trí do thức thứ bảy chuyển thành, không hành hợp nhất với Phật Bảo Sinh và Nam phương (Bảo). Thứ ba, Diệu quan sát trí do thức thứ sáu chuyển thành, không hành hợp nhất với Phật A Di Đà và Tây phương (Liên hoa). Thứ tư, Thành (tự tha) sở tác trí, không hành hợp nhất với Phật Bất Không Thành Tựu và Bắc phương (Sự nghiệp). Và thứ năm, Pháp giới thể tính trí, không hành hợp nhất với Phật Tỳ Lô Giá Na và Trung ương (Phật bộ)” (38-687).
Những người trong Mật tông thường nói khoác rằng: “Trong Mật tông từ cổ chí kim đã có nhiều người thành Phật, tam thân ngũ trí đầy đủ viên mãn”. Thế nhưng, Phật mà Mật tông nói ở đây khác biệt rất xa, rất lớn so với Phật ở trong Hiển giáo. Cái mà gọi là “thành Phật” của Mật tông, ngũ trí của Phật đó rất hư vọng, cũng khác xa với Ngũ trí mà Phật đã tuyên giảng; tam thân của Mật tông cũng khác hẳn với Tam thân mà Phật thuyết. Cho nên, Phật của Mật tông và tam thân mà Phật Mật tông chứng được đều không giống với Phật giáo, chỉ là “Phật” và “tam thân ngũ trí” do Mật tông tự sáng tạo ra mà thôi.
Những gì mà các thày Mật tông được “Phật Mật tông” truyền thừa cho đến nay đều là chủ trương Minh điểm trong Trung mạch là A Lại Da thức, rồi lại lập thêm một pháp khác bên ngoài A Lại Da thức làm Như Lai Tạng. Qua đó có thể thấy, Phật của Mật tông và các thày Mật tông xưa nay đều chưa hề chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng. Chưa chứng được Như Lai Tạng, lại còn nhận lầm Minh điểm là A Lại Da thức, thì đã chứng tỏ rõ ràng Phật Mật tông và các thượng sư đều chưa từng chứng được Thức thứ tám, thì đương nhiên biết rằng họ đều chưa từng phát khởi Tổng tướng trí của Thực tướng Bát Nhã. Đã thế thì cũng chứng minh được rằng Phật Mật tông và các thượng sư đều chưa thể tiến vào Thất trụ hiền vị của Biệt giáo Đại thừa, tức đều là phàm phu cả.
Lại nữa, Mật tông đã coi Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung ương làm trung tâm, thì lẽ ra phải nên hiểu rõ trung ương lấy gì làm gốc? Nên biết rằng, gốc rễ của trung ương chính là Thức thứ tám của chính mình. Tất thảy hữu tình, trên từ chư Phật, dưới đến sâu kiến đều lấy Thức thứ tám của mình làm trung tâm, thì mới có thể sinh ra vạn pháp. Mật tông đã lấy Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung ương làm chủ mà sinh ra tứ phương tứ Phật chư pháp, thì lẽ ra nên chứng trước được bản thể của Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung ương, rồi sau đó mới có thể hiểu biết và phát khởi các loại công đức của tứ phương tứ Phật mới đúng. Thế nhưng Mật tông lại đảo lộn ngôn thuyết, nói phải thành tựu trí tuệ của tứ phương tứ Phật trước, rồi mới thành tựu công đức Pháp giới Thể tính trí của bản thân Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung ương. Tuyên ngôn trái ngược với chân lý của Pháp giới trí như vậy, thì sao có thể nói pháp của họ là chính pháp được?
Lại nữa, nếu đã lấy Thức thứ tám chuyển sinh thành Đại viên kính trí, lấy thức thứ bảy chuyển sinh thành Bình đẳng tính trí, thì lẽ ra nên chứng biết được Thức thứ tám, thức thứ bảy của mình ở chỗ nào trước mới đúng. Phải chứng trước được tình hình vận hành của Thức thứ tám, thức thứ bảy của bản thân thì mới có thể hiện tiền lĩnh hội tính chất của nó, thì mới có thể chuyển sinh thành trí tuệ của Thực tướng Pháp giới. Thế nhưng, nay xem những gì mà các thày Mật tông xưa nay nói và truyền thụ, chưa hề thấy có người nào đã từng chứng được Thức thứ tám, thức thứ bảy. Đã không thể chứng được thức thứ bảy, mà lại nói suông rằng chuyển được thức thứ bảy thành Bình đẳng tính trí, kỳ thực hoàn toàn vô nghĩa. Đã chưa từng chứng được Thức thứ tám, mà lại nói suông rằng có thể chuyển được Thức thứ tám thành Đại viên kính trí, cũng hoàn toàn là lời nói vô nghĩa lý. Cho nên mới nói thuyết chuyển thức thành trí như thế đều là sự tưởng tượng hư vọng, vì không hề có tu chứng thực chất. Những ngôn từ vô nghĩa như vậy, mà lại nói là chính pháp của Phật giáo, nói là chính pháp cứu cánh nhất trong Phật giáo, đúng là chuyện xưa nay chưa từng có.
Qua chính lý này, chúng ta đã biết rằng Phật của Mật tông và các thượng sư của họ đều chưa hề chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cũng chưa từng chứng được thức thứ bảy Ý căn của bản thân, thì rõ ràng là thuyết chuyển thức thứ bảy sinh thành Bình đẳng tính trí, chuyển Thức thứ tám sinh thành Đại viên kính trí của bọn họ đều là đại vọng ngữ, cũng chứng minh được rằng Phật Mật tông và các thượng sư đó đều chưa từng chứng được Bình đẳng tính trí, cũng chưa từng chứng được Đại viên kính trí, lý này cực rõ. Vậy tại sao các đại pháp sư của Hiển giáo lại không biết điều này, mà để cho Mật tông trùm đầu? mà lại bám duyên với các đại “Pháp vương” của Mật tông thế? Thật đúng là những hành vi ngu si hết chỗ nói, làm gì có trí tuệ, làm gì mà được gọi là “đại sư”?
Lại nữa, Mật tông tự tiện phối trí ngũ Phật với ngũ pháp tham sân si mạn nghi, cũng là vọng tưởng. Ngũ Phật nếu đều đã thành Phật rồi, sao lại còn có ngũ độc để rồi lấy ngũ độc làm đại diện cho mình? Thật không đúng lý chút nào! Những nghĩa lý thô thiển như vậy, hành giả Mật tông đều nên biết rõ, chớ để bị tư tưởng tà trái, hoang đường của Mật tông đầu độc nữa!
Lượt xem trang: 0