Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 11: Giới Tam muội da do Mật tông tự bày đặt ra

Những người hoằng truyền từ xưa đến nay của Mật tông, cứ mỗi lần nhắc đến họ là nói họ giữ giới thanh tịnh như thế nào, không thể mắc đại vọng ngữ, không tà dâm vân vân. Cư sĩ Trần Lý An cũng từng nói với tôi như vậy. Thế nhưng “giữ giới thanh tịnh” mà họ nói ở đây, cái giới mà họ giữ là chuyên chỉ giới Tam muội da do Mật tông tự mình lập ra, không phải là giới Bồ Tát, giới xuất gia (giới Thanh Văn) mà Phật chế định ra bên Hiển giáo. Muốn biết về giới Tam muội da của Mật tông, trước hết phải hiểu Tam muội da (Thiền định đẳng chí) của Mật tông rốt cuộc là cái gì, liệu nó có khớp với lời Phật nói hay không? Sau đó mới có thể phán định việc giữ giới của các Lạt Ma, thượng sư của Mật tông có phù hợp với những gì Phật thuyết hay không?

Thiền định “Tam muội da” do Mật tông tự đặt ra là gì? Như tổ sư Tông Khách Ba nói: “Nếu biết yếu nghĩa nghi quỹ tu tập của chủ tôn, tu pháp quyến thuộc thì dễ biết. Cần phải tu đủ Tam muội da tát đỏa. Ở đây phải diệt trừ cái mạn phàm dung, tự tâm hiện thành thiên nhân có mặt tay trang nghiêm, tức là Tam muội da tát đỏa (chi tiết xem trong phần Thiên du già ở tập 1). “Giáo thụ huệ” nói: ‘có cũng nói chủng tử, có chỉ nói chủng tử’… Như “Giáo thụ huệ” luận rằng: ‘Có Vô nhị trí tính trong thể tính này, trí tuệ tát đỏa có thể đi lại đúng đường, gọi là Tam muội da’. Đó là lời giảng giải về Tam muội da. Nói về “tát đỏa”, như cuốn luận trước nói: ‘Vì có thể làm lợi ích hữu tình, vì làm thanh tịnh hữu tình mà giải thích, gọi là tát đỏa’” (21-521).

Những lời nói trên của Tông Khách Ba có nghĩa là: người có thể quán tưởng tự tâm thành tựu thiên thân, và có thể hiểu biết về pháp tu quyến thuộc – tức là người có thể biết pháp hợp tu với “pháp quyến khác giới”, tức thành Tam muội da hữu tình – tức là Bồ Tát có thể chứng được Tam muội da. Đó là vì Mật tông luôn luôn coi cảnh giới Lạc Không song vận nhất niệm bất sinh chứng được do hợp tu Song thân pháp là chính tu hành trong thiền định; luôn giải thích khi hai bên nam nữ đều trụ trong cảnh giới nhất tâm thụ lạc mà nhất niệm bất sinh trong cơn dâm lạc là nam nữ “bình đẳng cùng đến” nên gọi là “Đẳng chí”. Bởi vậy, nếu có hành giả Mật tông nào có thể quán tưởng thiên thân thành công, đồng thời có thể hợp tu Lạc Không song vận của Song thân pháp với người khác giới một cách “như pháp” thì đó là người chính tu Tam muội da. Người nào có thể tuân theo quy định 14 giới căn bản của Mật tông: ngày ngày tinh tấn tu Song thân pháp và đạt đến trình độ không lậu tiết tinh dịch thì được gọi là người thanh tịnh trì giới Tam muội da nghiêm cẩn thực sự. Nếu người nào sau khi chính tu Song thân pháp này mà có một ngày trống không tu Song thân pháp, hoặc tu mà không thể trì giữ được chứng lượng cực lạc, bị xuất tinh dẫn đến lậu thất tinh dịch, thì tức là “hành giả không thanh tịnh” vi phạm “giới Tam muội da”.

Khi thượng sư Mật tông truyền thụ cho hành giả, luôn lấy việc thề tu Song thân pháp như vô thượng yoga, mãi mãi không bao giờ từ bỏ làm giới Tam muội da: “Tam muội da, dịch là câu thề, là chỉ đời trước từng phát lời thề, hoặc đời này mới phát tâm Bồ Đề, nói rằng tôi sẽ dành toàn bộ thời gian của cuộc đời này nỗ lực tu tập pháp Kim Cương thừa (pháp tu song thân), đạt đến tức sinh tức thân thành Phật, có đủ công đức lợi tha cứu cánh, độ hết tất cả chúng sinh (thề hợp tu với tất cả chúng sinh bằng Song thân pháp để đem lại lợi ích cho họ, qua đó mà có đủ “công đức lợi tha rốt ráo”), đó chính là lời thề. Do có phát lời thề này, hoặc sớm đã từng lập lời thề này ở nhiều đời trước, cho nên đời này có thể thâm nhập vào thừa này để gặp Mật pháp; hoặc gặp được Mật pháp ở đời này, sinh khởi lòng tin, nên mới phát lời thề đó. Thân này như thế tức là thân của lời thề, cho nên mới gọi là “thân Tam muội da”, tức là người có thân thịt và mang lời thề này trên người. Tát đỏa này vốn nặng ở lời thề, cho nên mới là gốc rễ của tất cả mọi tu hành trong Mật pháp” (34-67).

Lại như: “…Thứ hai là thề nguyền của Không Hành Mẫu hoặc Minh Phi. Tất thảy Không Hành Mẫu đều từng phát nguyện: trợ giúp các hành giả Mật pháp tu hành Sự nghiệp thủ ấn (Sự nghiệp thủ ấn tức là hợp tu Song thân pháp) để chứng Phật thânm cho nên cũng thuộc về Tam muội da. Hai tầng Tam muội da tương ứng, cho nên là tu du già của Sự nghiệp thủ ấn. Vì lời thề này tương ứng, cũng gọi là tương ứng gia bị (gia bị nghĩa là gia trì, chi tiết xem “gia trì” trong “cụ liên nữ mười hai” ở tiết trước), xem trong hàng 17 trang 1 quyển 3 của Chứng phần này. Lại nên biết rằng, hành giả và Minh Phi của anh ta, cả hai đều có nguyện ước rồi, cho nên mới nói lời thề tương ứng. Nó đã sinh ra nguyện lực chắc chắn rồi, cho nên nếu không tôn trọng giới luật trong pháp này thì dễ bị đọa lạc” (34-135).

Mật tông vì tự lập ra cảnh giới nhất tâm hưởng lạc mà không sinh khởi vọng tưởng ngôn ngữ trong cực khoái tình dục dâm lạc là thiền định đẳng chí, cho nên gọi là Tam muội da, bởi thế người nào vi phạm sự thiết lập này tức là vi phạm giới Tam muội da. Lại do Mật tông không khinh dễ truyền pháp này ra ngoài, đồng thời nhằm tránh để người ngoài có cái nhìn kỳ quặc, ra sức chỉ trích đối với Lạt Ma, thượng sư và các đệ tử Mật tông, cho nên đã thiết lập “bí mật trân quý pháp tu song thân, không truyền giảng cho người ngoài” làm giới Tam muội da.

Tông Khách Ba cũng từng nói thế này:

“Lập Tam muội da là do A xà lê dạy làm như vậy, tuy không phải là giới do đệ tử tự thụ, nhưng cũng cần phải bảo vệ giống như tự thụ vậy. Nếu như người nào chỉ nhập Man đà la mà không thể bảo vệ giới thì không cần cái này. Chỗ lập Tam muội da, các đại sư như Thuế Y nói là phía đông Man đà la. Đầu tiên, nói về cửa Thắng Lợi lập ở Tam muội da, dạy rằng: ‘Ngươi nay sắp nhập vào chủng tính của tất thảy Như Lai, ta nay sinh Kim Cương trí cho ngươi. Nhờ có trí tuệ này có thể khiến ngươi giành được tất thảy Tất địa Như Lai, huống hồ là các Tất địa khác. Với những người trước khi chưa thấy Man đà là thì không nên nói, nói ra thì ngươi sẽ mất Tam muội da’…

Do uống nước thề vân vân nên khiến cho có Tam muội da. Nếu như làm trái lời thề đã thụ, thì sẽ mất đi Tam muội da, những pháp đang có sẽ thành bệnh hại, các pháp sau này sẽ rơi vào đường khổ ác đạo…

Việc ‘sẽ mất Tam muội da’, nên mới dạy rằng: ‘Không được phép vượt qua Tam muội da’. Nói như vậy xong, tiếp đó thì đặt chùy Kim Cương lên đỉnh đầu, rung chuông nói rằng: ‘Lời thề Kim Cương này của ngươi, nếu ngươi nói ra với người khác, đầu này sẽ vỡ tan’. Đó là tùy nhiếp. “Chân Thực kinh” nói rằng: ‘Đây là Kim Cương Tam muội da của ngươi, nếu nói với người khác, não sẽ nứt vỡ’. Khánh Hỷ Tạng, Thích Ca Hữu tuy chưa nói điều này, nhưng có nói rằng: ‘Không được phép nói ra bí mật, đó là Tam muội da mà ngươi không được làm trái vượt qua’. Do vấn đề này không được phá hoại cho nên gọi là Kim Cương, chứ không phải nói về Kim Cương đặt trên đầu đâu…

Thứ hai là hai cửa Thắng Lợi, Quá Hoạn lập ở Tam muội da: Tiếp theo dùng ngón cái và ngón vô danh (áp út) cầm cốc, lấy nước trong bình Tôn Thắng, rót vào miệng đệ tử, nói rằng: ‘Đây là nước địa ngục của ngươi, đốt phạm Tam muội da, ban Tất địa cho người bảo vệ, uống cam lộ Kim Cương. Ông bôn tạt a di đạt ô đáp già xoa’, rồi lệnh cho (đệ tử) uống nước thề…

Tiếp đến là phụng thờ giáo môn của thày mà an lập Tam muội da, dạy rằng: ‘Từ nay trở đi, ta chính là Kim Cương Thủ của ngươi (ta là Bồ Tát Kim Cương Thủ mà ngươi phải nương dựa), ta bảo làm cái này thì ngươi phải làm cái này, ngươi không được làm trái lời ta, (để tránh) khiến ngươi chưa xả khổ não, chết đọa địa ngục’...

Rồi lại phải dạy rằng: ‘Hiểu rõ Man đà la chân thực như vậy rồi, thì thành tựu các công năng về Tam muội da và luật nghi. Tính chất không thể vi phạm vượt qua gọi là Tam muội da, để phòng ngừa việc cần làm mà không làm, làm điều không nên làm, cho nên gọi là luật nghi’” (21-334~337, 372).

Lại như Thượng sư Trần Kiện Dân cũng nói thế này: “Mười bốn đọa giới căn bản của Kim Cương thừa: ...Vì sao trong sách của đại sư Tông Khách Ba không nói đến mười bốn giới? cũng không tuyên giảng lúc truyền pháp Mật thừa? Bởi vì mười bốn giới hoàn toàn có liên quan đến ‘Lạc Không song dung’, mà nó buộc phải nhắc đến những chi tiết trong đạo Song Vận (pháp môn hợp tu song thân), cho nên nó phải được giữ bí mật. Nếu là một vị Nhân Ba Thiết học rộng, ông ta có lẽ sẽ giải thích bằng cách khác, nhưng người thụ giới chỉ thụ cái tên của giới điều mà không biết được nguyên nghĩa của nó. Ví dụ như điều thứ năm: ‘Anh không được phép làm mất tâm Bồ Đề của mình’, nhưng đây không có nghĩa là nói về tâm Bồ Đề thông thường trong Đại thừa, mà nó có mật nghĩa. Ý nghĩa chính xác là: ‘Anh không được xả bỏ tinh dịch của anh (không được tiết xuất tinh dịch của mình)’. Cho dù là các đại học giả thì cũng rất ít người khai thị mật nghĩa này” (38-421~422).

Trong bộ “Đại Chính Tạng” của Nhật Bản có biên chép các Mật kinh tà pháp song thân của Mật tông cũng có “kinh điển” Mật tục nói thế này: “Trong đại mạn noa la tam thế luân đó, tất cả các sự nghiệp như Câu chiêu, sau khi lần lượt thực hiện từng cái dựa theo bổn giáo xong, Kim Cương A xà lê cần tự kết ấn Kim Cương Phẫn Nộ Đế Lý Đế Lý, rồi nói với đệ tử rằng: ‘Ta nay sinh ra từ chỗ Kim Cương Tam muội trí (ta nay sinh ra từ nơi trí tuệ của Kim Cương Tam muội trong pháp tu song thân của Kim Cương thừa), ngươi không được nói cho người khác biết về pháp Tam muội, nếu không sẽ tự chuốc lấy tai ương, tan nát thân mạng, sau khi chết sẽ đọa vào đại địa ngục’. Nói như vậy xong, lại truyền cho anh ta đại chú thề tâm, sau cùng biểu thị bằng kết ấn Kim Cương Phẫn Nộ Đế Lý Đế Lý. Rồi lại nói rằng: ‘Nếu có kẻ nào vượt qua sự ước thúc của Tam muội, Kim Cương Phẫn Nộ Tam Muội này sẽ phát khởi từ đỉnh đầu, phá tan thân xác kẻ đó. Cho nên phải theo pháp mà làm’” (“Đại Chính Tạng” 18-392 giữa).

Tam muội da mà phái Tát Già nói thì có sự giải thích theo nghĩa rộng hơn:

“Danh số của Tam muội da: Danh số của nó có 20, tức là Tam muội da đẳng dẫn trong quán đỉnh các cấp, Tam muội da hậu đắc, Tam muội da ẩm thực, Tam muội da thủ hộ (bảo vệ), Tam muội da bất ly. Trong Bình quán thì Tam muội da đẳng dẫn là Sinh khởi thứ đệ; Tam muội da hậu đắc là Tam thể tính; Tam muội da ẩm thực là ngũ nhục, ngũ cam lộ hoàn; Tam muội da thủ hộ là chi phần căn bản, tổng cộng 22 lời thề; Tam muội da bất ly tức là linh chùy Kim Cương.

Trong Mật quán: Tam muội da đẳng dẫn là mạch khí; Tam muội da hậu đắc là Tự sinh trí; Tam muội da ẩm thực là Minh Không; Tam muội da thủ hộ là các ngữ nghiệp như kêu bi, gọi khổ, thuyết pháp và mồ hôi chảy ra như suối ở trong mãnh hỏa, nắng gắt…. , tóm lại là đoạn các thứ trái ngược với tự nhiên, khí; Tam muội da bất ly là bất cứ sự tương hợp nào của mệnh cần và mãnh liệt trong khí tịch chỉ.

Trong Huệ quán: Tam muội da đẳng dẫn là đàn thành luân; Tam muội da hậu đắc là tầm tư Câu sinh trí; Tam muội da ẩm thực là cái lạc ăn uống (chi tiết xem trong đoạn văn tiếp theo của Tông Khách Ba); Tam muội da thủ hộ là sáu giọt Minh điểm (tức là sáu giọt dâm dịch có được sau khi hợp tu Lạc Không song vận với Minh Phi của thượng sư trước tượng Phật trong đàn quán đỉnh bí mật khi làm lễ truyền thụ quán đỉnh cho đệ tử); Tam muội da bất ly là Thực ấn và Trí ấn (là chỉ trong quá trình nam thượng sư và Minh Phi hành Sự nghiệp thủ ấn mà hai thân nam nữ không rời nhau, Minh Phi đã từng chứng được Lạc Không bất nhị gọi là Thực ấn, còn Minh khi chưa chứng được Lạc Không bất nhị gọi là Trí ấn).

Trong Tứ quán (quán đỉnh thứ tư): Tam muội da đẳng dẫn là tam Kim Cương ba lãng (ba loại đạo ba lãng (sóng) thân khẩu ý trong khi hành dâm); Tam muội da hậu đắc là tầm tư Thực tướng cực tịnh (chỉ việc lĩnh nạp sự an trú trong Đệ tứ hỷ cực khoái tình dục và quán sát sự “Lạc và Không bất nhị” của nó, đồng thời song vận Lạc Không để tìm kiếm nó); Tam muội da ẩm thực là đại lạc Không Lạc (chỉ việc chia ăn từng đợt dâm dịch do đại lạc Không Lạc sinh ra trong hạ thân mà cảm nhận cái lạc mà lưỡi nếm nuốt); Tam muội da thủ hộ là chỉ nhị chướng và bát quá Sở tri chướng (Mật tông tự cho rằng “tu hành” như vậy là có thể tịnh trừ được các loại chướng ngại và sai lầm); Tam muội da bất ly là chỉ Thực ấn hoặc Trí ấn cụ liên (chỉ thượng sư và cụ liên nữ cùng hành Sự nghiệp thủ ấn hai thân bất lìa, Minh Phi đã từng chứng Lạc Không bất nhị gọi là Thực ấn, còn Minh Phi chưa chứng được Lạc Không bất nhị gọi là Trí ấn)” (61-320~322).

Giới Tam muội da như vậy, bao gồm Tam muội da thủ hộ được truyền lúc nhận Bình quán đầu tiên chính là mười bốn đọa giới căn bản. Trong đó, giới “vi phạm Tam muội da kéo trễ thời gian hành đạo” là nói về pháp không cho phép quá lâu ngày không thực hành hợp tu song thân. Nếu như có người vi phạm giới thì “anh ta nửa đời đầu có thể được thành tựu, nhưng nửa đời sau thì trì trệ; hoặc nửa đời sau có thể được thành tựu, nhưng lại trì trệ lúc lâm chung” (61-322).

Tông Khách Ba lại có giải thích khác về Tam muội da:

“Trong quán đỉnh, A xà lê dạy cho đệ tử từ nay trở đi hiểu biết và xác định chắc chắn rằng: vì phải tinh tấn để chứng Bồ Đề song vận thanh tịnh, cho nên truyền cho Kim Cương Tam muội da (để đệ tử chứng được Bồ Đề đại lạc Lạc Không song vận tronghợp tu song thân thanh tịnh, vì muốn anh ta biết tinh tấn mà tu Song thân pháp, cho nên truyền thụ cho giới Tam muội da Kim Cương). Tam muội da là Kim Cương Trì (Kim Cương Trì là người chấp trì pháp Kim Cương thừa) quyết định thực hiện, đã chấp trì Kim Cương thì không thể trái vượt (cần phải chấp trì Song thân pháp của Kim Cương thừa, chứ không được làm trái không chịu tu, cũng không được vượt quá giới hạn – không được phê phán pháp này). Để nhằm chứng ngộ Chân Như, vì chắc chắn có thể tuyên thuyết tám vạn bốn ngàn pháp uẩn, truyền thụ Tam muội da linh thanh (tiếng chuông); Để nhằm hoàn thành thể tính đại lạc, chính đẳng giác tính của trí tuệ phương tiện kiên cố nhất, cho nên mới truyền thụ Tam muội da. Ấn là chỉ đại ấn thiên thân, tức là Kim Cương tát đỏa phụ mẫu (tức là Phật Phụ Phật Mẫu ôm nhau giao hợp bằng thiên thân quảng đại do quán tưởng ra). Tam muội da là nói tự thân mình là vị bản tôn đó, không thể trái vượt. Ấn Tam muội da có thể khiến cho Phật thân kiên cố (Phật thân trong Mật tông hoàn toàn khác với khái niệm Phật thân nói trong Hiển giáo), cho nên trong Mạc kinh chỉ nói Ấn Tam muội da là quán đỉnh chính giác, nói Tam muội da thứ hai, thứ ba là quyến thuộc của nó…

Người thủ hộ Tam muội da, như thày Linh nói: ‘Tập hợp tất cả mọi Dũng thức (người nam tu Song thân pháp trong Mật tông gọi là tất thảy Dũng thức), hội với tất thảy Thiên nữ (dùng nam căn giao hội với tất thảy người nữ tu Song thân pháp trong Mật tông), Bồ Đề tâm thế tục (chỉ Minh điểm vật chất – tức là tinh dịch), vật bí mật quán đỉnh (vật chất hỗn hợp dâm dịch của nam tinh nữ dịch có được sau khi thượng sư và Minh Phi hành dâm và xuất tinh để làm Huệ quán đỉnh cho đệ tử); Dũng thức và Thiên nữ đó (nam nữ hành giả Mật tông hợp tu Song thân pháp pháp đó), đại diệu Tam muội da (Tam muội da thiền định đại diệu có được nhờ hợp tu song thân, vì thế sinh ra vật bí mật), có đủ diệu vị ngũ giới (có đủ mùi vị tuyệt diệu của Ngũ trần như sắc thanh hương vị xúc), nên nếm nó an lạc (cần phải nếm vị cam lộ của vật bí mật đó để đạt được cảnh giới an lạc đó)’. Nói tập hợp tinh tủy trong thể mạch của tất cả ‘Dũng thức, Dũng thức mẫu’ (là nói thâu tập tinh túy của Trung mạch trong cơ thể tất cả nam nữ hành giả Mật tông – tức là lĩnh thụ tinh dịch và dâm dịch sau cơn đại lạc Đệ tứ hỷ), sau khi ăn hai loại Bồ Đề tâm thế tục (do đã ăn hai loại Bồ Đề tâm thế tục hỗn hợp dâm dịch tinh dịch của nam nữ), phải dựa vào “Thực Tam muội da” như Ngũ cam lộ, đắc tự tại ở Tam muội da được bảo vệ như đã nói ở trên (Ý đoạn văn này của Tông Khách Ba là: Nam nữ hành giả Mật tông, hai người hợp tu Song thân pháp, sau khi đạt đến cực khoái tình dục và xuất tinh, thì hỗn hợp dâm dịch lấy ra đó cần phải phối hợp với Ngũ cam lộ mà ăn theo phương pháp “Thực Tam muội da”, thì có thể đắc tự tại trong ‘bảo vệ Tam muội da’ đã nói ở trên – nhất định sẽ không làm trái ngược với giới Tam muội da của Mật tông)” (21-414, 417).

Tông Khách Ba lại nói thế này: “Các Tam muội da này đều nói về sự chân thực của Kim Cương, do chư tôn Man đà la đều là Tự tính của Kim Cương Trì, cho nên cũng tức là sự chân thực của họ. Thứ nữa nói về chân thực nghĩa: ‘biến khắp ý các hữu tình, trú ở tâm các hữu tình, là cha các hữu tình, Tam muội da thắng dục’, cái trí Chân Như thanh tịnh lìa chướng là chính, là cái dục mong muốn có được, cho nên gọi là dục. Vì là pháp tối thắng của cái Tam muội da chính trí thắng diệu nhất, nên có tên là thắng dục. Cái Chân Như mà mong cầu có được, nó có mặt khắp tâm ý Phật và dị sinh, khi ở Phật địa, nó cũng lan khắp Phật tâm bằng sự thanh tịnh cứu cánh, còn đối với các Bồ Tát, nó biến khắp nhờ đoạn chấp chướng thanh tịnh tự địa (cảnh giới của mình). Nhờ duyên bám Chân Như mà tu vô phân biệt, vì có thể đem lại sự an lạc cho nên nói như là phụ (cha)” (21-324).

Ý của Tông Khách Ba trong đoạn văn trên là nói các loại “Tam muội da (nam nữ cùng đạt đến cực khoái tình dục gọi là đẳng chí: đó là Tam muội da của Mật tông)” từ Sơ hỷ đến Đệ tứ hỷ chính là “sự chân thực của Kim Cương” của Mật tông. Cái đại lạc Đệ tứ hỷ dâm lạc này chính là “do chư tôn Man đà la đều là Tự tính của Kim Cương Trì, cho nên cũng tức là sự chân thực của họ”. Mật tông lại chủ trương rằng cái dâm lạc đó lan khắp trong cơ thể mọi hữu tình (bao gồm chư Phật cho đến tất thảy chúng sinh), là pháp chân thực ai ai cũng có, cho nên nói cái Tam muội da này là “cha của các hữu tình”. Lại vì cho rằng cái dâm lạc Đệ tứ hỷ này vốn là một thứ lạc xúc không tham muốn xuất tinh, tức là “Tam muội da thắng dục” thanh tịnh lạc không tham, là lạc cứu cánh mà chư Phật chứng được, vì thế mà cái Tâm giác tri thụ hưởng Đệ tứ hỷ chính là “Chân Như thanh tịnh lìa chướng”.

Tông Khách Ba cho rằng: Vì cái Tâm giác tri khi chứng được đại lạc Đệ tứ hỷ này chính là “Chân Như thanh tịnh” ở Phật địa, chính là Chân Như lìa tất thảy mọi chướng ngại, vì thế nên nhận định rằng: đạt được trí tuệ của thứ dâm lạc này và thiền định Tam muội da nhất tâm bất loạn lúc thụ lạc, tức là ‘cái trí Chân Như thanh tịnh lìa chướng là chính … là pháp tối thắng của cái Tam muội da chính trí thắng diệu nhất’, cho ‘có tên là thắng dục’. Lại nói rằng cái thể tính cảm nhận dâm lạc như thế vốn dĩ nó có đầy đủ trong cơ thể của tất thảy mọi chúng sinh hữu tình, thậm chí là có đầy đủ ở trong Pháp thân Phật, Báo thân Phật mà thường trụ bất đoạn, cho nên gọi là pháp Kim Cương, vốn dĩ Tự Tại.

Mật tông với thứ tà kiến, tà tu, tà chứng của pháp tu song thân như thế mà nói rằng “đều thề phổ lợi chúng sinh”, như thế là ác hành “cùng nhảy vào hố lửa” với các chúng sinh vô tội, vì chắc chắn rơi vào đại tội trọng giới tà dâm mà Thế Tôn đã chế định, bởi chắc chắn sẽ tham muốn sắc đẹp của chúng sinh, tăng cường sự tham trước dâm dục (chi tiết xem các ví dụ thực tế trong Chương 8, Chương 9). Pháp tà kiến, tà tu, tà chứng như thế và lý luận thực tu của họ đâu chỉ có trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề mà thực chất còn trái với Phật giới, phạm vào thập trọng giới, đồng thời cũng thành tựu trọng tội phá pháp phá hoại chính pháp của Phật giáo, đều thành tội Ba la di (đoạn đầu), không thể sám hối, sau khi xả thọ nhất định sẽ phải đầu sinh trong địa ngục Vô gián, phải chịu nỗi thuần khổ cực nặng trong rất nhiều kiếp, bảo sao không phải là kẻ “cùng dắt nhau nhảy vào hố lửa” đây?

Tam muội da của Mật tông tuy được giảng giải bằng các danh tướng đẳng dẫn, đẳng chí, đẳng trì trong thiền định, kỳ thực hoàn toàn không liên quan gì đến Tam muội da trong thiền định, mà là sự tu chứng coi nhất niệm bất sinh, nhất tâm bất loạn trong dâm lạc là Tam muội. Như thế đều là chuyển dịch nội hàm Phật pháp bằng pháp ngoại đạo. Phàm những việc như thế này đều thuộc về sự bày đặt trong Giới cấm thủ kiến, tuyệt đối không phải là thứ mà người chứng ngộ muốn làm, không phải là thứ mà người chứng ngộ có thể làm, vì biết rõ như thế chắc chắn sẽ hại chúng sinh đọa lạc chịu khổ, biết rõ tất sẽ phạm phải giới nặng do Phật định ra, biết rõ là trái với chính lý trong hai đạo chủ yếu mà Phật đã tuyên thuyết. Pháp vương Tông Khách Ba của Hoàng giáo phái cải cách được xưng tụng là thanh tịnh nhất còn phá giới, dẫn dắt sai lầm chúng sinh như vậy, huống hồ là các tông phái khác, càng khỏi phải bàn nữa!

Cho nên, Tam muội da và giới Tam muội da của Mật tông đều là thứ do tự ý vọng tưởng bày đặt ra, thực chất là tà giới do Giới cấm thủ kiến bày đặt ra, tuyệt đối không phải là thiền định và Bát Nhã mà Phật truyền dạy, càng không phải là giới luật nghi do Phật chế định ra. Những thứ Tam muội da này đều không phải là Tam muội da mà Phật Tỳ Lô Giá Na thực sự tuyên giảng, chỉ là Tam muội da của “Phật Tỳ Lô Giá Na giả” do các quỷ thần thích ăn tinh khí con người như dạ xoa, la sát, sơn tinh, quỷ mị hóa hiện nói ra, chúng dựa vào phương tiện này để ăn dâm dịch và tinh khí sinh ra khi các hành giả Mật tông tu luyện Song thân pháp mỗi ngày. Các thượng sư Mật tông như Tông Khách Ba dựa vào đẳng chí thiền định và mười bốn giới pháp căn bản được bày đặt ra bởi Giới cấm thủ kiến mà quỷ thần tuyên thuyết, thì sao có thể nói đó là thiền định và giới pháp thực sự trong Phật pháp đây? Tuyệt không có cái lý đó!

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0